Tất cả sản phẩm

     Đầu cơ là một cụm từ ít gặp chủ yếu được thấy trong kinh doanh và buôn bán. Vậy Đầu cơ là gì? Đầu cơ có phải là vi phạm pháp luật? Đây là thắc mắc của những người mới bắt đầu tham gia đầu tư kinh doanh hoặc đang tìm hiểu thị trường mong muốn kiếm lời - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Khái niệm về đầu cơ      Đầu cơ là Hành vi mua vét hàng hóa nhằm bán lại. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.      Do vậy, hành vi đầu cơ được quy định là tội phạm trong luật hình sự Việt Nam rất sớm. Tuy nhiên, nội dung pháp lí cũng như đường lối xử lí tội này cũng có nhiều thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, vì sự thay đổi điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đầu cơ. 2. Tội đầu cơ theo Bộ luật Hình sự      Căn cứ theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội đầu cơ như sau: 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa      Theo căn cứ tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:      Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: + Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; + Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:    Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1  Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CPtrong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật; + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Tội đầu cơ theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666