Tất cả sản phẩm

Hiện nay, trong một số vụ tai nạn thì nhân lúc người bị nạn đang gặp cảnh khó khăn đã có hành vi “hôi của”. Thậm chí, có người còn xâm phạm sức khỏe của họ. Vậy hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Hành vi xâm phạm sức khoẻ, tài sản cùa người bị nạn Hiện nay, trong các vụ tai nạn giao thông đã diễn ra một số hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn. Có thể vì lí do nào đó mà họ đã có hành vi xâm phạm. Còn về tài sản vì lòng tham, họ sẵn sàng thực hiện hành vi sai trái. Đây là một hành vi đáng lên án vì còn liên quan đến đạo đức. Việc lợi dụng một người đang trong tình huống nguy hiểm mà xâm phạm tài sản, sức khỏe cần được ngăn cấm. Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: ... 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông 2. Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? Được quy định tại Điều 11 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, như sau: ... 10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông; b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn; c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xác định lãi vay trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng từ 01/01/2017 - Việc phải trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc khi đi vay người khác. Tuy nhiên, một số người đến thời hạn trả nợ nhưng trốn tránh không trả. Tuy nhiên người cho vay không xác định được lãi và lãi suất mình cần phải đòi là bao nhiêu. Công ty luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho các khách hàng có các hợp đồng vay tài sản được xác lập từ 01/01/2017 liên quan đến cách tính lãi của khoản vay chưa trả. I/ Điều kiện áp dụng 1. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 2. Hợp đồng được xác lập từ 01/01/2017 3. Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ trả nợ, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự 2015  II/ Cách xác định lãi suất của hợp đồng vay tài sản. 1. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng vay tài sản hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng vay tài sản nhưng dưới 20%/năm thì lãi suất được xác định theo lãi suất được ghi trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận ngoài hợp đồng vay. 2. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng trên 20%/năm thì lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy lãi suất được xác định là 20%/năm. 3. Nếu lãi suất vay được thỏa thuận ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không xác định rõ được lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác đinh là 10%/năm III/ Cách xác định lãi vay của hợp đồng vay tài sản. Trường hợp 1: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ  Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 05/02/2017, trong đó không có thỏa thuận về lãi suất, hẹn đến 05/04/2017 trả. Đến ngày 05/4/2017, B không trả tiền vay của A nên ngày 05/6/2017 A khởi kiện đến Tòa án yêu cầu buộc B phải trả số tiền vay là 100.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật từ ngày 05/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngày 05/9/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án thì B phải trả cho A số tiền gốc là 100.000.000 đồng và lãi suất là: (100.000.000 đồng x 10%/năm) x  5 tháng  = 4.166.666 đồng. Trường hợp 2: Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi Bên vay phải trả lãi gồm có: Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Cụ thể: - Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.  - Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc. Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A lãi suất hàng tháng là 12%/năm, quá hạn B không trả thì phải chịu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là 150% của 12% và chịu lãi trên nợ lãi chưa trả. Đến ngày 02/02/2019, B không trả A 100.000.000 gốc nên đến ngày 02/3/2019 A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu B phải trả A gồm: Tiền gốc là 100.000.000 đồng, tiền lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Quá trình vay B chưa lần nào trả tiền lãi cho A. B phải trả A các khoản lãi theo thỏa thuận gồm: Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (12.000.000 đồng x 10%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn = (100.000.000 đồng x 150% x 12%) x 1 tháng =  18.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thế nào được coi là cướp tài sản - Cướp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài hình sự. Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS 2015. Trong thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, tội phạm cùng xâm hại đến quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xảy ra nhầm lẫn trong việc xác định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Bài viết này công ty Vietlawyer xin trao đổi những điểm đặc trưng của tội cướp tài sản. 1. Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản 1.1. Khách thể của tội phạm  Hành vi xâm phạm quyền sở hữu và xâm phạm đến quan hệ nhân thân - quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe con người  1.2. Mặt khách quan Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:  - Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản; Là dùng sức manh vật chất để tấn công người bị hại, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của họ. (ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Việc dùng vũ lực có thể công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút (Ví dụ: đánh công khi trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị hại để họ không biết ai đánh) - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản  Là đe dọa dùng ngay tức khắc sức mạnh thể chất. Việc đe dọa ngày nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khỏe, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Thực tế, việc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc tương quan lực lượng như đông người đe dọa một người, lợi dụng hoàn cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi để tạo nên cảm giác lo sợ của người bị tấn công. - Hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Bao gồm hành vi bắt giữ người trái phép và đe dọa những người thân thích của người bị bắt giữ. Hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa dối,... Thường với tội danh này thì người bị bắt giữ là người có quan hệ tình cảm thân thiết với người bị đe dọa. Hành vi đe dọa những người thân thích của người bị bắt giữ là đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị bắt giữ trong trường hợp người bị đe dọa không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội. Người phạm tội thực hiện các cách thức đe dọa khác nhau như qua thư, qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp,.. Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn con tin được an toàn.  1.3. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự 1.4. Mặt chủ quan  Đều thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp  2. Các tình tiết định khung hình phạt của tội danh 2.1. Có tổ chức Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.  2.2. Có tính chất chuyên nghiệp  Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích  - Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính Ví dụ: A là người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu nhập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện các vụ cướp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt phạm tội có tính chất chuyên nghiệp  Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cần phân biệt: - Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". Ví dụ: B đã bị kết án về tội "cướp tài sản", nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian. B lại liên tiếp thực hiện 02 vụ cướp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". - Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng 2.3. Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác - Vũ khí: Là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. - Phương tiện nguy hiểm: Là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công: + Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn  + Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn đồ + Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt - Thủ đoạn nguy hiểm: Là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiên nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi ô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản... 2.4. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ - Phụ nữ mà biết là có thai: được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Ý thức chủ quan của bị cáo nhận thức được nạn nhân là người có thai - Người già yếu: người già được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên - Người không có khả năng tự vệ: Là người trong tình trạng không có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại như bị như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật, đang bị bệnh nặng, bị trói, bị ngất, bị khuyết tật, đang ở trong tình thế khó khăn không thể tự vệ được... 2.5. Tái phạm nguy hiểm Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: - Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. 2.6. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh  - Thiên tai: Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hạn, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác - Dịch bệnh: Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật san người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm  2.7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp - Tình trạng chiến tranh: Là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. - Tình trạng khẩn cấp: Là khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình. 3. Khả năng chuyển hóa tội phạm liên quan đến tội cướp tài sản - Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản - Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản. - Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản..., và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm Khách hàng là cá nhân, tổ chức có thắc mắc về tội cướp tài sản, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Thông tin ông "trùm buôn siêu xe" Phan Công Khanh (biệt danh Khanh Super) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM tạm giữ để điều tra hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang xuất hiện kín các mặt báo gây nên không ít thắc mắc trong dư luận nếu thực sự Khanh vi phạm pháp luật thì sẽ phải đối diện với hình phạt nào? Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin như sau:  1. Xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hạn; cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cụ thể:  Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định này mức xử phạt đối với trường hợp tổ chức phạm tội là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân phạm tội. 2. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong quy định của luật hình sự Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định các khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ phạt cải tạo không giam giữ 03 năm cho đến nặng nhất là 20 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  Cụ thể: Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo thông tin đơn tố giác đến cơ quan điều tra thì Khanh Supper đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị 10.000.000.000 đồng, đối chiếu vào quy định của pháp luật có thể thấy anh ta sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
 Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực thiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023, các mẫu đơn phải có trong hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. - Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất theo Mẫu số 04c/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. 1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Cách điền mẫu Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đúng quy định: (1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo). (2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). (3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác. (4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,… 2. Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Hướng dẫn ghi Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Mẫu số 04b/ĐK tại Phụ lục Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: - Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư. - Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện - Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức); - Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”. Ngoài ra, đối với Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất sử dụng cho trường hợp người sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp có nhu cầu cấp chung 01 GCN và trường hợp người được nhà nước giao quản lý đất đăng ký nhiều thửa đất. 3. Mẫu số 04c/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau:   Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Nhặt được của rơi, không trả lại người mất có bị xử phạt? Trên thực tế rất nhiều trường hợp người đi đường nhặt được tài sản có giá trị rơi trên đường hoặc bị bỏ quên ở một nơi nào đó. Vậy trường hợp nhặt được tài sản của người khác đánh rơi, bỏ quên, người nhặt được nên xử lý như thế nào? Nếu không trả lại tài sản cho người làm mất có bị xử phạt không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Nhặt được tài sản của người khác nên xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, khi nhặt được tài sản của người khác đánh rơi thì người nhặt được phải xử lý như sau: 1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Như vậy, khi bạn nhặt được của rơi bạn có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an gần nhất. Nếu bạn nhặt được của rơi mà không trả lại sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2. Không trả lại người bị mất tài sản có bị xử phạt không? Theo quy định thì người nhặt được tài sản phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, theo yêu cầu của những người này. Trường hợp các chủ thể trên có yêu cầu trả lại tài sản nhưng người nhặt được không trả lại tài sản nhặt được thì tùy vào giá trị tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định. 2.1. Xử phạt hành chính Căn cứ theo quy định Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau: 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản trong trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp nhặt được của rơi tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; trường hợp tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Nhặt được tài sản bao lâu thì được xác lập quyền sở hữu? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau: 2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì tùy thuộc vào giá trị tài sản bạn sẽ được hưởng một phần giá trị như sau: -  Tài sản có giá trị ≤ 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được sở hữu tài sản đánh rơi, bỏ quên. -  Tài sản có giá trị > 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá; 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước. -  Tài sản là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa: Tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tôi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay xây nhà cần phải đăng ký quyền sở hữu nhà trên đất không? - Anh T.Tài (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: :"Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu". Như vậy, trường hợp nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký và không bị vi phạm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tối 17/4, Công an quận Long Biên đang phối hợp cùng Phòng CSHS Công an TP Hà Nội điều tra vụ người phụ nữ chết trong ô tô tại hầm chung cư. Trước đó, tối ngày 12/4, Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên tiếp nhận tin báo của gia đình chị Q. (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, Long Biên) về việc chị đi khỏi nhà từ 8h ngày 12/4 nhưng chưa thấy về. Sau đó, gia đình và cơ quan không liên lạc được với chị Q. Tiếp nhận thông tin, Công an quận Long Biên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát phương tiện, tìm kiếm chị Q. Đến 8h ngày 15/4, Công an quận Long Biên phát hiện chị Q. đã tử vong trong xe ô tô để trong hầm gửi xe của một tòa chung cư ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên (Hà Nội). Đến 21h ngày 16/4, Công an quận Long Biên và Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP đã bắt giữ nghi phạm là Trương Việt Hùng (SN 1988, trú tại Thanh Châu A, TP Phủ Lý, Hà Nam) khi hắn đang lẩn trốn tại địa bàn TP Phủ Lý. Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận hắn và chị Q. có quan hệ quen biết. Sau nhiều lần Hùng và chị Q. xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, Hùng nảy sinh ý định sẽ sát hại chị Q. rồi tự tử. Khoảng 7h ngày 12/4, Hùng đến toà nhà chung cư nơi chị Q. sinh sống. Khi thấy chị Q. đến vị trí đỗ xe ô tô, hắn ra tay sát hại. Sau đó Hùng đưa thi thể chị Q sang bên kia cầu Đông Trù đến địa phận xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tại đây, Hùng tìm và chiếm đoạt 16 triệu đồng của chị Q. và nạp vào tài khoản chơi game. Hùng tiếp tục lái xe ô tô đến chung cư Mipec (quận Long Biên) cất giấu xe và xác chị Q. tại hầm để xe của chung cư rồi bỏ đi. Sáng 13/4, Hùng bắt xe về Hà Nam để chơi điện tử và nghỉ tại đây. Đến ngày 16/4, nghi phạm đang đi lang thang ở Quốc lộ 1A thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ. Đối tượng Trương Việt Hùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. và Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Điều 168. Tội cướp tài sản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc giết phụ nữ, giấu xác trong hầm chung cư tại Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: VTC News)
Vì sao gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt vì tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Theo VTV.vn, từ ngày 08/04/2023 đến ngày 10/04/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh (Ông chủ Tân Hiệp Phát), Trần Uyên Phương (con gái của ông Trần Quí Thanh), Trần Ngọc Bích (con gái của ông Trần Quí Thanh) thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát, thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương. Theo báo Người Lao động, vào tháng 3/2021, ông Lê Văn Lâm  - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích (cùng giữ chức phó tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát). Thông báo của Bộ Công an cho biết, các hành vi bị tố cáo bao gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020. Trong các chứng cứ người tố cáo cung cấp, có chứng cứ tố cáo tập đoàn Tân Hải Phát cho vay lãi, bắt ký hợp đồng giả cách "chuyển nhượng tài sản", sau đó chiếm đoạt luôn tài sản "cầm cố". Người tố cáo cũng cho biết thêm, việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần. Cụ thể, theo báo Vietnamnet cho biết, năm 2017, công ty Kim Oanh Đồng Nai thỏa thuận mua 100% vốn điều lệ của Công ty Minh Thành Đồng Nai với giá mua 530 tỷ đồng.  Đến tháng 12/2019, Kim Oanh Đồng Nai đã thanh toán 265 tỷ đồng và nhận 50% cổ phần của Minh Thành Đồng Nai, đồng thời đang thỏa thuận chuyển nhượng 50% còn lại. Để thanh toán, Kim Oanh Đồng Nai đã tìm đến vay 350 tỷ đồng từ gia đình ông Thanh, lãi suất 3%/tháng Điều kiện khoản vay trên là 2 Hợp đồng mua bán: các cổ đông cũ của Minh Thành Đồng Nai bán 50% cổ phần cho bà Bích. bà Phương và công ty TCS với giá 115 tỷ đồng và Kim Oanh Đồng Nai cũng bán 50% cổ phần đã mua với giá 235 tỷ đồng. Các bên còn thỏa thuận khi khoản vay 350 tỷ đồng được trả đúng hạn, bà Bích, bà Phương và Công ty TCS sẽ bán lại 100% cổ phần cho các bên bán. Việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần, minh chứng năm 2017 Công ty Kim Oanh Đồng Nai đã thỏa thuận giá mua lên đến 530 tỷ đồng.  Giữa tháng 8/2020, Kim Oanh Đồng Nai đã chuyển 350 tỷ đồng cho công ty Tân Hiệp Phát nhưng bà Phương đã chuyển trả lại số tiền và không trả lại dự án. Không những thế, trước khi vay 350 tỷ đồng, Tân Hiệp Phát đã yêu cầu Kim Oanh Đồng Nai thanh lý hợp đồng mua 100% vốn công ty Minh Thành Đồng Nai Các hành vi ký kết hợp đồng giả cách mua bán dưới dạng đặt cọc nhằm che giấu hành vi cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản đặt cọc. Trong quá trình điều tra đến nay, Công an điều tra có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã khởi tố các bị can nêu trên. Lý do cho việc các bị can bị khởi tố, bởi vì, bà Phương và bà Bích đã nhận được 100% cổ phần của các bị hại là Kim Oanh Đồng Nai và Minh Thành Đồng Nai bằng hợp đồng mua bán. Sau đó, các đối tượng đến thời hạn bán lại nhưng không thực hiện và chiếm đoạt 100% công ty Minh Thành Đồng Nai với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường.  Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi trên được coi là làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể: “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tài sản mừng cưới trong ngày cưới trước khi đăng ký kết hôn có phải là tài sản chung không ? - Đây là câu hỏi của chị Nguyệt Minh gửi cho fanpage Công ty luật Vietlawyer như sau: Em và chồng tổ chức hôn lễ ngày 1/2/2020, sau khi tổ chức xong thì vợ chồng em được 2 bên cho vàng và tiền mừng cưới. Sau khi bán hết số vàng và dồn tiền mừng chồng em vội vàng quyết định mua xe và nhận bàn giao xe luôn vào ngày 20/2/2020. Vì chồng em thiếu 1 số giấy tờ xác nhận của địa phương nên đến tháng 5/2020 vợ chồng em với có giấy đăng ký kết hôn. Sau khi chung sống vợ chồng e có nhiều mâu thuẫn, ko ở cùng với nhau nữa. Giờ chồng em bảo có li hôn thì xe cũng là của chồng em, vì đứng tên chồng và thời gian mua xe trước khi có giấy đăng ký kết hôn của tòa. Đến giờ nợ khi mua xe vay của bên nhà ngoại, chồng e vẫn chưa trả hết. Các anh chị luật sư cho em hỏi, có cách nào chứng minh xe ô tô là tài sản chung của vợ chồng em, và li hôn sẽ chia đều ko ạ. Vì thật sự giờ nợ bên ngoại em cũng chưa trả hết đc. Em cảm ơn và mong đc các anh chị tư vấn giúp em ạ. Trả lời:  Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân... Theo đó, các tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Các tài sản phát sinh trước khi đăng ký kết hôn và sau khi có quyết định ly hôn không phải là tài sản chung của vợ chồng.  Trước đây, theo Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân – Gia đình, đối với vụ án ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là nữ trang ngày cưới được pháp luật quy định như sau:  “Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng, cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng. Nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn, thì coi là tài sản chung. Khi chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người đang sử dụng.” Tuy nhiên, văn bản này đã hết hiệu lực và thay thế bằng Nghị quyết 02/2000, do mâu thuẫn với các chế định hôn nhân và gia đình hiện tại. Do vậy, căn cứ theo các quy định hiện nay, vàng và tiền mừng cho chồng và chị Nguyệt Minh không phải là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng có cách chứng minh khác để bảo vệ quyền lợi cho chị Nguyệt Minh. Do vàng và tiền mừng là tài sản tặng cho cho anh chồng  và chị Nguyệt Minh cho nên hai anh chị là đồng sở hữu của tài sản được tặng trong ngày cưới nói trên. Tài sản được tặng trong ngày cưới được sử dụng vào mục đích mua xe ô tô. Cho nên phần tài sản trong xe ô tô có một phần tài sản thuộc sở hữu của chị Nguyệt Minh. Cho nên chị Nguyệt Minh có thể đòi lại một phần tài sản của chiếc xe (không phụ thuộc vào chị đã phân chia tài sản hay chưa). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về tài sản mừng cưới trong ngày cưới trước khi đăng ký kết hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thế nào là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, tội này ít xuất hiện và thường cần nhiều yếu tố để xảy ra. Công ty Luật VietLawyer sẽ phân tích dấu hiệu pháp lý cấu thành phạm tội đối với tội nêu trên. 1. Khách thể: Tội này xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội.  2. Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi chiếm lấy tài sản của người khác một cách công khai mà không cần chạy thoát khỏi sự đuổi bắt của người quản. Nét cơ bản của tội phạm này là công khai lấy tài sản trước mặt người quản lý (không nhanh chóng tẩu thoát, không dùng thủ đoạn gian dối, vũ lực gì cả). Người phạm tội không cần tẩu thoát vì lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan, như đang tắm sông, thiên tai, chỗ đông người hoặc những hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn,... Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra. Ví dụ, A dựng xe gắn máy, chìa khóa vẫn còn trong ổ khóa, leo lên cây xoài cao khoảng 6 mét để bắt chim con trong tổ chim. M đã đến nổ máy xe máy đi trước mặt A nhưng A không thể ngăn lại được vì khi đó A còn đang trên ngọn cây xoài. Trong trường hợp, M phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Một ví dụ khác, N thấy B dựng xe trước cửa nhà mình, vào trong có việc. N đã xuất hiện, đóng cửa và khóa lại khiến B không thể ra được. Ở ngoài, N đã lấy xe của B đi. B nhìn qua cửa sổ thấy N lấy xe mình không thể ngăn cản được. Trường hợp này N phạm tội cướp tài sản chứ không phải công nhiên chiếm đoạt tài sản. Chỉ cấu thành tội phạm này khi tài sản chiếm đoạt có giá trị từ đủ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị thấp hơn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm thì cũng cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi kẻ phạm tội lấy được tài sản khỏi nơi cất giữ, không kể sau đó có giữ được hay không? 3. Mặt chủ quan Là lỗi cố ý trực.tiếp. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài) là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên đoạt tài sản diễn . 4. Chủ thể: Bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.  Khách hàng là người không may bị người khác chiếm đoạt tài sản. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bảo vệ cho bị hại trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, tố tụng hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v. 
Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản là luật sư tư vấn pháp lý, hướng dẫn, đưa ra các ý kiến, giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với quyền sở hữu/ sử dụng của khách hàng đối với các vụ án, việc dân sự liên quan đến tài sản. Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản có nhiệm vụ giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp và xung đột phát sinh liên quan đến tài sản một cách hiệu quả và công bằng. Các nhiệm vụ của luật sư tranh chấp tài sản bao gồm tư vấn cho khách hàng về quyền sở hữu và các vấn đề liên quan đến tài sản; nghiên cứu và đưa ra các giải pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp tài sản; tham gia đàm phán và đưa ra các giải pháp khác nhau để giúp khách hàng lựa chọn để giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả; đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong các phiên tòa và xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến tranh chấp tài sản. 1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Tranh chấp tài sản  1.1 Các tranh chấp liên quan đến tài sản phổ biến  - Tranh chấp quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; - Tranh chấp về thừa kế tài sản; - Tranh chấp về đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng; - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; - Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án; - Các tranh chấp khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự  - Yêu cầu công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án; - Yêu cầu công nhận tái sản là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ; - Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Luật sư tư vấn về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản Luật sư tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản bao gồm: - Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với cá nhân; - Vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu  - Quyền của cá nhân đối với bất động sản liền kề  - Quyền hưởng dụng của cá nhân đối với tài sản của chủ sở hữu khác - Quyền bề mặt của cá nhân đối với đất thuộc chủ sở dụng của người khác 1.4 Các hình thức tư vấn áp dụng tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web Vietlawyer.vn: áp dụng cho những khách hàng có thắc mắc về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng.  - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn tới văn phòng. - Dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp tài sản trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Công ty Luật VietLawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hiệu quả nhất. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
hotline 0927625666