Phân biệt trái phiếu phát hành riêng lẻ và trái phiếu phát hành ra công chúng - Cả hai phương án phát hành trái phiếu có nhiều điểm tương đồng như phải có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được phê duyệt; tổ chức phát hành phải được tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, hai phương án có nhiều điểm khác biệt mà nhà đầu tư cần lưu ý.
I/ Quy định về trái phiếu phát hành riêng lẻ
Trái phiếu riêng lẻ là trái phiếu phát hành không chào bán qua phương tiện thông tin đại chúng, chỉ được phép chào bán cho khách hàng đáp ứng điều kiện nhất định
Theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nêu rõ cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều Nghị định 65 khi đáp ứng các quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
- Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;
Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng sửa đổi qui định về mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Cụ thể, trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
I/ Quy định về trái phiếu phát hành công chúng
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP và khoản 3 điều 15 Luật chứng khoán 2019, các điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng như sau:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;
- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
- Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
III/ Giống và khác nhau giữa phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng
Hai cách thức phát hành này có 10 điểm khác biệt sau:
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ không được phát hành vì mục đích tăng vốn hoạt động . Trong khi đó, trái phiếu phát hành ra công chúng lại bỏ ngỏ điều kiện này. Như vậy là, so giữa việc phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng thì phát hành ra công chúng đang cởi mở hơn.
2. Điểm khác biệt lớn thứ hai giữa 2 phương án phát hành trái phiếu đó là đối tượng mua trái phiếu. Nếu như nghị định 65 "siết" bớt nhà đầu tư không chuyên tham gia vào việc mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ , thì việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng không bị vướng quy định này. Phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng thêm điều kiện dưới 100 nhà đầu tư còn phát hành ra công chúng không bị ràng buộc.
3. Điểm đáng chú ý khác đó là việc xin phép UBCKNN phát hành trái phiếu. Nếu như Nghị định 65 có vẻ như cởi trói không bắt doanh nghiệp phải xin phép UBCKNN thì trái phiếu phát hành ra công chúng lại yêu cầu khắt khe điểm này.
4. Để tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, nhà đầu tư phải có ít nhất 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng. Quy định này khiến thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trở nên khó hơn. Trong khi đó, phát hành trái phiếu ra công chúng lại đơn giản hóa vấn đề này.
5. Điều kiện bán trái phiếu của doanh nghiệp là một trong những mấu chốt quan trọng khiến việc phát hành trái phiếu ra công chúng khá cởi mở và không bị trói nhiều về số lượng nhà đầu tư nhưng lại không thu hút doanh nghiệp phát hành. Lý do ở chỗ trong quy định phát hành ra công chúng đã tính đến điều kiện kinh doanh có lãi của doanh nghiệp , còn trong quy định của nghị định 65 lại quy định về năng lực thanh toán lãi và gốc trái phiếu.
Đáng chú ý nhất là ở phát hành riêng lẻ, điều kiện của tổ chức phát hành là phải thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 3 năm liên tiếp trước đợt mới (không yêu cầu đối với CTCK, CTQLQ không phải đại chúng). Trong khi đó, điều kiện đối với tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng là hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán...
6. Theo nghị định 65, thời gian phân phối của Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho từng đợt phát hành giảm từ 90 ngày xuống còn 30 ngày. Đối với phát hành nhiều đợt giảm từ 12 tháng xuống còn 06 tháng. Trong khi đó, phát hành trái phiếu ra công chúng được phép phân phối tối đa 90 ngày.
7. Nghị định 65 khiến việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải cung ứng khá nhiều hồ sơ trong đó có các Hợp đồng ký kết giữa TCPH và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan như Hợp đồng ký kết với Tổ chức tư vấn; Hợp đồng ký kết với tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu...; Hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu; Trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, hồ sơ phải bao gồm hợp đồng ký kết với Đại diện người sở hữu trái phiếu; Hợp đồng ký kết với đại lý quản lý tài sản bảo đảm đối với trái phiếu có bảo đảm; Hợp đồng ký kết với các tổ chức khác liên quan đến đợt chào bán.
Trong khi đó, phát hành ra công chúng lại yêu cầu Bản cáo bạch phát hành và Báo cáo tài chính...
8. Thời gian công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ đang "khó nhằn" hơn thời gian công bố kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng. Tổ chức phát hành phải qua các cửa công bố thông tin nghiêm ngặt.
9. Sự khác biệt lớn trong chế độ báo cáo cũng là một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định 65. Với quy định mới về chế độ báo cáo, nhà đầu tư sẽ thường xuyên được cập nhật về tình hình doanh nghiệp mà mình rót vốn đầu tư. 10. Phát hành trái phiếu ra công chúng chỉ phải báo cáo khi thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành phải được ĐHĐCĐ thông qua. Trong khi đó, phát hành riêng lẻ phải báo cáo khi 4 điểm sau xảy ra: Bị tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh…; Có sự thay đổi về nội dung thông tin so với thông tin đã công bố khi chào bán; Thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã phát hành, thay đổi Người đại diện người sở hữu trái phiếu; Phải thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc; Khi nhận được quyết định của Cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý VPHC trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/