Tất cả sản phẩm

Vợ chồng tôi làm ăn thua lỗ, không còn tiền nên muốn bán nhà từ đường để trả nợ có được không? Nhà từ đường này được bố tôi viết di chúc để lại, tôi được quyền quản lý. - Anh T.Tiến ( Bắc Ninh)  Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời như sau:  Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau: – Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. – Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. – Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau: – Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng. – Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. – Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia. Như vậy, đây là tài sản chung của dòng họ bạn, bạn không được quyền bán.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nhà từ đường có được chia thừa kế không | Luật đất đai | Vietlawyer.vn? là băn khoăn của nhiều cá nhân, nhiều gia đình, nhiều dòng họ và đã có nhiều khách hàng gửi câu hỏi về Công ty Luật Vietlawyer. Tôi muốn chia thừa kế cho các con là nhà từ đường đứng tên tôi liệu có được không? - Bác V.Thanh (Cao Bằng) Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bác như sau:  1. Thế nào là nhà từ đường? Nhà từ đường là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi trong họ đó. Do vậy. về nguyên tắc được xem là công trình thuộc sở hữu chung của tập thể nên do các thành viên của tập thể đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, dựa trên quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. 2. Nhà từ đường có được dùng để chia thừa kế? Tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, bác không thể dùng nhà từ đường để chia thừa kế. Bác chỉ được chỉ định người quản lý nhà từ đường. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666