Tất cả sản phẩm

Đầu tư cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chưng cư được xem là mô hình đầu tư an toàn và bền vững, thu hút nhiều cá nhân có tiền nhàn rỗi hoặc có khả năng trả nợ tiền vay tốt đầu tư vào lĩnh vực này.  Ngoài việc làm sao để cho thuê nhà có hiệu quả, thì vấn đề về các loại thuế phí phải nộp khi đầu tư tại phân khúc nhà cho thuê cũng được các cá nhân kinh doanh chú ý. Vậy, trong bài viết sau đây, VietLawyer sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà.  1. Cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chung cư là một hình thức đăng ký kinh doanh Theo luật doanh nghiệp năm 2020, đặc biệt tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Khoản 2, Điều 79 quy định các ngành nghề khi kinh doanh mà không phải đăng ký bao gồm 06 ngành nghề sau đây: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối. - Những người bán hàng rong, quà vặt. - Những người buôn chuyến. - Những người kinh doanh lưu động. - Những người kinh doanh thời vụ. - Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp Như vậy, kinh doanh nhà trọ không thuộc một trong sáu trường hợp được nhắc đến được ở trên, do đó, khi kinh doanh, để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và hoạt động hiệu quả trong thị trường, thì khi kinh doanh nhà trọ phải có giấy phép. Hiện tại quy định pháp luật không có quy định xây bao nhiêu căn phòng trọ thì mới đăng ký kinh doanh. Vì vậy khi bạn có hoạt động kinh doanh nên tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Như vậy căn cứ theo pháp luật hiện hành, khi đã phát sinh hoạt động kinh doanh, dù bạn kinh doanh phòng trọ quy mô nhỏ, doanh thu thấp thì đều phải đăng ký kinh doanh hay nói cách khác là làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ. Mặt khác, theo công văn số 6457/SKHĐT-ĐKKD về ngành nghề cho thuê nhà thì: “Hoạt động cho thuê nhà (kể cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở) và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh (gọi chung là hoạt động cho thuê nhà) là hoạt động kinh doanh bất động sản và người cho thuê nhà phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không phải có điều kiện về vốn pháp định. Như vậy, đối chiếu với quy định của Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân trong nước sẽ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho thuê nhà ở mà không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không cần phải có vốn pháp định. Do đó, bạn cần phải đăng kí kinh doanh và đóng thuế theo quy đinh của nhà nước khi xây dựng mô hình kinh doanh nhà trọ. 2. Ai là người đóng thuế? Theo quy định từ công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của tổng cục Thuế thì: – Cá nhân hay đại diện tổ chức cho thuê tài sản khai thuế và trực tiếp đóng thuế. – Người thuê nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về mục người thuê đóng thuế 3. Những loại thuế cần nộp khi cho thuê nhà  Thông thường, các loại thuế mà người cho thuê nhà trọ phải nộp bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào người cho thuê nhà trọ cũng phải nộp các loại thuế trên. Việc xác định cho thuê nhà có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào thu nhập từ việc cho thuê nhà của bạn có đạt mức mà pháp luật yêu cầu kê khai và nộp thuế hay không. 3.1. Thuế môn bài * Đây chính là loại thuế mà các hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu như họ có doanh thu hàng năm trên mức 100 triệu. Mức lệ phí thuế môn bài mà người kinh doanh phải nộp dựa vào số vốn điều lệ đã được ghi trên giấy phép kinh doanh và mức doanh thu bình quân hàng năm của hộ kinh doanh đó. Cụ thể là, mức nộp lệ phí này sẽ được quy địnhrõ trong khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Doanh thu trên mức 500 triệu đồng/năm, thì lệ phí bạn phải nộp 1 triệu đồng/năm. Doanh thu từ mức 300 -> 500 triệu đồng, thì lệ phí bạn phải nộp 500.000 đồng/năm. Doanh thu từ mức 100 -> 300 triệu đồng, thì lệ phí bạn phải nộp 300.000 đồng/năm. Lưu ý: nếu như doanh thu đó phát sinh từ việc cho thuê vào 06 tháng đầu năm, thì hộ kinh doanh cho thuê nhà sẽ phải nộp thuế cho cả năm. Riêng đối với hợp đồng thuê nhà phát sinh vào 06 tháng cuối năm (từ ngày 1.7) thì mức thuế môn bài mà hộ kinh doanh đó phải nộp chỉ bằng ½ số tiền thuế môn bài của cả năm đó. Ví dụ, bạn bắt đầu việc cho thuê nhà kể từ tháng 9, mức doanh thu bình quân ước tính đạt đang 150 triệu đồng/năm, thì mức thuế môn bài phải nộp sẽ được tính như sau: (300.000) x (1/2) = 150.000 đồng. * Đối với các trường hợp các hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) có doanh thu hằng năm dưới 100 triệu: Theo Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định này nếu bạn cho thuê nhà trọ mà thu nhập từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống thì được miễn lệ phí. 3.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) - Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định: “Đối với các hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng tiền cho thuê trong năm đạt từ 100 triệu trở xuống, hoặc là tổng số tiền cho thuê BĐS trung bình 1 tháng trong năm đặt từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì sẽ không phải khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không thực hiện cấp hóa đơn lẻ cho trường hợp này”. Như vậy, nếu thu nhập từ các hợp đồng cho thuê nhà trọ từ 100 triệu/năm trở xuống thì người cho thuê nhà sẽ không phải kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, nếu tiền cho thuê nhà trên 100 triệu/năm thì người cho thuê phải đóng theo quy định về thuế cho thuê nhà trọ theo Điều 4, Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà trọ là 5% Doanh thu đối với mỗi loại thuế. Cụ thể cách tính số thuế phải nộp như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5% Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5% 4. Ví dụ thực tế về việc nộp thuê của chủ nhà trọ Ví dụ, bà Hoa cho thuê nhà nguyên căn ở Cầu Giấy, Hà Nội trong thời gian liên tục từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2021, giá cho thuê thuê nhà là 9 triệu đồng/tháng. Khi đó, tổng số tiền cho thuê nhà cũng như mức thuế TNCN và thuế GTGT mà bà Hoa phải nộp cho cơ quan thuế được tính như sau: – Năm 2020, bà Hoa cho thuê nhà riêng Cầu Giấy trong 3 tháng (từ tháng 10 cho đến hết tháng 12) với tổng doanh thu là: (3 tháng) x (9 triệu) = 27 triệu (<100 triệu). Như vậy, trong năm 2018, bà Hoa sẽ không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT cho hoạt động cho thuê nhà của mình. – Năm 2021, bà Hoa cho thuê nhà trong 12 tháng (kể từ tháng 1 cho đến hết tháng 12) với tổng doanh thu là: (12 tháng) x (9 triệu) = 108 triệu (>100 triệu). Như vậy, trong năm 2021, bà Hoa sẽ phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT cho cơ quan thuế đối với hoạt động cho thuê nhà của mình. => Các khoản thuế bà Hoa phải đóng bao gồm: + Thuế môn bài cho doanh thu 100 – 300 triệu/năm là 300.000 đồng + Thuế giá trị gia tăng là 5% của 108.000.000 đồng + Thuế thu nhập cá nhân là 5% của 108.000.000 đồng Vậy mỗi năm chị Hoa phải đóng số tiền: 11.100.000đ (5% + 5% + 300,000). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài - Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không phải là điều hiếm thấy trong thực tế do nhiều yếu tố tác động. Vấn đề tạm ngừng kinh doanh là quyền tự do của các doanh nghiệp nhưng liên quan đến lệ phí môn bài là điều cần được giải đáp. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp vấn đề này như sau: 1. Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài ? - Lệ phí môn bài hiện được điều chỉnh bởi Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP), là loại phí được nộp bởi cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp được miễn. - Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng 02 điều kiện được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Cơ sở kinh doanh đã có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí - ngày 30/01 hàng năm  + Cơ sở kinh doanh chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. 2. Các câu hỏi liên quan  2.1. Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với thuế ? Liên quan đến thủ tục thông báo khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tại Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chỉ cần phải thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở và Phòng sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liẹu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp => Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không cần phải thông báo với cơ quan thuế 2.2. Tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch xác định thế nào ? - Năm dương lịch được xác định từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm - Việc có văn bản gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng hoạt đồng kinh doanh sau ngày 30/01 sẽ được coi là tạm ngừng kinh doanh không tròn năm dương lịch và cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vẫn phải nộp lệ phí môn bài. 2.3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính không ? Việc doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tài chính không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh hay không. Điều này được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Phải nộp hồ sơ khai thuế nếu tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính... + Trường hợp tạm ngừng trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. => Như vậy, nếu nộp hồ sơ khai thuế thì phải nộp báo cáo tài chính, bởi đây là hai loại tài liệu đi kèm chứng minh cho nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp 2.4. Doanh nghiệp giải thể có phải nộp thuế môn bài ? Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng 02 điều kiện được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Cơ sở kinh doanh đã có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí - ngày 30/01 hàng năm; + Cơ sở kinh doanh chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về trường hợp tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666