Tất cả sản phẩm

Thủ tục ly hôn thuận tình - Ly hôn thuận tình là việc cả hai vợ chồng không còn tình cảm, quyết định ly hôn, và đã thỏa thuận xong quyền nuôi con và tài sản nếu có. 1. Hồ sơ ly hôn thuận tình Để được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau: - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Giấy xác nhận cư trú; - CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao có chứng thực); - Giấy khai sinh bản sao có chứng thực - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (bản sao); - Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao); 2. Thủ tục ly hôn thuận tình Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng có thể được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện. Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đều muốn ly hôn thì sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ và tiến hành theo thủ tục ly hôn thuận tình như bài viết trên. Tuy nhiên, nếu trong quá trình hòa giải, vợ chồng bạn suy nghĩ lại và không muốn ly hôn nữa, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ yêu cầu ly hôn của hai người. Công ty Luật VietLawyer, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ đem đến cho các bạn dịch vụ ly hôn trọn gói, giải quyết nhanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất cho bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Trúng Xổ Số Có Phải Chia Tiền Cho Vợ Chồng Không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trúng xổ số muốn tìm hiểu, thực hiện nhưng lo lắng về các vấn đề pháp lý liên quan. Trúng số xổ số là giấc mơ của nhiều người, nhưng việc chia sẻ tiền thưởng với vợ/chồng là một vấn đề gây tranh cãi trong hôn nhân. Nếu bạn không muốn chia sẻ số tiền trúng xổ số với vợ/chồng mà vẫn muốn đảm bảo tính hợp pháp của việc này, có các trường hợp như sau để bạn có thể thực hiện mà vẫn hợp pháp. Dưới đây là những cách để không chia tiền trúng xổ số cho vợ/chồng mà vẫn tuân thủ quy định pháp luật. 1, Trường hợp 1: Xổ số được mua bởi tài sản riêng của một người Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu bạn mua xổ số bằng tài sản riêng của một người (vợ hoặc chồng) thì khoản tiền trúng xổ số là tài sản riêng của chính người đó. Cụ thể:  "Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng." Các tài sản riêng mà bạn có thể dùng để mua xổ số bao gồm: - Tài sản riêng trước khi kết hôn; - Tài sản được hưởng thừa kế riêng; - Tài sản đã được thỏa thuận trước khi kết hôn Nếu chứng minh được việc bạn chỉ sử dụng tài sản riêng của bạn cho mục đích mua xổ số, bạn có thể hoàn toàn sở hữu khoản tiền trúng nói trên. 2, Trường hợp 2: Hai bên đã xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Căn cứ theo Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:  "Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn." Nếu vợ, chồng đã xác lập các thỏa thuận liên quan tới tài sản trước thời kì hôn nhân, đã công chứng, chứng thực, trong đó tiền thưởng trúng số thuộc về một người thì người đó có thể nhận hoàn toàn tiền trúng xổ số  3, Trường hợp 3: Người nhận xổ số thực hiện thủ tục nhận thưởng sau khi vợ/chồng ly hôn và thỏa thuận tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Xổ số trong trường hợp sử dụng tài sản chung của vợ/ chồng thì vẫn là tài sản chung. Tuy nhiên, khoản tiền trúng sổ xố lại là lợi tức của tờ xổ số trên. Nếu người trúng số không đến nhận thưởng thì khoản lợi tức trên không hình thành. Căn cứ theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 109. Hoa lợi, lợi tức Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản."  Trong trường hợp này, hai vợ chồng sau khi ly hôn và thỏa thuận tài sản chung trong thời kì hôn nhân, đồng thời sổ xố được chia cho người trúng số. Lúc này, lợi tức phát sinh từ tờ xổ số sau khi đã phân chia tài sản thuộc chỉ thuộc về một người. Người đó hoàn toàn có thể nhận toàn bộ khoản tiền thưởng nói trên một cách hợp pháp. Như vậy bạn có thể không cần chia tiền trúng xổ số cho vợ hoặc chồng của mình nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. VietLawyer cung cấp các dịch vụ pháp lý như: - Tư vấn pháp lý liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; - Tư vấn xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước thời kì hôn nhân; - Tư vấn các thủ tục ly hôn, thủ tục nhận tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. Nếu bạn hoặc người thân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Trân trọng./. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quyền Nuôi Con Từ Đủ 07 Tuổi Trở Lên Khi Ly Hôn? - Con dưới 36 tháng thì mẹ được quyền ưu tiên nuôi con, con dưới 07 tuổi thì xem xét điều kiện của hai bên bố mẹ còn con từ đủ 07 tuổi trở lên thì được quy định như thế nào? Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Vietlawyer, xin được tư vấn như sau: 1. Cơ sở pháp lý: Khoản 3 điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.” Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” 2. Hướng dẫn của Luật sư Khi ly hôn, hai bên thỏa thuận, thống nhất được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì đối với con trên 07 tuổi thì Tòa án ngoài việc xem xét điều kiện của hai bên và xem xét nguyện vọng của con để quyết định quyền nuôi con. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ghi nhận việc xem xét nguyện vọng của con để đưa ra quyết định về việc trao quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hình thức để các con có thể thể hiện nguyện vọng của mình. Trên thực tế, thông thường Tòa án sẽ sử dụng hai hình thức lấy ý kiến của con là lấy ý kiến trực tiếp hoặc thông qua bản tự khai của con. Việc lấy ý kiến được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn. Có Tòa án yêu cầu cha mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai (thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ) ngoài trụ sở Tòa án. Cũng có trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con. Mỗi hình thức lấy ý kiến của con đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng sẽ luôn đảm bảo các nguyên tắc thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức… của các con. Như vậy, Tòa án sẽ lấy ý kiến của con bạn trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Để thể hiện nguyện vọng muốn sống cùng mẹ khi cha mẹ ly hôn của con bạn sẽ tùy vào hình thức thực hiện của từng Tòa án. Nếu tòa án nơi bạn nộp đơn ly hôn không thực hiện lấy ý kiến trực tiếp, con của bạn có thể làm bản tự khai và xin xác nhận từ UBND cấp xã nơi người con đang sinh sống rồi nộp cho Tòa án để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Quý khách hàng có nhu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn, giành quyền nuôi con, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và cung cấp những dịch vụ tốt nhất/ Trân trọng./. ==============================================================================
Con Có Được Mang Họ Của Mẹ Hay Không? Tư Vấn Từ Luật Sư Việt? - Là câu hỏi của nhiều phụ huynh có nhu cầu đăng kí khai sinh cho con, nhiều bà mẹ đơn thân quan tâm hiện nay. Trong văn hóa Việt Nam, việc đặt tên cho con cái là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề đặt tên theo họ của mẹ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Theo tập quán, thông thường trẻ em được đặt tên theo họ của cha, tức là theo họ nội. Câu hỏi đặt ra là việc đặt tên theo họ của mẹ có vi phạm pháp luật hay không, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ giải pháp thắc mắc của khách hàng tại phần dưới đây. 1. Các quy định liên quan tới việc đặt tên cho con Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 26. Quyền có họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. 5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác." Có thể kết luận, tên của con cần có các yếu tố sau: - Bắt buộc phải có cả họ và tên  - Họ có thể đặt theo tên họ của cha hoặc họ của mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không thỏa thuận thì xác định họ của con theo tập quán  - Tên đặt cho con bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự - Tên đặt cho con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 2. Trả lời cho việc có thể đặt tên theo họ của mẹ được không  Từ những phân tích có thể kết luận, việc con mang họ của mẹ không vi phạm pháp luật. Việc đặt tên hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận và nguyện vọng của cha, mẹ. Tên của con buộc phải phù hợp với các yếu tố nêu trên. Trong trường hợp mẹ là người nước ngoài, họ của con vẫn có thể đặt theo họ mẹ. Tuy nhiên, tên của con bắt buộc phải bằng tiếng Việt. Đến với Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn: - Tư vấn và thực hiện các thủ tục khai sinh cho con, thay đổi họ tên cho con; - Ủy quyền đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội cho con khách hàng; - Tư vấn về vấn đề hưởng thai sản cho mẹ sau khi mang thai. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn Khởi Kiện Nộp Tại Cơ Quan Nào | Hướng Dẫn Của Vietlawyer.vn, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Khi bạn mong muốn khởi kiện nhưng không biết đến trình tự thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự. Công ty Luật TNHH Vietlawyer sẽ chia sẻ các quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Tòa án đối với từng vụ việc dân sự. Trong thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thẩm quyền của tòa án được quy định rõ trong pháp luật và phụ thuộc vào yêu cầu của người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện ra tòa. 1. Các cấp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện giải quyết các tranh chấp dân sự bao gồm: Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.  2. Các lĩnh vực tranh chấp Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  "Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này." Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; - Tranh chấp về kinh doanh, thương mại; - Tranh chấp về lao động; - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.  Trừ các tranh chấp:  - Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngân chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; - Các tranh chấp liên quan tới Sở hữu trí tuệ, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty với công ty, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, người quản lý; - Các vụ việc có yếu tố nước ngoài; - Các vụ việc có yếu tố phức tạp; - Các vụ việc có liên quan khác. 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh  Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: "Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện." Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết nêu trên. - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi thấy giải quyết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Không chỉ tư vấn thủ tục nộp Đơn khởi kiện mà các hoạt động liên quan sau này như thủ tục nộp tạm ứng án phí, giao nộp tài liệu chứng cứ, v.v... vô cùng phức tạp. Tại vietlawyer.vn chúng tôi có thể:  - Nhận ủy quyền khách hàng thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự; - Tư vấn giải quyết các tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự; - Nhận hòa giải các tranh chấp dân sự tiền tố tụng; - Nhận ủy quyền của khách hàng tranh tụng tại Tòa án. - Soạn thảo các đơn từ, văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án; - Tham gia phiên tòa xét xử các cấp với vai trò Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Hay liên hệ với Vietlawyer.vn để được tư vấn nhanh chóng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Trân trọng!
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (bồi thường thiệt hại theo hợp đồng), trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt khi thực hiện hợp đồng, sẽ có nhiều lý do khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được theo đúng cam kết. Do đó vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được đặt ra.  1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, "Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng" là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm phải thực hiện trong hợp đồng bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm.  2. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng bao gồm: (i) Thiệt hại vậy chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn hạn chế khắc phục thiệt hại thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; (iv) Thiệt hại về tinh thần." 3. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 3.1. Mức thoả thuận của các bên Giống như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa trên thoả thuận của các đương sự. Bộ luật Dân sự 2015 luôn tôn trọng sự thoả thuận của các bên miễn sao thoả thuận đó không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.  3.2. Nếu không thoả thuận được Trường hợp các bên không thể thoả thuận và thống nhất được mức bồi thường hợp lý thì mức bồi thường sẽ được xác định dựa theo các quy định của pháp luật, tùy theo hợp đồng đó được ký kết trong lĩnh vực gì mà tòa án sẽ dựa vào Luật đó để áp dụng; Ngoài ra, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.  Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và quy định pháp luật hiện hành và những lưu ý khi giao kết hợp đồng.  Công ty Luật TNHH VIETLAWYER đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt trong vấn đề giao kết hợp đồng, hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho,... hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các điều khoản hợp đồng một cách hợp lý nhất, giảm và tránh thiệt hại lớn nhất có thể đến với bạn. Hoặc khi đã phát sinh những tranh chấp, cần hỗ trợ, tư vấn, đại diện, bảo chữa... hay liên hệ với chúng tôi bạn nhé. Trân trọng./. ===========================================================================================================
Quyền Nuôi Con Dưới 36 Tháng Tuổi Khi Ly Hôn? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người có con dưới 36 tháng tuổi quan tâm, thắc mắc khi mà họ chuẩn bị và có ý định ly hôn.  Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Vietlawyer xin được tư vấn như sau: 1. Căn cứ pháp lý Theo Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."  Và theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." 2. Hướng dẫn của Luật sư Vì vậy, đứng trên quan điểm pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi - nếu người mẹ bình thường, đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Sở dĩ có sự ưu tiên này cũng là để bảo vệ trẻ em, khi dưới 36 tháng tuổi được hiểu là con còn nhỏ, cần ăn uống, ngủ nghỉ, chăm sóc đặc biệt hơn và người mẹ là người thích hợp để nuôi nhất. Trừ các trường hợp sau:  - Thỏa thuận giữa vợ và chồng Khi có ý định ly hôn, hai bạn ngồi lại trao đổi, thỏa thuận người nuôi con trực tiếp một cách rõ ràng, xem ai là người phù hợp nhất để trực tiếp nuôi con. Để ít ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ nhất. - Trường hợp không thỏa thuận được Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho người chồng nếu người chồng có các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp này, người chồng cần phải chứng minh về điều kiện của mình cũng như điều kiện của người vợ. Một số tiêu chí có thể chứng minh: - Điều kiện kinh tế: Thu nhập hàng tháng của bạn, điều kiện về chỗ ở,...; - Môi trường sống: truyền thống gia đình, hoàn cảnh gia đình và các thành viên khác trong gia đình,...; - Thời gian dành cho con: của chính bạn, của các thành viên khác trong gia đình: ông, bà,... có thời gian chăm sóc con hay không? Bên cạnh các điều kiện mà người chồng đã chứng minh thì người chồng cần phải chứng minh vợ và gia đình của vợ không đủ điều kiện để có thể chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con.  Căn cứ vào đó, Tòa án sẽ có quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Với phương châm “Nỗ lực, tận tâm, ân cần và hiệu quả” chính là lời khẳng định, lời cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tận tâm của VietLawyer trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu cần tư vấn trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer theo Hotline số: 0927.625.666 để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.
Cách chia tài sản khi ly hôn là một trong hai vấn đề đau đầu nhất bên cạnh quyền nuôi con khi ly hôn. Thực tế đã có những vụ ly hôn kéo dài nhiều năm, tốn nhiều giấy mực mà vẫn không đâu vào đâu. Thậm chí tòa án đã tuyên nhưng cũng không thể thi hành án được. Có 2 cách chia tài sản khi ly hôn như sau 1. Theo thỏa thuận Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung, trường hợp này không có bất kỳ giới hạn nào về thỏa thuận, miễn là tự nguyện, tư giác hoàn toàn, không có dấu hiệu cưỡng ép, uy hiếp nào... 2. Chia theo theo quy định của pháp luật Nếu thỏa thuận thì chia theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. 2.1 Cách chia tài sản chung theo luật như sau - Tài sản được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. - Tài sản có thể chia bằng vật (có gì chia đó) hoặc định giá để một bên lấy hiện vật, bên kia nhận tiền. - Tài sản riêng của ai, vẫn thuộc về người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu có những tài sản mà không xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng (hỗ hợp có chung, có riêng) thì tính toán phần đóng góp, rồi định giá để một bên lấy tài sản, một bên nhận tiền, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2.2 Chia tài sản chung trong một số trường hợp 2.2.1. Vợ chồng sống chung với gia đình - Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. - Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 2.2.2 Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn * Chia quyền sử dụng đất là tài sản riêng: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. * Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: - Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; - Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên; - Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. * Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Có những cặp vợ/chồng ly hôn và tài sản được chia rất đơn giản theo thỏa thuận. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng mất nhiều năm không thể phân chia được tài sản, tranh chấp liên miêm, căng thẳng. Với vai trò của Vietlawyer.vn, cung cấp cho khách hàng dịch vụ Luật sư ly hôn, Luật sư chia tài sản trong vụ án ly hôn giúp khách hàng hiểu rõ, có thể thỏa thuận được, hoặc phân chia một cách công bằng, đúng theo quy định của pháp luật. Hay liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn sớm nhất. ==============================================================================================
Quyền Phản Tố Và Những Lợi Ích Sát Sườn Của Của Bị Đơn - là chủ đề mà các bị đơn ít quan tâm nhưng lại là quyền lợi quan trọng của họ. Yêu cầu phản tố là một khái niệm pháp lý được sử dụng trong thủ tục tố tụng dân sự nhằm đảm bảo sự công bằng trong các tranh chấp dân sự. Bài viết dưới đây, VietLawyer sẽ chia sẻ tới bạn đọc Quyền Phản Tố Và Những Lợi Ích Sát Sườn Của Của Bị Đơn. 1.Phản tố là gì? Yêu cầu phản tố thực chất là việc kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, yêu cầu phản tố phải theo kèm một số điều kiện để tránh nhầm lẫn với yêu cầu độc lập của bị đơn. 2.Các điều kiện để nhận diện yêu cầu phản tố Theo Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  "Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn 1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. 3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải." Từ điều trên có thể xác định các điều kiện để nhận diện một yêu cầu phản tố được coi là hợp lệ bao gồm đầy đủ các yếu tố sau:  1. Là yêu cầu về nội dung liên quan đến vụ án, không phải là yêu cầu liên quan đến thủ tục tố tụng. 2. Là yêu cầu mới, không cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan 3. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có sự liên quan và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho vụ án giải quyết được triệt để và chính xác hơn hoặc việc chấp nhận yêu cầu phản tố dẫn đến loại trừ hoặc bù trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan 4. Cùng quan hệ tranh chấp với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (cùng trong một loại tranh chấp dân sự; kinh doanh thương mại; lao động) 5. Bị đơn đưa ra nhằm mục đích buộc nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải thực hiện nghĩa vụ dân sự với bị đơn. Tại Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến giải quyết các tranh chấp dân sự, tư vấn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, đồng thời có thể là đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023 mới nhất, chính xác nhất, nhanh gọn nhất với sự hướng dẫn từ VIETLAWYER. 1. Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập doanh nghiệp?  Để cho việc thành lập doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị: - Một là, địa chỉ đặt làm trụ sở chính của công ty: Địa điểm để làm trụ sở Công ty có thể là địa điểm thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bạn hoặc địa điểm do bạn đi thuê/đi mượn của người khác. Địa điểm mà bạn chọn làm trụ sở chính nên là nơi có vị trí dễ dàng cho việc tìm kiếm cũng như đi lại để thuận tiện cho hoạt động của công ty; - Hai là, các thông tin về doanh nghiệp mà bạn sẽ thành lập như: Loại hình doanh nghiệp, thành viên, tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, số vốn góp, ....          *Lưu ý: Tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn không được trùng với tên của doanh nghiệp đã được thành lập trước đó bởi cá nhân/tổ chức khác. - Ba là, các giấy tờ liên quan như Căn cước công dân bản sao có chứng thực của thành viên, chủ doanh nghiệp, cổ đông của công ty, người đại diện theo pháp luật.... tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn thì pháp luật sẽ có những quy định khác nhau. 2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp? Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành chỉ thông qua 3 bước sau: * Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; Bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ mà pháp luật quy định ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Trong đó:  -  Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Bản sao giấy tờ pháp lý đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. -  Đối với Công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp + Điều lệ công ty; + Danh sách thành viên; + Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên; + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. - Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Điều lệ công ty; + Danh sách thành viên; + Bản sao các giấy tờ: (i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; (ii) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; (iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư. - Đối với Công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Điều lệ công ty; + Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; + Bản sao các giấy tờ sau đây:  (i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo pháp luật; (ii) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; (iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. * Bước 2: Nộp hồ sơ; Khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành theo một trong các phương thức sau: - Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Là việc bạn mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại bộ phận một của của Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở chính. Với phương thức này, bạn sẽ mất thời gian và có thể không nộp được ngay mà phải chờ qua các hôm sau do lượng hồ sơ được quá nhiều nên chuyên viên không xử lý kịp. - Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính: Là việc bạn gửi hồ sơ qua bưu điện và nhân viên giao hàng sẽ tiến hành giao đến bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Với phương thức này, bạn sẽ không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký để nộp. Tuy nhiên, thực hiện qua phương thức này thời gian sẽ lâu hơn và có thể xảy ra rủi ro thất lạc hồ sơ của bạn. Do vậy, có rất ít cá nhân/tổ chức lựa chọn phương thức này để nộp hồ sơ. - Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: là việc bạn tiến hành thủ tục đăng ký trên trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/596/215/cong-thong-tin-quoc-gia-ve-dang-ky-doanh-nghiep.aspx mà không phải đến trực tiếp bộ phận một cửa để nộp. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nộp hồ sơ ở bất kỳ thời điểm nào mà không phải ngồi đợi hay xếp hàng, hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được gửi mà không sợ bị thất lạc. Đây cũng là thao tác phổ biến hiện nay được lựa chọn để đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp là có thể thực hiện thao tác này. Trong trường hợp bạn không có tài khoản, VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn trong việc nộp và nhận kết quả. * Bước 3: Nhận kết quả - Trong trường hợp hồ sơ của bạn còn thiếu sót hoặc cần sửa đổi thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung; -Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và hẹn ngày nhận kết quả cho bạn. 3. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER? 3.1.  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là gì? Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là việc Công ty Luạt TNHH VIETLAWYER sẽ thay bạn tiến hành các thủ tục và đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. 3.2. Sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER bạn cần chuẩn bị những gì? Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý của cá nhân/pháp nhân theo yêu cầu của từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn (chi tiết sẽ được VIETLAWYER hướng dẫn cụ thể) là có thể nhận được đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn các công việc còn lại từ việc soạn thảo các văn bản cần thiết, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền và trao tận tay cho bạn. Trên đây là nội dung tư vấn của VIETLAWYER về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023 . Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất có thế. Trân trọng cảm ơn! ======================================================================================
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu là một trong những vấn đề được quan tâm bởi các bên muốn tham gia ký kết một hợp đồng nào đó. Đôi khi các điều khoản và nội dung trong hợp đồng có thể khiến giao dịch bị vô hiệu và gây bất lợi cho cả hai bên. Cho nên nắm bắt các kiến thức pháp lý liên quan đến các quy định làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu là vô cùng quan trọng. Giao dịch dân sự là một hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải giao dịch nào cũng có giá trị pháp lý và được xem là có hiệu lực. Dưới đây là định nghĩa và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, một số lý do chính khiến giao dịch dân sự bị vô hiệu. 1. Định nghĩa và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  1.1 Định nghĩa Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự thiếu một trong các điều kiện sau: 1. Chủ thể giao dịch có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự 2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện 3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 4. Hình thức của giao dịch dân sự phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật  1.2 Hậu quả pháp lý  Giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ có những hậu quả pháp lý khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số hậu quả pháp lý phổ biến của giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm: - Các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không được xác lập  - Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục tình trạng ban đầu - Nếu không thể khôi phục tình trạng ban đầu thì có thể bồi hoản bằng tài sản 2. Một số lý do chính khiến giao dịch dân sự vô hiệu  Các lý do chính khiến giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm: 2.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Một số giao dịch dân sự có thể bị cấm hoặc giới hạn vì chúng vi phạm quy định về an toàn, đạo đức, tôn giáo, trật tự xã hội, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của đất nước. Ví dụ, một hợp đồng mua bán ma túy hoặc mại dâm sẽ bị vô hiệu vì chúng vi phạm các quy định pháp luật. 2.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo  Trong một số trường hợp, người tham gia giao dịch có thể giả mạo danh tính hoặc giả mạo giấy tờ để lừa đảo hoặc gây ra hiểm lầm trong quá trình giao dịch. Nếu sự giả tạo này được phát hiện, giao dịch sẽ bị vô hiệu. 2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người giao dịch chưa đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi Một số trường hợp người tham gia giao dịch không đủ năng lực pháp lý để thực hiện hợp đồng, ví dụ như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi. Trong những trường hợp này, giao dịch có thể bị vô hiệu. 2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn  Đôi khi, các bên tham gia giao dịch có thể nhầm lẫn về các điều kiện và điều khoản của hợp đồng. Nếu nhầm lẫn này dẫn đến sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu ý chí của các bên tham gia, giao dịch có thể bị vô hiệu. 2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Trong một số trường hợp, một bên tham gia giao dịch dân sự có thể bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép để ký kết giao dịch. Những hành động này khiến cho giao dịch không được thực hiện theo nguyện vọng của bên đó và có thể được coi là vô hiệu. Để xác định liệu giao dịch có bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép hay không, cần phải xem xét các tình huống cụ thể trong từng trường hợp. 2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Theo quy định của pháp luật, một số loại giao dịch dân sự phải được thực hiện theo hình thức bằng văn bản hoặc phải có sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền. Nếu giao dịch không tuân thủ đúng quy định về hình thức, nó có thể bị coi là vô hiệu. Các trường hợp này thường xảy ra trong các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc trong các hợp đồng cần được chứng thực bởi cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để xác định liệu một giao dịch dân sự có bị vô hiệu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tính chất của giao dịch, nội dung của hợp đồng, đối tượng của giao dịch, v.v... Do đó, cần phải thực hiện một số phân tích và xác định cụ thể từng trường hợp để có kết luận chính xác về tính hiệu lực của giao dịch dân sự. Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự mà khách hàng muốn xác lập, soạn thảo hợp đồng cho khách hàng để giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra. ===================================================================================
Dịch Vụ Ly Hôn Trọn Gói | Giá Rẻ - Giải Quyết Trong Nốt Nhạc, được Vietlawyer.vn cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành Việt Nam, luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Tại đây chúng tôi cung cấp các dịch vụ ly hôn, cụ thể: 1. Dịch vụ ly hôn thuận tình: Khi mà cả hai bên vợ hoặc chồng đều đồng ý và đồng thuận thì việc giải quyết sẽ được chúng tôi cung cấp nhanh chóng, gọn nhẹ. 2. Dịch vụ ly hôn đơn phương: Vụ việc sẽ phức tạp và cần trải qua nhiều quy trình thủ tục khác nhau, nhưng với kinh nghiệm của mình chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết theo yêu cầu của khách hàng. 3. Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước người: Là trường hợp mà một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc cả 2 là người nước ngoài và hiện đang thường trú tại Việt Nam, theo điều 127, Luật hôn nhân gia đình năm 2014. 4. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản sau ly hôn: Đây là việc khó và phức tạp, việc đưa ra phương án không tối ưu có thể gây thiệt hại lớn cho khách hàng. Nhưng với kinh nghiệm của Vietlawyer thì đây không phải là vấn đề lớn, khách hàng sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Ngoài ra nhưng phát sau khi đã có bản án và khả năng thi hành án, cũng là một vấn đền nan giải (khó giải quyết), của các vụ án ly hôn, cũng sẽ được Luật sư Việt  tư vấn tận tình cho khách hàng. 5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về con cái, sau ly hôn; Ly hôn, con cái chịu thiệt thòi, tuy nhiên việc giải quyết quyền nuôi con xưa nay chưa khi nào dễ dàng cả. Đôi khi vụ việc còn có thể bị đẩy lên và kéo dài nhiều năm. Ai nuôi được quyền nuôi con khi ly hôn? Chứng mình điều kiện để nhận quyền nuôi con như thế nào? Con trên 7 tuổi thì xử lý như thế nào? Còn dưới 36 tháng sẽ áp dụng quy định nào??? Tất cả những nội dung này, sẽ được chúng tôi tư vấn và bảo vệ khách hàng theo quy định của pháp luật. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ ly hôn trọn gói, nhanh; 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án tối ưu nhất; 2. Soạn và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết cho khách hàng chỉ việc đọc rồi ký; 3. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 4. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 5. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Cam kết dịch vụ: 1. Giá rẻ trên thị trường: Chúng tôi luôn cho rằng việc có nhiều khách hàng, và làm khách hàng hài lòng sẽ hơn rất nhiều việc có nhiều lợi nhuận trên ít khách hàng, nên chúng tôi luôn hướng đến giá hợp lý, để thu hút nhiều khách hàng hơn. 2. Bảo mật thông tin tuyệt đối của khách hàng: Thông tin của khách hàng cũng là tài sản mà chúng tôi có, và chúng tôi luôn giữ nó như vật máu của mình. 3. Đúng cam kết: Các vụ án, vụ việc, dĩ nhiên còn phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên là đơn vi có nhiều kinh nghiệm, uy tín, chúng tôi luôn cam kết và nỗ lực để hoàn thành công việc của khách hàng đúng tiến độ nhất.
 
hotline 0927625666