Tất cả sản phẩm

Khi lợi nhuận làm mờ mắt con người, nhiều người đã bán rẻ lương tâm, buôn bán thực phẩm bẩn, gây ra những vụ giết người thầm lặng và kéo cái chết đến gần hơn với chính mình. Vậy, trong bài viết sau đây, VietLawyer sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về bán đồ ăn gây ngộ đỗ sẽ bị xử lý như thế nào?  1. Bán đồ ăn gây ngộ độc thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa. 2. Bán đồ ăn gây ngộ độc làm chết người bị đi tù bao nhiêu năm? Tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tổ chức Làm chết người Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ do quyết định của Tòa án. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì có thể bị xử lý như thế nào?  1.Chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu nào? Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa về chăn nuôi nông hộ như sau: "Điều 2. Giải thích từ ngữ 3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình." Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi nông hộ: "Điều 56. Chăn nuôi nông hộ Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: 1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; 2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; 3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường." 2.Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì nên làm gì? Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi: "Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi 1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. 12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Căn cứ Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường: "Điều 161. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do bạn không nói rõ nơi bạn đang sống có phải khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; nên không thể cấm hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn, nếu như khu vực của bạn ở là khu vực không được chăn nuôi thì việc hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn là vi phạm quy định của pháp luật, bạn có thể báo chính quyền đến giải quyết. Trong trường hợp khu vực bạn ở có cho phép nuôi thì hàng xóm bạn chỉ phải chịu trách nhiệm không để gây ra ô nhiễm môi trường. Nếu có ô nhiễm môi trường thì hàng xóm của bạn sẽ xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 3.Chăn nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: "Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này." Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 4.Chăn nuôi lợn không có biện pháp xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn mà không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Chị Mai - Lào Cai có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy định kỳ 01 năm một lần đối với cơ sở nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy định kỳ 01 năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này - Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý như sau: 1. Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên. 2. Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 2.500 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên. 3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2.000 m3 trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 m3 trở lên; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên. 6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3. 7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên. 9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; cơ sở tôn giáo có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 1.500 m3 trở lên. 12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 13. Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên; bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên. 14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên. 15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ. 16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên. 17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 2.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên. 18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên. 19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. 20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70 kg trở lên. 21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên./. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Giữa tôi và hàng xóm đã có mâu thuẫn từ trước. Cách đây vài hôm trong lúc đi nhậu say về tôi nhìn thấy xe máy của nhà hàng xóm dựng trước sân. Vì đã ghét nhau trước, cộng thêm tinh thần không được tỉnh táo do say rượu, tôi đã có hành vi dùng búa đập vào chiếc xe của hàng xóm. Hậu quả gây hư hỏng chiếc xe trị giá 10 triệu đồng. Sau đó, tôi đã đến xin lỗi và bồi thường cho hàng xóm chi phí để sửa chữa xe. Vậy trong trường hợp này tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi hủy hoại tài sản hay không? Câu hỏi của anh Hải (Nam Định). Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này; b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này; c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (2) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. (3) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. 2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại tài sản như sau: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. ... Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp bạn có hành vi hủy hoại tài sản gây thiệt hại về tài sản của hàng xóm với giá trị thiệt hại là 10 triệu đồng. Do đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. 3. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”. ... Như vậy, theo quy định trên thì tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do đó, mặc dù đã đền bù thiệt hại thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, việc bạn đã bồi thường thiệt hại cho hàng xóm có thể được coi là căn cứ để tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Vào đêm 12/9, trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini - số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, có diện tích khoảng 200m2, với khoảng 150 người dân sinh sống. Tính đến 19h20 ngày 13.9, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người tử vong và 37 người bị thương (trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong). Số người bị thương đang được cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố như Đại học Y Hà Nội; Bạch Mai, Đa khoa Hà Đông, Quân y 103... Đối với ngôi nhà trên, ông N.Q.M được UBND quận Thanh Xuân cấp phép xây dựng từ tháng 3/2015. Giấy phép xây dựng số 89 - 2015/GPXD, ngày 11/3/2015 do ông Đ.H.T - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân – ký. Công trình được quy định xây 6 tầng tuy nhiên, trên thực tế, căn nhà trên là một trong những công trình cao nhất ngõ 29 Khương Hạ, so với giấy phép, cao hơn 3 tầng. Sau khi đưa vào sử dụng, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống. Nhìn nhận vụ việc này, luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer cho biết: Hiện nay, trong Luật Nhà ở và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng không định nghĩa thế nào là chung cư mini. Sau khi sự việc cháy chung cư Khương Đình xảy ra, anh N.Q.M (sinh năm 1979, hiện trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy) đã bị khởi tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Bên cạnh trách nhiệm hình sự thì anh N.Q.M còn phải có trách nhiệm bồi thường dân sự. Căn cứ khoản 9, 10 Điều 38 Thông tư số 02 ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư như sau: “… 9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”. Theo quy định trên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và phải chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có lỗi trong việc để xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó, Ông Đ.H.T, nguyên Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân khi thấy chủ nhà xây dựng sai phép, ông đã có 2 văn bản chỉ đạo xử phạt. Ông đã ra quyết định cưỡng chế và giao Chủ tịch UBND phường Khương Đình thực hiện quyết định cưỡng chế. Vậy tại sao chung cư mini đã có quyết định xử phạt, có quyết định cưỡng chế mà vẫn đi vào hoạt động? Các cơ quan Nhà nước biết về vi phạm liên quan tới chung cư mini nhưng lại "phạt cho có", "phạt để cho tồn tại tiếp" thì các cơ quan cần vào cuộc điều tra thì mới có thể kết luận được. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân và các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ xe cơ giới là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua tuy nhiên nhiều người lại không biết rằng khi có tai nạn xảy ra thì nhận tiền bảo hiểm ở đâu?   Công ty Luật VietLawyer xin cung cấp thông tin hướng dẫn thủ tục lấy bồi thường bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông đường bộ căn cứ tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định như sau:  1. Thông báo cho công ty bảo hiểm Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi xảy ra tai nạn, người mua bảo hiểm hãy kiểm tra xem bảo hiểm mình mua của công ty bảo hiểm nào và thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử về tai nạn của mình đến với công ty đó. 2. Phối hợp giám định tổn thất Người mua bảo hiểm cùng với bên công ty bảo hiểm phối hợp thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan và chi phí giám định sẽ do công ty bảo hiểm chi trả. 3. Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. 4. Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường  - Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua Bảo hiểm cung cấp: + Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua bảo hiểm cung cấp: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp công ty bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, công ty bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của công ty bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do công ty bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: + Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; + Hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông. - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do công ty bảo hiểm lập được thống nhất giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Tiền bồi thường sẽ được chi trả trong vong 15 ngày kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường với mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra  tối đa là 150.000.000 đồng/ vụ tai nạn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
Vợ tôi ngoại tình trong thời gian trong thời kỳ hôn nhân, vậy vợ tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Q.Hùng (Nghệ An) Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Hiện nay việc sống chung như vợ chồng sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 1. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. (Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP) 2. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 Tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy đinh về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:  "1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó." Như vậy, dựa vào hậu quả của việc ngoại tình vợ bạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
    Tội phạm là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của xã hội, tùy loại tội phạm và mức độ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật có mức phạt cụ thể khác nhau. Thời gian qua, xuất hiện không ít trường hợp người cao tuổi phạm tội, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy những trường hợp người cao tuổi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khi nào được coi là người cao tuổi, người già yếu theo quy định?    Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về độ tuổi được xem là người cao tuổi cụ thể như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.     Như vậy, mọi công dân VIệt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên thì đều là người cao tuổi theo quy định của người cao tuổi.     Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người "già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại. 2. Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi như thế nào? - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Cụ thể, theo Điểm o Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: ... o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Tha tù trước thời hạn có điều kiện     Theo Điểm e Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau: Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện 1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: ... e) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn. Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn; - Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên     Căn cứ theo Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về không thi hành án tử hình thuộc các trường hợp như sau: Điều 40. Tử hình ... 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự     Căn cứ theo Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi che giấu tội phạm: 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.     Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi không tố giác tội phạm: 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Cải tạo không giam giữ     Căn cứ theo Khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người cao tuổi như sau: 4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. 3. Một số quy định khác liên quan đến người già yếu trong Bộ luật Hình sự     Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sử dụng thuật ngữ “người già yếu” tại rất nhiều điều, khoản. Quy định tăng nặng đối với trường hợp thực hiện hành vi phạm tội đối với người già yếu như: - Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);…     Như vậy, theo các quy định nêu trên, người đủ 70 tuổi trở lên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện,... và không bị áp dụng hình phạt tử hình với người đủ 75 tuổi trở lên. Có thể thấy hiện nay pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất giữa các thuật ngữ “người già yếu”, “người từ 70 tuổi trở lên”. Dẫn đến vướng mắc là người từ đủ 70 trở lên có được xem người già yếu hay không và ngược lại, gây không ít khó khăn trong áp dụng pháp luật.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp người cao tuổi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng vừa phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước. ĐIều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 142, 143, 144, 150, 151, 168,169,170,171,173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này" Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên "phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác". Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà minh gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm", như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là trong 18 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi "phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290,299,303 và 304 của Bộ luật này." Với quy đinh này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 78, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thưc hiện phả là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biết nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,  251, 252, 265, 266, 286, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. Thực tế, người trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh... Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Thuật ngữ "từ đủ" trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải trong ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội. Ví dụ: Vào ngày 20/05/2019, thực hiện hành vi giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/05/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hợp đồng giả cách là gì ? - Sự phát triển của Việt Nam tác động đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất và các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi động. Tuy nhiên, cùng với đó phát sinh nhiều biến tướng của hợp đồng cho vay của các cá nhân, tổ chức, bên đi vay có thể dẫn đến tình trạng mất đất, mất nhà, ô tô, xe máy hoặc các tài sản có giá trị khác khi bên vay chỉ vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ gốc các khoản vay này do đã ký vào "Hợp đồng giả cách" 1. Khái niệm về hợp đồng giả cách  Hợp đồng giả cách theo pháp luật Việt Nam không có khái niệm. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trang thông tin về pháp luật. Hợp đồng giả cách là một loại Hợp đồng được xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu đi một giao dịch dân sự khác, thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự về mua bán, chuyển nhượng hay vay tài sản. Khi các chủ thể tham gia vào một giao dịch dân sự thì giữa các nội dung, mục đích mong muốn của các bên sẽ được thể hiện trên một hình thức giao dịch dân sự đó, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc một hành vi nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nội dung, mục đích, mong muốn của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự lại không được thể hiện bằng chính hình thức của giao dịch đó mà lại được che giấu, ngụy tạo bằng một giao dịch dân sự khác. Theo đó, sẽ tồn tại ít nhất hai giao dịch dân sự về một đối tượng mà các bên nhắm tới, đó là (1) giao dịch dân sự giả tạo; (2) giao dịch dân sự có thật. Mục đích giao kết thực sự của các bên chỉ được thể hiện tại một giao dịch dân sự, còn một giao dịch dân sự kia nhằm che giấu giao dịch dân sự có thật. Nếu nhìn ở góc độ riêng biệt thì đó là hai giao dịch dân sự độc lập có nội dung khác nhau, tuy nhiên phải xét về mối quan hệ giao dịch, ý chí thực sự của các bên và việc các bên thực hiện nội dung giao dịch dân sự trên thực tế thì mới xác định được đâu là giao dịch dân sự "thật" và đâu là giao dịch dân sự "giả". 2. Trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng giả cách  Sở dĩ các đối tượng dùng một giao dịch dân sự giả tạo để che giấu đi một giao dịch dân sự thật sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân, động cơ và lý do ẩn sau mỗi giao dịch dân sự đó, chẳng hạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước, nhằm che giấu đi mực đích thực sự của giao dịch dân sự để không cho các chủ thể khác biết, hoặc đạt được điều khoản ràng buộc bất lợi/ hoặc có lợi hơn so với giao dịch dân sự thực sự.  Ví dụ: Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định pháp luật hiện hành thì bên bán phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân bằng 2% giá trị chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng nên để giảm/hoặc tránh nghĩa nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản, các bên làm hai Hợp đồng chuyển nhượng, một Hợp đồng viết tay ghi giá trị thật trong giao dịch, Hợp đồng còn lại thì ghi giá trị Hợp đồng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thật, được công chứng và làm thủ tục biến động đất đai (sang tên), kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Mục tiêu hướng đến của các bên là nhằm giảm các chi phí phát sinh trong giao dịch mua bán này. Tuy nhiên, hậu quả của nó lại rất lớn. Thứ nhất, Luật Quản lý thuế quy định rõ việc người nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế,... Điều đó có nghĩa, khi người bán và người mua cố tình kê khai "ảo" trong hợp đồng chuyển nhượng để né thuế thì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà khi bị cơ quan chức năng phát hiện có thể sẽ tiến hành truy thu, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Phạt tiền từ 500 triệu động – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên. Thứ hai, bên bán còn có thể rủi ro rất lớn nếu gặp phải trường hợp khi bên mua không hoàn trả đúng số tiền thực tế đã thỏa thuận cho bên bán. Dẫn đến tình trạng kiện tung, mất thời gian và công sức của các bên. Ngoài những trường hợp các bên thực hiện giao dịch giả tạo để nhằm/ tránh những nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước kể trên, trên thực tế hiện nay, đang phổ biến một loại giao dịch giả tạo gây rất nhiều hệ lụy khi tham gia giao kết Hợp đồng, gây ra nhiều tranh chấp, kiện tụng và quyền lợi của các bên không được giả quyết thỏa đáng. Đó là loại giao dịch cho vay "tín dụng đen". Những đối tượng cho vay sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản có chữ ký và công chứng với giá trị lớn hơn so với tài sản cho vay để đảm bảo cho khoản vay, sau đó dùng thủ đoạn tinh vi để hợp thức hóa tài sản của người vay thành của mình. Nguyên nhân do người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật về các giao dịch dân sự. Bản thân người đi vay cần tiền gấp và nghĩ vay trong thời gian ngắn, nên chấp nhận trả một khoản lãi cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần mức lãi suất tại các Ngân hàng khi thực hiện giao dịch vay tiền bằng hình thức thế chấp tài sản do trình tự, thủ tục thực hiện hình thức này còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Pháp luật quy định các ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy định nội bộ về hoạt động cho vay vốn riêng, nhưng thoong thường để được vay vốn tại các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phải trải qua các bước (1) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn; (2) Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân; (3) Phân tích tín dung; (4) Xét duyện cho vay tiêu dùng cá nhân; (4) Ký kết hợp đồng và giải ngân. Do đó, đay có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các đối tượng tín dụng đen lợi dụng, dùng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản có thể là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ô tô, xe máy, hoặc những tài sản có giá trị khác. Mục tiêu ban đầu của người đi vay là để vay một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, để có tài sản đảm bảo cho việc vay, các đối tượng cho vay thường yêu cầu người vay phải ký vào bản Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đảm bảo rồi đem đi công chứng, chứng thực. Về bản chất, ý chí của người đi vay hiểu hai bản hơp đồng này với một mục tiêu là vay tài sản, Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản chỉ là để đảm bảo cho việc đi vay chứ không có mục đích chuyển nhượng hay mua bán tài sản đó. Nhưng về mặt pháp lý, sẽ tồn tại song song hai bản Hợp đồng cho vay và Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản.  Theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Theo đó chủ thể tham gia giao dịch vay tài sản là các cá nhân hoặc tổ chức, hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, lãi suất của hợp đồng vay theo sự thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015. Còn với giao dịch mua bán nhà ở, bất động sản được xác lập giữa bên cho vay và bên vay, theo Điều 430 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”. Ngoài ra, theo Điều 500 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. Như vậy, cả hai giao dịch này đều phải dựa trên ý chí đồng nhất của các bên. Do đó, với ý chí của người vay tài sản chỉ muốn dùng tài sản để đảm bảo cho giao dịch vay, chứ không phải là chuyển nhượng hay bán tài sản. Nên, trong những tình huống nói trên, Hợp đồng chuyển nhượng/ mua bán tài sản là Hợp đồng giả tạo nhằm che giấu đi Hợp đồng vay tài sản. Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 quy định: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của BLDS hoặc luật khác có liên quan Do đó, khi có dấu hiệu giả tạo hay cưỡng ép ký kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất thì Hợp đồng này có thể bị tuyên vô hiệu. Theo Điều 131 BLDS 2015 quy định: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường Như vậy, khi những Hợp đồng giả cách bị tuyên vô hiệu, đồng nghĩa việc tài sản của những người vay vẫn là của họ. Tuy nhiên, đó là quy định về mặt pháp lý. Trên thực tế, để chứng minh có sự giả tạo hay không là rất khó khăn. Đầu tiên, người vay cần có chứng cứ của việc vay tài sản như Hợp đồng vay tài sản, giấy vay nợ hay bản ghi âm, ghi hình có nội dung của việc các bên thỏa thuận vay tài sản. Tuy nhiên, không phải người vay nào cũng có thể chuẩn bị được chứng cứ này, bởi những đối tượng cho vay thường sẽ nắm chắc các quy định pháp luật về giao dịch dân sự, đã “lách luật” một cách tinh vi. Lợi dụng kẽ hở pháp luật quy định không bắt buộc Hợp đồng vay phải bằng văn bản hoặc văn bản có công chứng mà chỉ cần thỏa thuận miệng, nên những đối tượng cho vay này thông thường chỉ ghi một tờ giấy ghi nợ đối với người vay và yêu cầu người đi vay ký vào Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng bán tài sản nhằm đảm bảo cho khoản vay đó và sau đó chỉ đưa bản Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng bán tài sản đó cho người vay, chứ không để người vay cầm giấy tờ vay. Như vậy, với trường hợp như trên, thì người vay tài sản rất khó có chứng cứ để làm bằng chứng cho việc vay tài sản này. Để giải quyết vụ việc khi có tranh chấp xảy ra, người đi vay cần phải chứng minh việc ký kết hợp đồng giả tạo này không đồng nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của người đi vay, tức là cần chứng minh bản thân người đi vay khi ký Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng mua bán tài sản là để đảm bảo cho khoản vay của mình chứ không phải mục đích chuyển nhượng/ bán tài sản cho người cho vay. Tuy nhiên, việc Tòa án đánh giá Hợp đồng nào là giả tạo, hợp đồng nào là có thực, các bên có hoàn toàn tự nguyện hay có sự cưỡng ép khi ký kết hợp đồng cũng là yếu tố khó khăn. Bởi Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi thỏa thuận bằng miệng, trong khi Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản cần phải công chứng, chứng thực. Các văn phòng công chứng cũng làm việc đúng pháp luật khi các bên có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, nên việc đánh giá chứng cứ, chứng minh trong những vụ tranh chấp này cũng rất khó khăn. Dẫn đến quá trình kiện tụng kéo dài, gây tốn kém, số tiền vay thì càng ngày càng lớn. Đặc biệt nếu thua kiện còn có thể vừa mất luôn tài sản đó, vừa mất tiền, thời gian và công sức của mình. Trên thực tế, có nhiều người dân đã mất trắng tài sản do “dính phải” Hợp đồng giả cách. Ví dụ thực tế: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online có bài viết đăng tải ngày 01/9/2018 với nội dung “Dính bẫy hợp đồng giả cách: nhiều gia đình trắng tay”. Theo nội dung báo, Gia đình bà Đào Thị Sậu (ngụ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có 2 thửa đất với tổng diện tích hơn 5.800m2 (đất trồng lúa và nhà ở). Cuối năm 2012, vì gia đình có người thân bị tai nạn giao thông, bà Sậu quyết định lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ – người dân quen gọi là sổ đỏ) 2 thửa đất trên để vay tiền chạy chữa. Thông qua người quen, bà Sậu biết được một người tên H. chấp nhận cho vay số tiền 30.000.000 đồng (lãi suất 600.000 đồng/tháng). Để được vay tiền, H. yêu cầu gia đình bà Sậu đưa 2 sổ đỏ để làm tin. Tháng 11/2012, giữa gia đình bà Sậu và H. đã làm một giấy viết tay thỏa thuận với nội dung: Nếu như gia đình bà Sậu không đóng lãi theo thỏa thuận thì H sẽ mang sổ đỏ vào thế chấp Ngân hàng để trả tiền vay. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của gia đình bà Sậu, cộng với “con mồi” đang cần tiền gấp, H yêu cầu gia đình ký vào Hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất trên và sang tên mình tại Văn phòng Công chứng C.L. (TP Cần Thơ). Cũng từ đó, gia đình bà Sậu trở thành người trắng tay, không đất không nhà. Tương tự là trường hợp của ông Vương Thanh Xuân (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Ông Xuân mất gần 13.000m2 đất và nhà cũng từ thủ đoạn tương tự của các đối tượng cho vay. Trước đó năm 2010, do làm ăn thua lỗ ông Vương Thanh Hiền mượn sổ đỏ (13.000m2 đất trồng cây lâu năm) của em mình là ông Xuân đi vay số tiền 220 triệu đồng từ ông T. Để vay được tiền, tháng 2/2010 ông T yêu cầu ông Xuân phải ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ diện tích gần 13.000m2 đất để làm tin. Không trả được tiền theo thỏa thuận, năm 2012 ông T khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Châu Thành yêu cầu thực hiện hợp đồng giao đất. Như vậy, đồng nghĩa với việc ông Xuân chỉ bán chưa đầy 17 triệu đồng/1m2 đất, cộng với căn nhà gắn với đất mà ông đang ở cũng không còn. Ngoài ra, trên thực tế còn có nhiều sự việc tương tự khác xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước mà Tòa án đã và đang giải quyết. Như chúng ta đã biết, vấn đề vay vốn, vay tài sản để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề thiết yếu, đặc biệt trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Để tránh/giảm bớt các rủi ro cho người đi vay cần có một số giải pháp để phòng tránh giao dịch giả tạo từ hợp đồng vay tín dụng đen và hoàn thiện pháp luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hơp đồng giả cách. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học thậm chí có nhiều trường hợp bạo lực học đường dẫn đến người bị hại quẫn trí tự tử. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dấy lên mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh vì những kẻ gây ra bạo lực học đường đa số là trẻ nhỏ vậy trường hợp bạo lực học đường thì kẻ gây ra bạo lực học đường bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh qua bài viết dưới đây. 1. Biện pháp xử phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): 1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. ... Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. 2. Bồi thường trách nhiệm dân sự Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, ngoài bồi thường sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được xác định như sau: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong trường hợp người gây ra bạo lực học đường chưa có tài sản để bồi thường thì xử lý theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015: 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. 3. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, cũng có thể phạm Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666