Tất cả sản phẩm

Tôi có thắc mắc muốn gửi đến nhờ Luật sư tư vấn giúp: "Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú không và nếu được thì phải đáp ứng những điều kiện gì?" V.Sỹ (Tiền Giang). Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:  Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định tại Điều 92 về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau:  Điều 92. Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo 1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó. 2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan. 3. Việc giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này. 4. Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách. Theo đó, người được hưởng án treo nếu muốn vắng mặt tại nơi cư trú phải có lí do chính đáng, có đơn xin phép và được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị được giao giám sát, giáo dục. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng thời gian các lần vắng mặt tại nơi cư trí không được vượt quá 1/3 thời gian thử thách, trừ trường hợp điều trị bệnh tật tại các cơ sở y tế theo y lệnh. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn V.Sỹ đến từ Tiền Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Tôi thuộc đối tượng được hỗ trợ mua nhà ở xã hội vậy cho hỏi sau khi mua mà tôi không ở đây nữa thì có được bán nhà ở xã hội này đi không? Có cần đáp ứng điều kiện gì để được bán nhà ở xã hội này không? Nếu không được bán vậy có cho thuê lại được không? D.Mạnh (Hà Nội) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Điều kiện bán nhà ở xã hội được quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở 2014 như sau: "Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội 1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng. 2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở. 3. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này. 4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế. 6. Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó. Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này." Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sẽ không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư. Nếu chưa đủ 05 năm mà muốn bán thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc người thuộc diện được mua nhà ở xã hội. - Đặc biệt, chỉ được mua bán bình thường theo cơ chế thị trường sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân. Nếu người mua là đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì giá bán tối đa chỉ bằng giá bán của nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. - Trong trường hợp không có muốn bán nhà thì vẫn có thể thực hiện cho thuê nhà ở xã hội được vì hiện tại luật chỉ quy định cấm việc bên đang thuê và thuê mua nhà ở xã hội thì không được cho thuê lại. Không có quy định cấm hay hạn chế người mua nhà ở xã hội cho thuê lại nhà ở xã hội này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/               
Pháp luật về hợp tác xã - Hợp tác xã là một loại hình phổ biến có từ thời bao cấp, tuy nhiên do chế độ tư hữu phát triển nên mô hình hợp tác xã không còn phù hợp. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã vẫn phù hợp đối với các dự án hợp tác phát triển nông thôn đối các thôn xóm chưa có nhiều điều kiện về vốn. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích cho người đọc các quy định liên quan đến hợp tác xã. 1. Khái niệm về hợp tác xã Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã". Để thành lập hợp tác xã, cần ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và đều chung một nhu cầu. Các thành viên trong hợp tác xã đều có quyền ngang nhau và đồng sở hữu đối với hợp tác xã. 2. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã  Thành viên hợp tác xã phải là: "Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam". Có thể thấy để có thể thành thành viên Hợp tác xã, cá nhân phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp hợp tác xã tạo việc làm thì cá nhân tham gia có thể là cá nhân nước ngoài, không bắt buộc phải cư trú tại Việt Nam.  3. Các loại hình hợp tác xã - Hợp tác xã thông thường: thường áp dung cho quy mô nhỏ trong xã và số lượng thành viên hạn chế; - Liên hiệp hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, tạo nên bởi ít nhất 4 hợp tác xã, quy mô lớn với số lượng thành viên đông; - Doanh nghiệp của hợp tác xã: là tổ chức liên doanh rộng hơn liên hiệp hợp tác xã, có quy mô tương đương với công ty cổ phần.  4. Đặc điểm của loại hình hợp tác xã  - Quyền và nghĩa vụ của thành viên không dựa trên vốn góp: các thành viên trong hợp tác xã có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, quyền bỏ phiếu của các thành viên là bằng nhau không phụ thuộc vào vốn góp; - Có giới hạn số vốn góp: Thành viên không được góp vốn vượt 20% vốn điều lệ của hợp tác xã, nhằm đảm bảo tính công bằng cho các thành viên; - Có thể nhận các khoản trợ cấp mà không cộng thêm vào vốn điều lệ; - Thu nhập của thành viên hưởng theo năng lực đóng góp cho công ty; Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
      Theo thống kê năm 2022, nước ta đứng thứ 15 thế giới về sử dụng thuốc lá và đứng thứ 3 thế giới về sử dụng rượu bia. Đặc biệt vào dịp lễ tết, nhu cầu của thị trường tăng lên khiến lợi nhuận cũng tăng cao khi sản xuất, kinh doanh các loại mặt hàng này. Tuy vậy, không phải ai muốn sản xuất, buôn bán các loại mặt hàng này cũng được phép kinh doanh - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn về các thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá để bạn có thể hiểu thêm về vấn đề này. 1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá 1.1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh rượu  Căn cứ theo Mục 1 Chương II Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 nghị định Chính phủ về kinh doanh rượu, điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm: - Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có dây chuyền, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất. + Bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. + Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. + Đáp ứng các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa rượu. + Có cán bộ kĩ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. - Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: + Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. + Bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định. - Điều kiện phân phối rượu: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân buôn bán rượu. + Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài. - Điều kiện bán rượu: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu. + Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân buôn rượu khác. 1.2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá: - Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; - Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; - Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên; - Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; - Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá  2.1. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu - Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu. + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế. + Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu. - Thẩm quyền giải quyết: Nộp tại Phòng Kinh tế/ Phòng Kinh tế và Hạ tầng. 2.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá - Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá (theo mẫu). + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp). + Văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh + Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân. - Thẩm quyền giải quyết: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương cấp quận/ huyện. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu vui lòng liên hệ qua website:  https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục xin Cấp giấy phép con; - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục thành lập công ty như: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng kí tại https://vietlawyer.vn/ như chữ ký số, hóa đơn điện tử,...
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Giang được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Giang. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Giang, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Giang: thành phố Bắc Giang, huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  ================================================================================
     Sản xuất, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa bao giờ lỗi thời đối với các nhà đầu tư. Để kinh doanh trên lĩnh vực này, ngoài việc chuẩn bị về nguồn vốn, kiến thức, kinh nghiệm bạn còn cần chuẩn bị tốt về các loại giấy tờ pháp lí theo đúng quy định của pháp luật và Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là loại giấy phép không thể thiếu do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trực tiếp đánh giá cơ sở kinh doanh - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn về Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài viết dưới đây: 1. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Đối tượng phải xin cấp Giấy phép toàn thực phẩm? 1.1. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?       Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm bạn có thể hiểu Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để chứng nhận, bảo đảm cơ sở đủ điều kiện vệ sinh anh toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 1.2. Đối tượng phải xin cấp Giấy phép toàn thực phẩm: Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ta có thể xác định một số loại hình kinh doanh cần đáp ứng đủ điều kiện và xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng; - Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; - Cơ sở kinh doanh các sản phẩm Yến sào, Linh chi, nhân sâm, đông trùng hạ thảo; - Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán ăn, quán cafe; - Cơ sở kinh doanh nước uống đóng chai, nước đóng chai, nước đá; - Cơ sở kinh doanh thực phẩm cho khách sạn, bếp ăn tập thể; - Cơ sở kinh doanh rau, củ, quả; - Cơ sở sản xuất, kinh doanh cafe bột và cafe hòa tan; - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống; - Cơ sở sản xuất, kinh doanh chè; - Cơ sở sản xuất đậu nành, đậu phộng, mè,... - Cơ sở sản xuất bánh kẹo; - Cơ sở kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; - Cơ sở kinh doanh siêu thị và cửa hàng tiện lợi; - ... 2. Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1. Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; - Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. 2.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: - Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; - Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi và Biên bản thẩm định cơ sở. - Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại ( tối đa 3 tháng) nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở. Lưu ý: -Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm nếu đáp ứng đủ điều kiện sau: + Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm ( quy định tại Chương IV Luật an toàn thực phẩm 2010); + Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đăng ký cho cả Công ty và Hộ kinh doanh); - Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt; nếu phát hiện thiếu hay sai sót sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từng ngày tiếp nhận hồ sơ. - Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện sẽ bị hủy. - Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3-5 người sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định. - Cơ sở kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện và trong 60 ngày để khắc phục nếu hồ sơ không đủ. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá và cấp phép An toàn vệ sinh thực phẩm  Tùy sản phẩm mà cơ sở sản xuất kinh doanh có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm: - Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp phép là Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh, Thành phố hay Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm. - Bộ Nông Nghiệp: Ban quản lý an toàn thực phẩm Tỉnh, Thành phố hay Sở Nông nghiệp Tỉnh, Thành phố. - Bộ Công Thương: Ban quản lý an toàn thực phẩm Tỉnh, Thành phố hay Sở Công Thương Tỉnh, Thành phố. 4. Thời hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - Thời hạn của tất cả các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là 3 năm - Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại điều 36 của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu vui lòng liên hệ qua website:   https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục xin Cấp giấy phép con; - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục thành lập công ty như: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng kí tại https://vietlawyer.vn/ như chữ ký số, hóa đơn điện tử,... Trân trọng./.
Giấy phép con - Yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện | Theo quy định của pháp luật, cá nhân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết để đảm bảo các lợi ích chung của xã hội như lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng,... Giấy phép con như là một giấy chứng nhận đáp ứng các điều kiện Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho khách hàng về khái niệm, hình thức và các doanh nghiệp nào cần đăng ký giấy phép con. 1. Khái niệm của giấy phép con Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định:  Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Từ quy định trên có thể thấy, giấy phép con là giấy phép pháp lý cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu muốn thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh một số ngành, nghề. Tuy nhiên để hoạt động, ngoài yêu cầu phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp còn phải được cấp giấy phép con theo quy định. Các giấy phép con thường có thời hạn cụ thể. Sau khi hết hạn phải gia hạn giấy phép con để nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.  2. Các hình thức của giấy phép con Giấy phép con thường được cấp cho cá nhân, doanh nghiệp dưới các hình thức như: - Giấy phép; - Giấy chứng nhận; - Chứng chỉ; - Văn bản xác nhận, chấp thuận 3. Các doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép con - Các doanh nghiệp mới thành lập: Các doanh nghiệp mới thành lập đăng ký hoạt động các ngành, nghề có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 phải đăng ký giấy phép con. - Các doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh: Các doanh nghiệp mở rộng sang các ngành, nghề có điều kiện tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 phải đăng ký giấy phép con nghành, nghề đang cần mở rộng. - Các doanh nghiệp chuyển đổi ngành, nghề hoạt động: Các doanh nghiệp chuyển đổi ngành, nghề hiện tại sang nghành, nghề có điều kiện tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 phải đăng ký giấy phép con. 4. Hồ sơ đăng ký giấy phép con  Tùy theo đặc trưng của từng loại ngành nghề, mà hồ sơ đăng ký giấy phép con có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hồ sơ đăng ký giấy phép con có các loại văn bản như sau: 1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép con  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 3. Lý lịch tư pháp người đứng đầu doanh nghiệp 3. Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 4. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của người đứng đầu doanh nghiệp 6. Giấy giới thiệu  7. Các loại giấy tờ khác Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại Vietlawyer.vn như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Rủi ro, điều kiện, mức hưởng và thủ tục hưởng - Là các quy định liên quan đến rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Trong đó, người lao động sẽ được thanh toán một khoản tiền nhất định trong thời gian tham gia bảo hiểm nhất định theo điều kiện, tuy nhiên, người lao động sẽ không còn trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức, thực hiện và bảo hộ. Công ty luật VietLawyer xin phân tích các rủi ro, điều kiện, mức hưởng và thủ tục hưởng của việc rút bảo hiểm xã hội một lần 1. Rủi ro khi rút bảo hiểm xã hội một lần - Không còn trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức, thực hiện và bảo hộ  - Mất cơ hội hưởng lương hưu - nguồn thu nhập ổn định, hữu ích khi về giá - Số tiền nhận được ít hơn so với số tiền đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội - Mất cơ hội được nhận thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí khi hết tuổi lao động  - Nhân thân mất cơ hội nhận trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất. 2. Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội một lần thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nam, 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Người lao động áp dụng là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm và sau một năm nghỉ việc, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng chưa đủ 20 năm và không tiếp tục đúng sau một năm; - Người lao động ra nước ngoài để định cư; - Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; - Người lao động khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần Số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức: 4. Thủ tục hưởng Bảo hiểm xã hội một lần 4.1 Thủ tục Bước 1: Lập, nộp hồ sơ Người lao động lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho bảo hiểm xã hội cấp huyện qua phương thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính: Bằng phương thức trực tiếp, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho bảo hiểm xã hội cấp huyện.  Bằng phương thức trực tuyến, người lao động nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ); Bằng phương thức dịch vụ bưu chính, người lao động nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết theo quy định; Bước 3: Nhận kết quả: Người rút bảo hiểm sẽ được nhận Quyết định về việc hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, Bản quá trình đóng Bảo hiểm xã hội, Tiền trợ cấp. Ngưới rút bảo hiểm có thể nhận trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nhận thay. 4.2 Thành phần hồ sơ - Sổ Bảo hiểm xã hội - 1 Bản chính; - Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB (ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 1 Bản chính; - Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam (nếu là người ra nước ngoài để định cư) - 1 Bản sao; - Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án (nếu là người bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng) - 1 Bản chính + 1 Bản sao; - Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội (nếu là người lao động khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc)  - 1 Bản chính. Nếu khách hàng là người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Tư vấn rút bảo hiểm xã hội một lần, tiền hưởng lương hưu; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
4 Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực - Là vấn đề quan tâm của người sử dụng lao động khi soạn thảo hợp đồng lao động cho người lao động ký. Để đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động cũng như người lao động, hợp đồng lao động phải đủ 4 điều kiện được Công ty luật Vietlawyer phân tích dưới đây. 1, Định nghĩa hợp đồng lao động Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về khái niệm Hợp đồng như sau: Điều 13. Hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Từ định nghĩa có thể thấy hai đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động. Thứ nhất, người lao động và người sử dụng lao động phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và hợp tác. Rõ ràng hợp đồng là sự thỏa thuận bình đẳng giữa các bên với dẫn đến việc ký kết hợp đồng. Thứ hai là sự tự do giao kết hợp đồng. Có thể hiểu là hai bên được tự do giao kết hợp đồng nhưng không được vượt quá khuôn khổ, hay nói cách khác là không được làm trái quy định của pháp luật, thỏa thuận lao động hay chuẩn mực đạo đức, xã hội. 2, Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực 2.1 Điều kiện nguyên tắc giao kết hợp đồng Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động 2019, cụ thể: Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tư tưởng chủ đạo phải tuân theo trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Tinh thần của nguyên tắc trên được vận dụng trong quá trình xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt lao động. Các nguyên tắc này bao gồm: - Nguyên tắc tự do, tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định hợp đồng lao động là kết quả thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, không bên nào ép buộc bên nào giao kết hợp đồng lao động. Sự tự nguyện chính là sự tự do biểu hiện ý chí của các chủ thể. Theo nguyên tắc này mọi sự cưỡng bức, dụ dỗ đều không được pháp luật thừa nhận. Nó phù hợp với nguyên tắc tự do việc làm và quyền lao động của công dân trước pháp luật. - Nếu nguyên tắc tự do, tự nguyện chú trọng đến yếu tố tinh thần của người lao động thì nguyên tắc bình đẳng nói lên tư cách của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên giao kết hợp đồng phải tương đồng vị trí, phương thức biểu hiện trong quá trình thỏa thuận hợp đồng. - Nguyên tắc thiện chí, hợp tác là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động xích lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. - Nguyên tắc không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động. Nguyên tắc này liên quan nhiều đến việc xác định các nội dung thỏa thuận đưa vào hợp đồng khi giao kết hợp đồng lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Mặc dù hợp đồng lao động là kết quả của sự tự do thỏa thuận giữa hai bên, những sự tự do ở đây là có giới hạn. Giới hạn đó chính là sự chuẩn mực tối thiểu về quyền (ví dụ: quy định về lương tối thiểu, thời gian nghỉ ngơi tối thiểu,...) và tối đa về nghĩa vụ (ví dụ: quy định về thời giờ làm việc tối đa...) của người lao động được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. 2.2 Điều kiện chủ thể của hợp đồng lao động Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định về độ tuổi của người lao động, cụ thể: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này. Theo đó, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên mới có khả năng lao động, làm việc theo Hợp đồng lao động. Một số trường hợp nằm ngoài có tính chất ngoại lệ so với điều kiện về chủ thể của người lao động bao gồm: các trường hợp sử dụng người lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không được sử dụng người lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi làm những công việc pháp luật cấm. 2.3 Điều kiện hình thức của hợp đồng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản hoặc hợp đồng điện tử và được làm thành 02 (hai) bản, người lao động giữ 01 (một) bản, người sử dụng lao động giữ 01(một) bản, trừ các trường hợp đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.  Hợp đồng lao động bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết hợp đồng bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật khi giao kết Hợp đồng lao động. 2.4 Điều kiện nội dung của hợp đồng lao động 2.3.1 Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng lao động là toàn bộ vấn đề được phản ánh trong Hợp đồng lao động nhằm tạo lập nên giá trị pháp lý của bản Hợp đồng lao động. Các nội dung của hợp đồng được thể hiện thông qua các Điều khoản của hợp đồng. - Căn cứ vào tính chất, Điều khoản của hợp đồng có thể chia làm hai loại: Điều khoản bắt buộc và Điều khoản thỏa thuận. - Căn cứ vào mức độ cần thiết, Điều khoản của hợp đồng có thể chia gồm: Điều khoản cần thiết và Điều khoản bổ sung. Điều khoản của hợp đồng lao động phải đủ các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; - Công việc và địa điểm làm việc: Những công việc các bên thỏa thuận trước hết phải được pháp luật thừa nhận là một việc làm. Công việc trong Hợp đồng lao động có tính quyết định tới sự tồn tại của Hợp đồng lao động. Nếu một thỏa thuận chưa có nội dung công việc phải làm hoặc quy định không đầy đủ các yếu tố liên quan thiết yếu đến công việc phải làm như số lượng, chất lượng, địa điểm làm việc, thời hạn, loại hợp đồng thì chưa phải là thỏa thuận có thể hình thành Hợp đồng lao động; - Thời hạn của hợp đồng lao động (có mục riêng); - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác: Mục đích lớn nhất của người lao động khi bán sức lao động chính là thu được một khoản tiền công. Nếu một người không lấy công thì không phải là quan hệ hợp đồng lao động. “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”. Quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực thuê mướn, sử dụng lao động; - Chế độ nâng bậc, nâng lương; - Thời gian là việc, thời gian nghỉ ngơi: Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là cần thiết để người lao động có thể phục hồi sức khỏe, tiếp tục làm việc. Thời gian làm việc có sự khác biệt phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại lao động như lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người lao động được rút ngắn thời gian làm việc. Nội dung về thời giờ làm việc nghỉ ngơi trong hợp đồng lao động phải tuân theo quy định của pháp luật lao động, còn các trường hợp khác hai bên tự thỏa thuận; - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Người lao động theo Hợp đồng lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động trong quá trình làm việc có nhiều khả năng gặp rủi ro. Người lao động theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động trong quá trình làm việc có nhiều khả năng gặp rủi ro; tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật cho phép linh hoạt như: Hợp đồng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề 2.4.2 Thời hạn của hợp đồng Hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động về bản chất là hợp đồng dân sự được xác lập trên cơ sở thỏa thuận vì vậy theo Điều 23 Bộ luật lao động 2019: Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.   Hiệu lực của hợp đồng lao động được xác định dựa trên loại hợp đồng. Hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn. Hợp đồng không xác định thời hạn không có thời điểm hết hiệu lực. Trong khi đó, hợp đồng xác định thời hạn hết hiệu lực theo thời hạn của hợp đồng nếu hai bên ký kết hợp đồng mới. 2.4.3 Một số điểm cần tránh khi soạn thảo hợp đồng lao động - Sử dụng căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực - Không đủ thông tin người lao động và người sử dụng lao động - Không ghi cụ thể địa chỉ làm việc  - Mặc nhiên quy định người lao động phải làm thêm giờ - Cho rằng người lao động chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu - Hình thức trả lương không cụ thể Hiện nay, người sử dụng lao động thường không coi trọng việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động là việc cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động lẫn người sử dụng lao động, khách hàng có thể đến Vietlawyer.vn để có thể tư vấn, đại diện các vấn đề:  - Đại diện người sử dụng lao động giải quyết tranh chấp lao động đối với người lao động; - Tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội; - Tư vấn các vấn đề về nội dung và hình thức của hợp đồng được ký kết với người lao động. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
 
hotline 0927625666