Tất cả sản phẩm

Việc thế chấp tài sản là sổ đỏ để vay vốn Ngân hàng hiện nay đang diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Một số khái niệm cơ bản Thứ nhất, về sổ đỏ.  Sổ đỏ là thuật ngữ thông dụng mà người dân sử dụng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến đất, dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không có quy định chính thức về thuật ngữ "sổ đỏ". Thay vào đó, theo quy định của pháp luật đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một văn bản pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu. Thứ hai, về thế chấp sổ đỏ.  Vay thế chấp sổ đỏ là thuật ngữ thông dụng để chỉ hình thức vay tiền mà tài sản được đảm bảo là sổ đỏ đứng tên chính của khách hàng. Điều này có nghĩa là người vay sử dụng quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như một loại tài sản thế chấp để bảo đảm việc trả nợ đối với ngân hàng mà không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng. Ngoài ra, trong trường hợp không thể trả nợ, ngân hàng có quyền tiến hành thu hồi tài sản thế chấp là sổ đỏ để khôi phục số tiền vay. 2. Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không? Tại khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp của bên thế chấp như sau: " Điều 320: Nghĩa vụ của bên thế chấp ... 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này." Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định quyền của bên thế chấp: " Điều 321: Quyền của bên thế chấp ... 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật." Chiếu theo các quy định trên thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sổ đỏ đang được thế chấp tại ngân hàng thì bạn không được phép bán, trường hợp nếu ngân hàng đồng ý để bạn thực hiện giao dịch bán thì bạn mới được phép bán mảnh đất đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Nên tặng cho hay chuyển nhượng tài sản? - Hiện nay, tôi đang có mảnh đất muốn sang tên cho con gái. Cho tôi hỏi nên chọn hình thức nào để khi sang tên phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ít nhất ạ? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-BTC quy định: “Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế 1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế. ... d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.” Do đó, nếu bạn chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho con gái thì đều được miễn thuế TNCN. Về lệ phí trước bạ, khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP: "Điều 9. Miễn lệ phí trước bạ 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Như vậy, nếu bạn lựa chọn hình thức tặng cho tài sản cho con gái thì bạn không chỉ được miễn thuế TNCN mà còn được miễn lệ phí trước bạ. Còn đối với hình thức hợp đồng chuyển nhượng, thì bạn chỉ được miễn thuế TNCN còn con gái bạn vẫn cần phải nộp lệ phí trước bah khi làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp còn phải căn cứ vào bản chất giao dịch mà bạn sẽ thực hiện là mua bán hay tặng cho tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về ”Nên tặng cho hay chuyển nhượng tài sản?”. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Vợ chồng tôi có ý định mua lại căn nhà của bố mẹ vợ để kinh doanh. Tôi nghe nói thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa bố mẹ vợ với con rể thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cho tôi hỏi có đúng như vậy không? Đ.Hiếu (Bình Dương) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau: Thu nhập được miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. ... Căn cứ trên quy định trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau… sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định trên, cha mẹ vợ của bạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi bán lại căn nhà cho vợ chồng bạn. Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: Miễn lệ phí trước bạ ... 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ... Như vậy, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cha mẹ với với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/           
 Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực thiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023, các mẫu đơn phải có trong hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. - Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất theo Mẫu số 04c/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. 1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Cách điền mẫu Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đúng quy định: (1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo). (2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). (3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác. (4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,… 2. Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Hướng dẫn ghi Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Mẫu số 04b/ĐK tại Phụ lục Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: - Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư. - Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện - Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức); - Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”. Ngoài ra, đối với Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất sử dụng cho trường hợp người sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp có nhu cầu cấp chung 01 GCN và trường hợp người được nhà nước giao quản lý đất đăng ký nhiều thửa đất. 3. Mẫu số 04c/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau:   Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Phần II)- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại phần I, đọc giả đã được làm rõ các hướng dẫn liên quan đến thời hiệu khởi kiện, hình thức của (hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (HĐVQSDĐ), điều kiện có hiệu lực của HĐVQSDĐ, các trường hợp không được nhận được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hướng dẫn giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất. Trong phần dưới đây, Công ty Luật Vietlawyer xin giới thiệu các hướng dẫn về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.   1. Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu...”. Để xác định giao dịch với người thứ ba có được bảo vệ hay không thì cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập trước ngày 01/01/2017 thì giao dịch này vẫn bị xác định là vô hiệu (trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa). - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập từ ngày 01/01/2017 thì căn cứ theo quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015, giao dịch với người thứ ba không vô hiệu. 2. Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu - Xác định lỗi của các bên dẫn đến làm hợp đồng vô hiệu: Một bên bị coi là có lỗi nếu có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng QSD đất hoặc chuyển nhượng QSD đất là hợp pháp. Trường hợp HĐCN QSD đất vô hiệu do lỗi của cả hai bên thì Toà án phải xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên. - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Mỗi bên chịu trách nhiệm 1/2 giá trị thiệt hại nếu các bên đều có lỗi tương đương nhau làm cho HĐCN QSD đất vô hiệu; nếu mức độ lỗi không tương đương thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên. Nếu bên nhận chuyển nhượng QSD đất có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu, bên chuyển nhượng chỉ phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận); nếu bên nhận chuyển nhượng có lỗi làm ảnh hưởng giá trị sử dụng của QSD đất thì phải bồi thường khoản tiền cho bên chuyển nhượng để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu bên chuyển nhượng có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu, bên chuyển nhượng phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận). Trường hợp có sự chênh lệch giá mà bên nhận chuyển nhượng bị thiệt hại thì bên chuyển nhượng phải bồi thường khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên nhận chuyển nhượng đã trả. Nếu trong thời gian quản lý, bên nhận chuyển nhượng đã có tác động làm tăng giá trị QSD đất thì khi nhận lại QSD đất, bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên chuyển nhượng có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên nhận chuyển nhượng vẫn cố tình tác động. - Xác định thiệt hại: Khi tuyên bố HĐCN QSD đất vô hiệu, Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền bên chuyển nhượng bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm hủy hoại đất; khoản tiền bên nhận chuyển nhượng đầu tư cải tạo làm tăng giá trị QSD đất, tài sản, cây lâu năm trên đất. Trường hợp HĐCN QSD đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015, thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị QSD đất do các bên thoả thuận với giá trị QSD đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có. Trong trường hợp các đương sự không thoả thuận được về giá trị QSD đất và giá trị thiệt hại, Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị QSD đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh có quy định giá trị QSD đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng QSD đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng QSD đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do UBND quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị QSD đất mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá QSD đất do UBND quy định hoặc giá QSD đất do Trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Phần I) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 1. Về thời hiệu khởi kiện Các hợp đồng về quyền sử dụng đất xác lập từ ngày 01/07/2016, Tòa sẽ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên trước khi Tòa án sơ thẩm ra quyết định, bản án có hiệu lực về hợp đồng. Thời hiệu khởi kiện là ba năm, kể từ ngày người cs quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của minh bị xâm phạm.  Đối với Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất được xác lập trước ngày 0107/1996, phải áp dụng các quy định về thời hiệu mà các văn bản pháp luật trước đây để xác định thời hiệu còn hay hết. Đối với HĐCNQSDĐ đất được xác lập từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2005 mà BLDS và các văn bản pháp luật khác không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là 02 năm  Đối với HĐCNQSDĐ đất được xác lập từ ngày 01/01/2005 mà BLDS và các văn bản pháp luật khác không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 (hai) năm, kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.  2. Về hình thức của HĐCNQSDĐ Theo Điều 502 BLDS năm 2015, HĐCNQSD đất phải được lập thành văn bản, có hình thức phù hợp với quy định của BLDS, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định HĐCNQSD đất phải được công chứng, chứng thực, việc công chứng phải bảo đảm theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.  Bên cạnh các quy định chung về hình thức của hợp đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể, lưu ý áp dụng các quy định của pháp luật cho phù hợp như: - Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng khi chuyển nhượng chỉ lập giấy viết tay và chưa được công chứng, chứng thực  Thông thường HĐCNSDĐ không tuân thủ quy định công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định đối với trường hợp giao dịch đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó mà các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa. - Việc công nhận hoặc tuyên vô hiệu giao dịch chuyển nhượng QSD đất khi vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng căn cứ vào các văn bản sau đây: + Giao dịch xảy ra trước ngày 01/7/2004 thì căn cứ Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết; + Giao dịch xảy ra trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 134 BLDS năm 2005, Toà án quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì tuyên giao dịch vô hiệu; + Giao dịch xảy ra từ ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 làm căn cứ giải quyết; 3. Về điều kiện của HĐCNSDĐ HĐCNQSD đất có hiệu lực khi bảo đảm những điều kiện sau đây: - HĐCNQSD đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015; - Bảo đảm các điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015. Đối với bên chuyển nhượng phải là chủ thể có QSD đất hợp pháp, được quyền chuyển nhượng QSD đất. Bên nhận chuyển nhượng phải bảo đảm các điều kiện như: Phải là người được phép tham gia giao dịch chuyển nhượng QSD đất; không bị hạn chế quyền nhận chuyển nhượng QSD đất (các trường hợp bị hạn chế nhận chuyển nhượng QSD đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013); - QSD đất chuyển nhượng phải đã có giấy chứng nhận QSD đất; - QSD đất được chuyển nhượng không thuộc diện bị tranh chấp, tức là chưa có cơ quan có thẩm quyền nào đã thụ lý, giải quyết khiếu nại, đơn khởi kiện về đất. - QSD đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án. Về nguyên tắc, nếu QSD đất được xem là nguồn tài sản của các cá nhân vi phạm pháp luật (hoặc đang là tài sản bảo đảm nghĩa vụ thanh toán dân sự) thì sẽ không được đưa ra làm tài sản chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng QSD đất thuộc diện bị kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án là không hợp pháp và thuộc điều cấm của pháp luật đất đai. Do đó, giao dịch này sẽ bị vô hiệu. - QSD đất còn thời hạn sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất là cơ sở hết sức quan trọng nhằm xác lập QSD đất của cá nhân, tổ chức. Nếu không còn thời hạn sử dụng đất mà chưa xin gia hạn hay thực hiện thực hiện các thủ tục liên quan, đồng nghĩa với việc người dân không được sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng đối với các diện tích đất này sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. - Đất chuyển nhượng còn phải bảo đảm diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất chuyển nhượng. Nếu vi phạm điều kiện này thì hợp đồng chuyển nhượng được xác định là vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. - Việc chuyển nhượng QSD đất phải tuân thủ đúng theo các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật; phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. 4. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng QSD đất - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng QSD đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng QSD đất. - Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không có hộ khẩu tại địa phương không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa. - Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng QSD đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. 5. Giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất - Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng cho người khác Trước đây khi giải quyết đối với các trường hợp này thì Tòa án thường xác định hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh nhiều trường hợp việc chuyển nhượng đất có sự đồng ý của hai vợ chồng nhưng khi làm thủ tục chuyển nhượng chỉ có một bên đại diện ký hợp đồng, việc chuyển nhượng có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó do nhiều nguyên nhân (giá đất tăng cao, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh... ) nên lấy lý do một bên không ký vào hợp đồng để đề nghị tuyên hợp đồng vô hiệu, gây thiệt hại cho bên nhận chuyển nhượng. Để khắc phục vấn đề này, HĐTP Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016; theo đó, nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất và công nhận hợp đồng. - Trường hợp nhà đất là di sản thừa kế và đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng Để giải quyết đối với trường hợp này, HĐTP Tòa án nhân dân tối cao cũng thông qua Án lệ số 16/2017/AL ngày 14/12/2017 về công nhận HĐCNQSD đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng, theo đó: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận HĐCN QSD đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng. - Trường hợp đất được cấp cho hộ gia đình nhưng việc chuyển nhượng không được sự đồng ý của đầy đủ các thành viên trong hộ Căn cứ Điều 102 và Điều 212 BLDS năm 2015, việc chuyển nhượng đối với tài sản chung của hộ gia đình cần phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất và phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định. Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013 thì “HĐVQSD đất của hộ gia đình phải được người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”. Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì “Người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về QSD đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Các loại phí, thuế, lệ phí phải chịu khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Khi mua bán nhà đất, người mua ngoài tiền chuyển nhượng của quyền sử dụng đất còn phát sinh các phí, lệ phí và phí công chứng. Người chi trả các phí phát sinh trên dựa trên sự thỏa thuận trong Hơp đồng. Công ty Luật Vietlawyer sẽ phân tích cho đọc giả các loại phí, lệ phí phải thanh toán dưới đây. 1. Thuế thu nhập cá nhân Người chịu thuế thu nhập cá nhân là người có thu nhập phát sinh. Do đó, nghĩa vụ nộp thuế là của người bán. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận ai là người đi nộp thuế. 1.1. Mức thuế phải nộp  Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định: Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại. Thông thường giá chuyển nhượng (giá mua bán) để tính thuế thu nhập cá nhân là giá mà các bên thỏa thuận và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hơp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời điểm chuyển nhượng. 1.2. Các trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định hai trường hợp sau đây chuyển quyền sử dụng đất sẽ được miễn thuế: 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 2. Lệ phí trước bạ Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định: Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 3 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người mua phải đăng ký biến động đất đai (sang tên) và nộp lệ phí trước bạ. 2.1. Mức nộp lệ phí trước bạ Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định, giá tính lệ phí trước bạ được chia bao gồm: (1) Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất; (2) Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà. Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất được xác định dựa trên giá một mét vuông đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành nhân với Diện tích đất chịu lệ phí trước ba Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà được xác định dựa trên Giá một mét vuông nhà nhân với diện tích nhà chịu lệ phí trước ba nhân với tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ. 2.2. Các trường hợp miễn lệ phí trước bạ - Nhà, đất là trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế  - Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng  - Nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vu công tác quản lý chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh  - Nhà, đất được bồi thường, tái định cư - Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại  - Tài sản của doanh nghiệp điều động trong nội bộ của doanh nghiệp đó hoặc cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp điều động tài sản trong nội bộ một cơ quan, đơn vị dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền 3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Căn cứ theo Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn vè thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, khoản 1 Điều 1 quy định các đối tượng chuyển nhượng "đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị" phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp  3.1. Mức nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp  Tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp xác định dựa trên Diện tích đất, Giá đất và Thuế suất % 3.2. Các trường hợp miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp  Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTC các trường hợp miễn thuế trên khi chuyển nhượng bao gồm: - Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo. - Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế. 4. Phí công chứng - Phụ thuộc vào diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất x khung giá nhà nước quy định đối với mỗi loại đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về phí, lệ phí phải chịu sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, có rất nhiều phương thức để góp vốn vào công ty, trong đó có góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vậy điều kiện thực hiện góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất là gì? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Điều kiện thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: " Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này". Như vậy, quyền được góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất để góp vốn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định. Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Điều 193 Luật Đất đai 2013 quy định bên nhận góp vốn vào công bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án. - Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ. 2. Những ai có quyền góp vốn  bằng quyền sử dụng đất vào Công ty  Chủ thể có quyền góp vốn quyền sử dụng đất - Người sử dụng đất được thực hiện góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định gồm: + Tổ chức có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); + Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; + Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; Lưu ý: Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: + Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật đất đai Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật đất đai + Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai + Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đăng ký hay không? Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì: - Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. - Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. 4. Chấp dứt thủ tục góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất bằng cách nào? Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm: - Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn. - Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai. - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể. - Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện. - Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trích lục thửa đất là gì? Thủ tục xin trích lục thửa đất 2023 như thế nào? Trong một số trường hợp, việc trích lục thửa đất sẽ dựa trên yêu cầu của cá nhân, tổ chức, những cũng có những trường hợp việc trích lục thửa đất là bắt buộc, đóng vai trò quan trọng. Vậy trích lục thửa đất là gì và vì sao phải trích lục thửa đất. Bài viết này Công ty Luật VietLawyer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 1.Trích lục là gì? Trích lục được xem là một khái niệm chung chỉ các văn bản giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm chứng minh quyền sử dụng đất của công dân trong một lĩnh vực nào đó? 2.Trích lục thửa đất là gì? Trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính được hiểu là việc sao chép lại thông tin của một thửa đất bao gồm: kích thước, hình dáng, vị trí,… Những thông tin này giúp cơ quan Nhà nước có thể quản lý đất đai một cách thuận tiện hơn và hỗ trợ giải quyết những tranh chấp phát sinh. Trích lục lửa đất cũng sẽ giúp người sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan. - Bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất và thông tin địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận." - Còn trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin. Như vậy, trích lục thửa đất có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có. 3. Các trường hợp cần trích lục thửa đất? Theo quy định của pháp luật đất đai, các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính đó là: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất thì văn phòng đăng ký đất đai phải trích lục bản đồ địa chính. - Cấp lại Giấy chứng nhận: tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính. - Giải quyết tranh chấp đất đai: Trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Thành phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Thành phần cần có trong hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Thành phần cần có trong hồ sơ thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 9, điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Khi người sử dụng đất thực hiện các giao dịch đối với đất đai thì trích lục bản đồ địa chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ thủ tục tiến hành. Trích lục bản đồ địa chính là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch. - Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013, quy định trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thửa đất thì phải có trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất, khu vực đất đó. Theo quy định thì trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ được sử dụng để đối chiếu về ranh giới, diện tích, kích thước thửa đất. Bên cạnh đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc yêu cầu phải đo lại đất để có trích lục là có căn cứ để đối chiếu diện tích chênh lệch trên hồ sơ so với diện tích đo đạc thực tế. Cụ thể, điều 98 khoản 5 Luật đất đai 2013 quy định. 4.Thủ tục xin trích lục thửa đất năm 2023 4.1 Thủ tục trích lục thửa đất Để có thể thực hiện việc trích lục thửa đất thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: - Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai; - Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất; - Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao); - Giấy tờ chứng minh nhân thân. 4.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất - Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai - Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ -> Tiếp nhận và giải quyết Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: - Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu; - Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có); - Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm: - Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể; - Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân; - Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật; - Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp). Điều này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng này sẽ có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơ chưa có bản đồ địa chính. Hoặc có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. 4.3 Nhận kết quả Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả Sau khi đóng các khoản phí theo yêu cầu thì người yêu cầu được nhận kết quả trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết. - Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. - Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận. Trên đây là một vài thông tin về trích lục thửa đất do VietLawyer tổng hợp năm 2023, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng đất đai hiệu quả. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Giang được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Giang. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Giang, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Giang: thành phố Bắc Giang, huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  ================================================================================
Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất | Điều Kiện Và Thủ Tục | Luật Sư Của Bạn - Hiện nay, việc tặng cho quyền sử dụng đất không còn quá xa lạ: cha mẹ tặng cho con cái; người có đất tặng cho người khác,... Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện việc tặng cho thì pháp luật đã có những quy định chi tiết. Dựa trên các quy định của pháp luật như: Luật Đất đai 2013 và một số Nghị định, Thông tư liên quan, Công ty Luật Vietlawyer xin được tư vấn về tặng cho quyền sử dụng đất như sau: 1. Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về: "3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;..." Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về: "Điều 168: Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền." Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013: "3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây: a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đúng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho; c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính." Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013: "Điều 188: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất." 2. Hướng dẫn của Luật sư: 2.1. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất: Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền tặng cho như sau: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Trường hợp người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi: - Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; - Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận) 2.2. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất: Công chứng hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng; - Dự thảo hợp đồng tặng cho; - Bản sao giấy tờ tùy thân; - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho: + Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn. + Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung. - Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật. Sau khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013. Khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho. Trên đây là nội cung tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Mọi thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ thủ tục của Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
 
hotline 0927625666