6 Bước thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân là quy trình thực hiện để cập nhật thông tin về dân cư của công dân. Một số trường hợp, công dân phải thực hiện thủ tục đổi lại thẻ, được quy định tại khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 có nêu:
Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
"Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu."
Bước 1: Chọn hình thức thông báo thông tin
Công dân có thể thực hiện thông báo lưu trú tới Công an xã tại địa phương. Thông báo lưu trú có thể được thực hiện qua các hình thức sau:
Trực tiếp đến Công an huyện tại địa phương;
Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
Thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Điền đơn đăng ký đổi thẻ
Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân. Nếu thông tin của công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh, sẽ sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân. Nếu thông tin của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh, cán bộ sẽ yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.
Hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân bao gồm:
- Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an) - 1 Bản chính
Trong trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, diều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ bao gồm:
- Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
- Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin công dân.
Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân để lập hồ sơ.
Sau khi cán bộ hoàn thành thông tin vào Phiếu thu nhận thông tin, bạn sẽ được cán bộ tiến hành thu nhận vân tay và chụp ảnh chân dung để cập nhật vào Căn cước công dân mới.
Bước 4: Kiểm tra thông tin
Sau khi tiến hành thu nhận vân tay và chụp ảnh chân dung, cán bộ sẽ in Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận và in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.
Bước 5: Thu căn cước công dân cũ và lệ phí
Cán bộ sẽ tiến hành thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân là miễn phí, trừ các trường hợp:
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.
Bước 6: Nhận kết quả
Thời gian cấp lại căn cước công dân mới là 07 ngày làm việc. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả thẻ là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Công dân có thể nhận thẻ trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu gửi qua đường chuyển phát đến địa chỉ của mình. Khi nhận được thẻ mới, công dân cần kiểm tra kỹ thông tin trên thẻ để đảm bảo tính chính xác và hiệu lực của thẻ mới.
Trong quá trình thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân, nếu người đăng ký có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào liên quan đến thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú, đổi thẻ căn cước công dân liên quan tới các trường hợp phức tạp, Bạn có thể liên hệ tới Vietlawyer.vn để được hỗ trợ và giải đáp.