Tất cả sản phẩm

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Phần II)- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại phần I, đọc giả đã được làm rõ các hướng dẫn liên quan đến thời hiệu khởi kiện, hình thức của (hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (HĐVQSDĐ), điều kiện có hiệu lực của HĐVQSDĐ, các trường hợp không được nhận được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hướng dẫn giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất. Trong phần dưới đây, Công ty Luật Vietlawyer xin giới thiệu các hướng dẫn về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.   1. Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu...”. Để xác định giao dịch với người thứ ba có được bảo vệ hay không thì cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập trước ngày 01/01/2017 thì giao dịch này vẫn bị xác định là vô hiệu (trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa). - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập từ ngày 01/01/2017 thì căn cứ theo quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015, giao dịch với người thứ ba không vô hiệu. 2. Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu - Xác định lỗi của các bên dẫn đến làm hợp đồng vô hiệu: Một bên bị coi là có lỗi nếu có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng QSD đất hoặc chuyển nhượng QSD đất là hợp pháp. Trường hợp HĐCN QSD đất vô hiệu do lỗi của cả hai bên thì Toà án phải xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên. - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Mỗi bên chịu trách nhiệm 1/2 giá trị thiệt hại nếu các bên đều có lỗi tương đương nhau làm cho HĐCN QSD đất vô hiệu; nếu mức độ lỗi không tương đương thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên. Nếu bên nhận chuyển nhượng QSD đất có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu, bên chuyển nhượng chỉ phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận); nếu bên nhận chuyển nhượng có lỗi làm ảnh hưởng giá trị sử dụng của QSD đất thì phải bồi thường khoản tiền cho bên chuyển nhượng để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu bên chuyển nhượng có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu, bên chuyển nhượng phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận). Trường hợp có sự chênh lệch giá mà bên nhận chuyển nhượng bị thiệt hại thì bên chuyển nhượng phải bồi thường khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên nhận chuyển nhượng đã trả. Nếu trong thời gian quản lý, bên nhận chuyển nhượng đã có tác động làm tăng giá trị QSD đất thì khi nhận lại QSD đất, bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên chuyển nhượng có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên nhận chuyển nhượng vẫn cố tình tác động. - Xác định thiệt hại: Khi tuyên bố HĐCN QSD đất vô hiệu, Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền bên chuyển nhượng bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm hủy hoại đất; khoản tiền bên nhận chuyển nhượng đầu tư cải tạo làm tăng giá trị QSD đất, tài sản, cây lâu năm trên đất. Trường hợp HĐCN QSD đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015, thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị QSD đất do các bên thoả thuận với giá trị QSD đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có. Trong trường hợp các đương sự không thoả thuận được về giá trị QSD đất và giá trị thiệt hại, Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị QSD đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh có quy định giá trị QSD đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng QSD đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng QSD đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do UBND quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị QSD đất mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá QSD đất do UBND quy định hoặc giá QSD đất do Trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Phần I) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 1. Về thời hiệu khởi kiện Các hợp đồng về quyền sử dụng đất xác lập từ ngày 01/07/2016, Tòa sẽ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên trước khi Tòa án sơ thẩm ra quyết định, bản án có hiệu lực về hợp đồng. Thời hiệu khởi kiện là ba năm, kể từ ngày người cs quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của minh bị xâm phạm.  Đối với Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất được xác lập trước ngày 0107/1996, phải áp dụng các quy định về thời hiệu mà các văn bản pháp luật trước đây để xác định thời hiệu còn hay hết. Đối với HĐCNQSDĐ đất được xác lập từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2005 mà BLDS và các văn bản pháp luật khác không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là 02 năm  Đối với HĐCNQSDĐ đất được xác lập từ ngày 01/01/2005 mà BLDS và các văn bản pháp luật khác không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 (hai) năm, kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.  2. Về hình thức của HĐCNQSDĐ Theo Điều 502 BLDS năm 2015, HĐCNQSD đất phải được lập thành văn bản, có hình thức phù hợp với quy định của BLDS, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định HĐCNQSD đất phải được công chứng, chứng thực, việc công chứng phải bảo đảm theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.  Bên cạnh các quy định chung về hình thức của hợp đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể, lưu ý áp dụng các quy định của pháp luật cho phù hợp như: - Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng khi chuyển nhượng chỉ lập giấy viết tay và chưa được công chứng, chứng thực  Thông thường HĐCNSDĐ không tuân thủ quy định công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định đối với trường hợp giao dịch đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó mà các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa. - Việc công nhận hoặc tuyên vô hiệu giao dịch chuyển nhượng QSD đất khi vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng căn cứ vào các văn bản sau đây: + Giao dịch xảy ra trước ngày 01/7/2004 thì căn cứ Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết; + Giao dịch xảy ra trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 134 BLDS năm 2005, Toà án quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì tuyên giao dịch vô hiệu; + Giao dịch xảy ra từ ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 làm căn cứ giải quyết; 3. Về điều kiện của HĐCNSDĐ HĐCNQSD đất có hiệu lực khi bảo đảm những điều kiện sau đây: - HĐCNQSD đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015; - Bảo đảm các điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015. Đối với bên chuyển nhượng phải là chủ thể có QSD đất hợp pháp, được quyền chuyển nhượng QSD đất. Bên nhận chuyển nhượng phải bảo đảm các điều kiện như: Phải là người được phép tham gia giao dịch chuyển nhượng QSD đất; không bị hạn chế quyền nhận chuyển nhượng QSD đất (các trường hợp bị hạn chế nhận chuyển nhượng QSD đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013); - QSD đất chuyển nhượng phải đã có giấy chứng nhận QSD đất; - QSD đất được chuyển nhượng không thuộc diện bị tranh chấp, tức là chưa có cơ quan có thẩm quyền nào đã thụ lý, giải quyết khiếu nại, đơn khởi kiện về đất. - QSD đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án. Về nguyên tắc, nếu QSD đất được xem là nguồn tài sản của các cá nhân vi phạm pháp luật (hoặc đang là tài sản bảo đảm nghĩa vụ thanh toán dân sự) thì sẽ không được đưa ra làm tài sản chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng QSD đất thuộc diện bị kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án là không hợp pháp và thuộc điều cấm của pháp luật đất đai. Do đó, giao dịch này sẽ bị vô hiệu. - QSD đất còn thời hạn sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất là cơ sở hết sức quan trọng nhằm xác lập QSD đất của cá nhân, tổ chức. Nếu không còn thời hạn sử dụng đất mà chưa xin gia hạn hay thực hiện thực hiện các thủ tục liên quan, đồng nghĩa với việc người dân không được sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng đối với các diện tích đất này sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. - Đất chuyển nhượng còn phải bảo đảm diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất chuyển nhượng. Nếu vi phạm điều kiện này thì hợp đồng chuyển nhượng được xác định là vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. - Việc chuyển nhượng QSD đất phải tuân thủ đúng theo các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật; phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. 4. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng QSD đất - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng QSD đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng QSD đất. - Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không có hộ khẩu tại địa phương không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa. - Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng QSD đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. 5. Giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất - Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng cho người khác Trước đây khi giải quyết đối với các trường hợp này thì Tòa án thường xác định hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh nhiều trường hợp việc chuyển nhượng đất có sự đồng ý của hai vợ chồng nhưng khi làm thủ tục chuyển nhượng chỉ có một bên đại diện ký hợp đồng, việc chuyển nhượng có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó do nhiều nguyên nhân (giá đất tăng cao, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh... ) nên lấy lý do một bên không ký vào hợp đồng để đề nghị tuyên hợp đồng vô hiệu, gây thiệt hại cho bên nhận chuyển nhượng. Để khắc phục vấn đề này, HĐTP Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016; theo đó, nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất và công nhận hợp đồng. - Trường hợp nhà đất là di sản thừa kế và đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng Để giải quyết đối với trường hợp này, HĐTP Tòa án nhân dân tối cao cũng thông qua Án lệ số 16/2017/AL ngày 14/12/2017 về công nhận HĐCNQSD đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng, theo đó: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận HĐCN QSD đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng. - Trường hợp đất được cấp cho hộ gia đình nhưng việc chuyển nhượng không được sự đồng ý của đầy đủ các thành viên trong hộ Căn cứ Điều 102 và Điều 212 BLDS năm 2015, việc chuyển nhượng đối với tài sản chung của hộ gia đình cần phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất và phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định. Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013 thì “HĐVQSD đất của hộ gia đình phải được người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”. Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì “Người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về QSD đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu là như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, pháp luật trao cho đương sự quyền được “thay đổi, bổ sung yêu cầu”. Tuy nhiên, quyền hạn đó cũng có sự giới hạn nhất định nhằm tạo ra sự thống nhất trong quá trình giải quyết; tránh ảnh hưởng đến quá trình thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ chứng minh của yêu cầu mới và trên hết là hướng đến đảm bảo quyền lợi cho các bên trong vụ án. Nếu chấp nhận yêu cầu mới đồng nghĩa với việc không cho bên còn lại thời gian chuẩn bị để phản bác yêu cầu mới đó. Nếu không chấp nhận yêu cầu mới thì lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người yêu cầu mà phải giải quyết bằng một vụ án khác. Công ty Vietlawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: Theo đó, quyền ”sửa đổi, bổ sung yêu cầu” của đương sự sẽ được chia thành 02 trường hợp: 1. Trước khi diễn ra phiên tòa Đương sự sẽ được quyền “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu” theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà không cần quan tâm đến phạm vi sửa đổi, bổ sung yêu cầu đó hẹp hơn, rộng hơn, nhiều hơn yêu cầu cũ trước đó như thế nào. Hay nói cách khác, trong giai đoạn này, việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự không bị giới hạn phạm vi, được quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Quyền, nghĩa vụ của đương sự: Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. 2. Tại phiên tòa Tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 quy định:  Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi  yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Về mặt ngữ nghĩa, nếu hiểu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện như các ví dụ trên thì sẽ không thể có trường hợp bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vẫn trong phạm vi yêu cầu khởi kiện. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc “không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu” là như thế nào. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định hiện hành về cách hiểu thế nào là “yêu cầu khởi kiện ban đầu”, chúng ta sẽ phần nào nhìn nhận được “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện” là ra sao? Về quy định của BLTTDS, tại khoản 1 Điều 188 BLTTDS 2015 quy định về phạm vi khởi kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều  cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Có nghĩa là nguyên đơn có quyền khởi kiện trong cùng vụ án với nhiều quan hệ pháp luật khác nhau có liên quan, ví dụ: A khởi kiện B đòi lại nhà cho ở nhờ đồng thời yêu cầu bồi thường do làm hư hỏng nhà, ở đây trong cùng một vụ kiện có  yêu cầu khởi kiện là hai quan hệ pháp luật có liên quan với nhau, một là yêu cầu đòi lại nhà cho ở nhờ và hai là đòi bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng nhà. Như vậy, yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 244 BLTTDS được hiểu là yêu cầu khởi kiện ban đầu gồm một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau. Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải thuộc trường hợp bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết và việc bổ sung, thay đổi đó được thực hiện tại phiên tòa. (Trong quá trình giải quyết vụ án nếu họ bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì Thẩm phán vẫn thụ lý giải quyết và tùy từng trường hợp mà thu tạm ứng án phí). Việc BLTTDS quy định không cho phép đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu là vì các vụ án đều có thời hạn giải quyết, nếu tại phiên tòa đương sự bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì HĐXX không thể thu thập, xác minh thêm chứng cứ cho việc giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu, kể cả việc phải giám định, thẩm định, định giá, hòa giải… Trong trường hợp này, HĐXX không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu nhưng đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật đó. Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố,  yêu cầu độc lập ban đầu. Trên đây là quan điểm của Luật sư về trường hợp vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính? -Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật liên quan. Vậy có thể khởi kiện hành chính với những đối tượng nào? Mời bạn đọc cùng Công ty Luật VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 1. Đối tượng khởi kiện hành chính là gì?  Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính mang tính cá biệt do cơ quan hành chính có thẩm quyền ban hành hay là hành vi hành chính của công chức nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức và một số đối tượng khác được cho là xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó. (Ảnh minh họa: Đối tượng khởi kiện hành chính) 2. Đối tượng khởi kiện hành chính bao gồm những gì? 2.1 Quyết định hành chính bị kiện Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, một quyết định hành chính bị kiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Hình thức của quyết định hành chính bị kiện là văn bản, có thể được thể hiện dưới những tên gọi khác nhau như quyết định, công văn, thông báo… - Do cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thể quản lý nhà nước) hoặc một số chủ thể khác được trao quyền quản lý ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành trong phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ công quyền của họ. - Nội dung của quyết định hành chính luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành. - Quyết định hành chính là quyết định cá biệt, được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể và có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể. - Quyết định hành chính đó phải làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.2 Hành vi hành chính bị kiện Dấu hiệu của hành vi hành chính bị kiện được Luật tố tụng hành chính quy định tại Điều 3 và Điều 4, bao gồm: - Một là, do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được trao quyền quản lý thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành. - Hai là, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước. - Ba là, biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ do nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước. - Bốn là, hành vi mang tính cá biệt. - Năm là, hành vi đó ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Lưu ý: Khi xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính thì cần xem xét có thuộc trường hợp mà pháp luật quy định không phải là đối tượng khởi kiện tại Tòa án hay không? Gồm 3 trường hợp sau: - Những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định. - Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án. Các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành hoặc thực hiện trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng, thẩm quyền liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Các quyết định, hành vi này nếu không hợp pháp hoặc bị cho rằng không hợp pháp thì có phương thức xử lý riêng quy định tại Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. - Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Đó là các quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. 2.3 Các đối tượng khởi kiện khác Trường hợp có liên quan đến các vấn đề như bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, kỷ luật công chức hay quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây cũng được coi là một trong các đối tượng khởi kiện theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính. Trên đây là nội dung giới thiệu của Công ty Luật VietLawyer về đối tượng khởi kiện hành chính. Mọi nhu cầu thắc mắc hoặc cần luật sư hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0927625666. Trân trọng ./. =================================================================================
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
Đơn Khởi Kiện Nộp Tại Cơ Quan Nào | Hướng Dẫn Của Vietlawyer.vn, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Khi bạn mong muốn khởi kiện nhưng không biết đến trình tự thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự. Công ty Luật TNHH Vietlawyer sẽ chia sẻ các quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Tòa án đối với từng vụ việc dân sự. Trong thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thẩm quyền của tòa án được quy định rõ trong pháp luật và phụ thuộc vào yêu cầu của người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện ra tòa. 1. Các cấp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện giải quyết các tranh chấp dân sự bao gồm: Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.  2. Các lĩnh vực tranh chấp Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  "Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này." Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; - Tranh chấp về kinh doanh, thương mại; - Tranh chấp về lao động; - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.  Trừ các tranh chấp:  - Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngân chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; - Các tranh chấp liên quan tới Sở hữu trí tuệ, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty với công ty, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, người quản lý; - Các vụ việc có yếu tố nước ngoài; - Các vụ việc có yếu tố phức tạp; - Các vụ việc có liên quan khác. 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh  Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: "Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện." Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết nêu trên. - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi thấy giải quyết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Không chỉ tư vấn thủ tục nộp Đơn khởi kiện mà các hoạt động liên quan sau này như thủ tục nộp tạm ứng án phí, giao nộp tài liệu chứng cứ, v.v... vô cùng phức tạp. Tại vietlawyer.vn chúng tôi có thể:  - Nhận ủy quyền khách hàng thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự; - Tư vấn giải quyết các tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự; - Nhận hòa giải các tranh chấp dân sự tiền tố tụng; - Nhận ủy quyền của khách hàng tranh tụng tại Tòa án. - Soạn thảo các đơn từ, văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án; - Tham gia phiên tòa xét xử các cấp với vai trò Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Hay liên hệ với Vietlawyer.vn để được tư vấn nhanh chóng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Trân trọng!
 
hotline 0927625666