Tất cả sản phẩm

Hiện này, tội phạm sử dụng công nghệ cao, mạng internet để quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đánh bạc qua mạng là gì? Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018). Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân... 2. Đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Ngoài ra, nếu tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) như sau: "1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi đánh bạc qua mạng bị xử lý hình sự như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Hành vi tổ chức cá độ bóng đá online bị xử lí như thế nào? – Hiện nay, nhiều đường dây tổ chức cá độ bóng đá online đã bị lực lượng chức năng triệt phá. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Sau đây Công ty VietLawyer xin được giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau. 1. Cá độ bóng đá là gì? Tổ chức cá độ bóng đá được hiểu là một cá nhân, một nhóm người đứng ra làm nhà cái đưa ra mức tỷ lệ cá cược về việc phỏng đoán kết quả của một trận đấu bóng đá sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hoặc chưa có kết quả chung cuộc. Người tham gia cá độ thông qua việc ăn thua bằng tiền hay tài sản khác để đánh cược tỉ số thắng, thua của trận đấu thể thao. Ngoài hình thức cá độ trực tiếp thì hiện nay, cá độ bóng đá online cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng với phương thức đó nhưng người tham gia thực hiện qua các ứng dụng hoặc trang web và thanh toán qua chuyển khoản. 2. Tổ chức cá độ bóng đá online có phải là tổ chức đánh bạc? Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cho nội dung này nhưng căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định như sau: “b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.” Như vậy, tổ chức cá độ bóng đá được xem là hành vi đánh bạc và có chế tài xử phạt theo quy định. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó. 3. Xử lý hành vi tổ chức cá độ bóng đá online. 3.1. Xử phạt vi phạm hành chính người tổ chức cá độ bóng đá Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.” Bên cạnh đó là các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: “6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.” 3.2. Xử lí hình sự người tổ chức cá độ bóng đá Theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc như sau: * Khung 1: - Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; + Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; + Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc hành vi quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. * Khung 2: - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. * Hình phạt bổ sung: Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, hành vi cá độ bóng đá online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 10 năm tù. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi tổ chức cá độ bóng đá online khác xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Cơ cấu tổ chức cơ bản trong công ty TNHH một thành viên - Công ty TNHH một thành viên tùy theo quy mô và cách quản lý khác nhau mà có thể lựa chọn dạng mô hình khác nhau. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức cơ bản của công ty TNHH một thành viên bao gồm hai loại hình cơ bản như sau:  Loại hình cơ bản của công ty TNHH một thành viên có cơ cấu theo cấu trúc dạng tháp. Người đứng đầu tổ chức là chủ sở hữu công ty. Trong đó: Chủ sở hữu công ty là người quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty; quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản của công ty. Nói cách khác, chủ sở hữu công ty là người góp vốn chính thành lập nên công ty TNHH một thành viên, có toàn bộ các quyền của người đứng đầu một doanh nghiệp.  Trong trách nhiệm quyền hạn của mình, chủ sở hữu công ty bổ nhiệm Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu có thể tự mình đương nhiệm chức Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên là các thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, số lượng thành viên từ 03 đến 07 người. Nhiệm kỳ là không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc đa số.  Tổng giám đốc, giám đốc: do Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc ký hợp đồng nhân danh công ty. Tổng giám đốc vừa có thể kiêm chức danh Tổng giám đốc, vừa có thể kiêm chức danh Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên.  Các công ty TNHH một thành viên đơn giản, chủ sở hữu công ty có thể đồng thời kiêm tất cả các chức vụ trên. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Tổ chức đai diện người lao động gồm những ai ? -  Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được hình thành với vai trò điều hòa mối quan hệ bất tương xứng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bộ luật 2019 đã mở rộng các tổ chức đại diện người lao động thay vì chỉ có công đoàn như trước kia. Công ty luật Vietlawyer.vn sẽ phân tích cho khách hàng về nội hàm của tổ chức người đại điện lao động trong Bộ luật lao động. 1. Khái niệm tổ chức đại diện người lao động Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định :  Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Có thể thấy tổ chức đại diện người lao động là tổ chức giải quyết hài hòa lợi ích các bên trên cơ sở thỏa thuận nhưng không trái pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho người lao động trong quan hệ lao động 2. Các quy định liên quan đến tổ chức đại diện người lao động Tổ chức đại diện người lao động tồn tại dưới hai hình thức. Công đoàn và loại hình khác với tên gọi là tổ chức của người lao động. Người lao động có quyền được thành lập, gia nhập, tham gia hoạt động tại cả hai loại hình tổ chức trên. Công đoàn là tổ chức trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đây là loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đã và đang tồn tại ở nước ta và là tổ chức duy nhất được coi là tổ chức đại diện cho người lao động cho đến nay Từ 01/01/2021, Pháp luật thừa nhận thêm một loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đó là tổ chức của người lao động. Như vậy tổ chức của người lao động ở đây được hiểu là tổ chức đại diện cho người lao động và khác so với tổ chức công đoàn. Tổ chức đại diện người lao động có các quyền và nghĩa vụ nhất định tại cơ sở trong quan hệ lao động. Cụ thể, căn cứ theo Điều 178 Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động 1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này. 2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này. 3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình. 4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền. 5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này. 6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký. 7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nếu khách hàng có nhu cầu trong việc xây dựng tổ chức đại diện người lao động, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn trình tự, thủ tục xây dựng tổ chức đại diện người lao động - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
 
hotline 0927625666