Tất cả sản phẩm

Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? 1.Khi nào thì chứng minh nhân dân hết hạn? Theo tiểu mục 4 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định về số và thời hạn sử dụng của CMND như sau: ĐỐI TƯỢNG CẤP CMND ... 4. Số và thời hạn sử dụng của CMND. CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp. Căn cứ Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. 3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. ….. Theo quy định trên, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết 15 năm kể từ ngày cấp. Và theo quy định, khi chứng minh nhân dân đã hết hạn thì công dân phải đổi sang thẻ Căn cước công dân. 2.Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)…. b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; …. Theo đó, người có chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì đã vi phạm quy định về việc cấp thẻ căn cước công dân. Do đó, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. 3.Thẻ căn cước công dân được cấp mới có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ Luật Căn cước công dân 2014 như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, thẻ căn cước công dân được cấp mới sẽ không có một thời hạn sử dụng cụ thể là bao nhiêu năm phải đổi như chứng minh nhân dân. Mà theo quy định pháp luật thì đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân. Lưu ý rằng: trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đất xen kẹt mặc dù không được pháp luật quy định nhưng trên thực tế thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn. Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Vậy có thể xây nhà trên đất xen kẹt không? Hãy cùng công ty Luật VietLawyer tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Có thể xây nhà trên đất xen kẹt không? Luật đất đai năm 2013 quy định phải sử dụng đất đúng kế hoạch và đúng mục đích. Quá rõ ràng đất xen kẹt phần lớn là đất nông nghiệp, mà đã là đất nông nghiệp khi không được phép xây nhà. Như vậy phần đất này sẽ không được xây nhà, muốn xây nhà bạn phải làm Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, nếu có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất bạn mới có cơ hội xây nhà, bằng không nếu cố ý xây nhà thì mảnh đất của bạn được tính là xây dựng sai quy định, ngoài việc phải nộp phạt vi phạm hành chính còn bị yêu cầu tháo dỡ các công trình đã xây. Khi xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bạn nhận quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, cá nhân phải làm đơn xin xây dựng các công trình gửi lên sở xây dựng để được xây nhà. 2. Điều kiện chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở để xây nhà Căn cứ Điểm d, Điểm e, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai quy định như sau: “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm: … d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; … e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở”. Như vậy, việc chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, căn cứ Điều 52, Luật Đất đai quy định như sau: “Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 1. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”. Như vậy, UBND cấp huyện chỉ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt thành đất ở khi đủ 2 điều kiện sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan Nhà nước phê duyệt cho phép chuyển sang đất ở. Nếu không có kế hoạch thì người sử dụng đất phải đợi. Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định 3.Thủ tục chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở 3.1. Hồ sơ chuẩn bị Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3.2. Quy trình thực hiện Căn cứ Điều 69, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm: Thẩm tra hồ sơ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân. 4. Chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở mất bao lâu? Căn cứ Khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian trả kết quả không quá 25 ngày. - Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. 5. Quy định mới về chuyển đổi đất xen kẹt Căn cứ quy định tại Khoản 11, Điều 1, Nghị định 148/2020/NÐ-CP về thì các thửa đất nhỏ hẹp (người dân thường gọi là đất xen kẹt) do Nhà nước quản lý sẽ ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng. Nếu không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề. Nếu có từ hai người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp thì việc giao đất, cho thuê đất sẽ thực hiện qua hình thức đấu giá. Không áp dụng hình thức đấu giá với trường hợp chỉ có một người có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, trong Khoản 1, Điều 1 của Nghị định trên có quy định như sau: Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai. Theo quy đinh trên nếu giao đất, cho thuê đất xen kẹt gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề thì việc thời hạn sử dụng đất được xác định theo nhóm đất sử dụng ổn định lâu dài và nhóm đất sử dụng có thời hạn. Như vậy, đất xen kẹt có thể chuyển thành đất ở nếu được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục chuyển đổi theo hướng dẫn ở trên. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc có được xây nhà trên đất xen kẹt và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất với đất xen kẹt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Mang thai hộ là gì? Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Mang thai hộ là gì? Theo khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. - Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. - Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. 2. Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều này đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 10/2015/NĐ- CP ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Nghị định số 10). Khi cặp vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai thì có thể được coi là vô sinh (Khoản 2, Điều 2, Nghị định 10). Cặp vợ chồng vô sinh muốn được nhờ mang thai hộ phải gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về mang thai hộ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Biện pháp xử phạt đối với hành vi ngoại tình? - Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ. Vậy các biện pháp xử phạt đối với hành vi ngoại tình là gì? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã khẳng định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi sau: - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Đồng thời, theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã khái niệm "chung sống như vợ chồng" được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Từ quy định trên, cho thấy rất rõ Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi ngoại tình (chung sống như vợ chồng) với người đã có gia đình. Qua đó, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng * Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mặt khác, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người nào có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát + Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Do đó, từ quy định trên, thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình là một hành vi không chỉ vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi thì có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Đảng viên ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào? - Hiện nay, việc ngoại tình diễn ra khá phổ biến, vậy đảng viên ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, Đảng viên có hành vi ngoại tình có thể bị xử lý kỷ luật như sau: "Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn. b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án). d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi. e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng. g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ. 2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn. b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định. c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng." Đảng viên ngoại tình thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà đảng viên đó có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức hay nặng nhất thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng thì đảng viên còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời,
Vợ chồng tôi đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn, vậy có bị phạt không? - Chị H.Huệ (An Giang) Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời như sau:  Về đăng ký kết hôn theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:  "1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn." Việc vợ chồng chị tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn được xem như chung sống với nhau như vợ chồng.  Như vậy, pháp luật vẫn thừa nhận việc anh chị sống chung mà không cần đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, nếu phát sinh vấn đề giữa vợ chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định về pháp luật hôn nhân gia đình.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào? - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Vậy, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động; - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian sau: + Điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; + Điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; + Điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Lưu ý: Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu; - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; - Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Theo đó, nếu công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thì phải đảm bảo việc đơn phương chấm dứt này xuất phát từ một trong số các lý do được nêu trên. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Vợ chồng tôi đã ly hôn được 3 năm nhưng giờ muốn kết hôn lại với nhau có được không? - Chị M.Nhung (Hà Nam)  Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời như sau: Về quy định đăng ký kết hôn:  Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn." Như vậy, vợ chồng chị đã ly hôn thì vẫn kết hôn lại được.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
04 trường hợp không được thực hiện chứng thực chữ ký? Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định có 4 trường hợp không được thực hiện chứng thực chữ ký bao gồm: - Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. - Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các trường hợp không được chứng thực chữ ký. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? 1.Hợp đồng ủy quyền là gì? Tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp động ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân dân bên được ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định 2.Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau: Công chứng hợp đồng ủy quyền 1.Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Như vậy, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc. 3.Trường hợp nào ủy quyền bắt buộc phải công chứng? Các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: Thứ nhất, ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: “Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch 1.Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. 2.Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.” Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Thứ hai, ủy quyền khi mang thai hộ. Căn cứ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014 Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.” Vậy chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng. Thứ ba, ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Việc ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải lập thành văn bản có công chứng trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Như vậy theo các quy định trên các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: ủy quyền đăng ký hộ tịch; ủy quyền khi mang thai hộ; ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước. Khi phát hiện một hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thì người dân có thể tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền. Vậy cơ quan, người nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo sẽ nộp đơn tố cáo ở đâu? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Đơn tố cáo là gì? Tố cáo là việc công dân là cá nhân tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay tổ chức lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hay đe dọa đến quyền lợi, thiệt hại đến tài sản của nhà nước. Đơn tố cáo: Từ việc công dân muốn tố cáo lên các cơ quan chức năng phải có giấy tờ liên quan thì quan trọng nhất là đơn tố cáo để trình bày sự việc vi phạm pháp luật một cách chân thực theo diễn biến để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét, điều tra và xử lý vụ việc. Giải quyết tố cáo: là việc các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và giải quyết theo quyết định xử lý của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo sẽ theo quy định của pháp luật. 2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước 2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. 2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. 2.3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. 2.5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 3. Nộp đơn tố cáo ở đâu Vậy sau khi hoàn tất đơn tố cáo thì người tố cáo phải nộp đơn tố cáo ở đâu? Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì? - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được xác định là UBND xã. 2. Cần lưu ý gì khi xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 2.1. Trường hợp người yêu cầu đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau Người yêu cầu có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình - Nếu người yêu cầu không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND xã có văn bản đề nghị UBND xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó; - Sau khi nhận được văn bản đề nghị, UBND tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về tình trạng hôn nhân trong thời gian thường trú tại địa phương của người có yêu cầu. - Nếu kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật hoặc sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình. 2.2. Trường hợp yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng Người yêu cầu phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó - Trường hợp không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. - Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân. 2.3. Đối với hồ sơ - Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp 01 bản cho người yêu cầu. - Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn thì trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu. - Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết. - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp + Có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. + Trường hợp nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. - Trường hợp nộp hồ sơ online + Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng. + Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này. + Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả, người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xuất trình giấy tờ tuỳ thân, nộp các giấy tờ là thành phần hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định pháp luật hộ tịch. 3. Các cách thức xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Căn cứ tiểu mục 16 Mục A Phần II Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023, việc thực hiện thủ tục xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo các cách thức sau: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã ; - Hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; - Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.---.gov.vn). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được giải đáp kịp thời. Trân trọng./.
 
hotline 0927625666