Tất cả sản phẩm

    Buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn được nhiều người vì mục đích chuộc lợi mà cố tình vi phạm và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Một trong số đó là buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Vậy, trường hợp  - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hàng cấm?      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng trên dưới bất kì hình thức nào cũng được xem là đang buôn bán hàng cấm. 2. Mức phạt tù của tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội 2.1. Mức phạt tù đối với cá nhân buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối cá nhân vi phạm như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên;      Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cá nhân sản xuất, buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.2. Mức phạt tù đối với pháp nhân thương mại buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại như sau: 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69 - QĐ/TW 2022 , Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.  Vậy, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không? Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh dân số năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau. 2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 quy định như sau: 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Vi phạm chính sách dân số. 2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo đó, nếu Đảng viên sinh con thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm chính sách dân số và có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau: - Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. - Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. 3. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào? Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 - QĐ/TW năm 2022 nêu rõ: 10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố. Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật. Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định. 4. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về thời hiệu kỷ luâr đối với đảng viên sinh con thứ 3: 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật. 2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. ... b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3 là khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của Đảng viên đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Do đó, tùy vào trường hợp vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật là khác nhau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ. 5. Đảng viên sinh con thứ 3 trong những trường hợp nào thì sẽ không bị xử lý kỷ luật? Căn cứ Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị xử lý kỷ luật gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì có thể bị xử lý như thế nào?  1.Chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu nào? Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa về chăn nuôi nông hộ như sau: "Điều 2. Giải thích từ ngữ 3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình." Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi nông hộ: "Điều 56. Chăn nuôi nông hộ Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: 1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; 2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; 3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường." 2.Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì nên làm gì? Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi: "Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi 1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. 12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Căn cứ Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường: "Điều 161. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do bạn không nói rõ nơi bạn đang sống có phải khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; nên không thể cấm hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn, nếu như khu vực của bạn ở là khu vực không được chăn nuôi thì việc hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn là vi phạm quy định của pháp luật, bạn có thể báo chính quyền đến giải quyết. Trong trường hợp khu vực bạn ở có cho phép nuôi thì hàng xóm bạn chỉ phải chịu trách nhiệm không để gây ra ô nhiễm môi trường. Nếu có ô nhiễm môi trường thì hàng xóm của bạn sẽ xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 3.Chăn nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: "Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này." Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 4.Chăn nuôi lợn không có biện pháp xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn mà không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Lôi kéo người khác sử dụng ma túy là hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Vì vậy, Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  I. Lôi kéo người khác sử dụng ma tuý là gì?  Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma túy của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm xâm phạm quyền tự do và sức khỏe của con người, ảnh hướng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và lan truyền tệ nạn nghiện ma túy. Lôi kéo có thể là các hành vi như: Rủ rê, mồi chài, dụ dỗ, thuyết phục làm cho người khác không muốn sử dụng trái phép chất ma túy cũng phải đồng ý sử dụng. Các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn ma túy như cho xem phim, ảnh, xem trực tiếp người khác sử dụng ma túy, tuyên truyền bịa đặt những cảm giác hấp dẫn khi sử dụng ma túy... để họ tò mò, ham muốn sử dụng ma túy. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. II. Hình phạt của tội lôi kéo người khác sử dụng ma tuý  Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự như sau: 1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; e) Đối với 02 người trở lên; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. - Lưu ý: + Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017). + Trường hợp người phạm tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Căn cứ để đánh giá mức độ tổn hại sức khỏe là Thông tư số 20/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; + Trường hợp lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, họ còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148) hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Minh - Hải Phòng có câu hỏi thắc mắc: "Xin chào Luật sư. Tôi tên là Minh, hiện đang sinh sống tại Hải Phòng. Tôi là nhân viên ở quán photocopy. Dạo gần đây, tôi phát hiện ông chủ quán photocopy nơi tôi đang làm có hành vi làm giả giấy khám sức khỏe của bệnh viện để bán kiếm lời. Tôi đã đi tố giác với công an địa phương về hành vi này của ông ta. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn câu hỏi của bạn, Công ty Luật Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:  Trước hết, phải hiểu hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là gì? Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Người nào có hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau: “Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”. Trên đây là tư vấn Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện này, tội phạm sử dụng công nghệ cao, mạng internet để quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đánh bạc qua mạng là gì? Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018). Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân... 2. Đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Ngoài ra, nếu tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) như sau: "1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi đánh bạc qua mạng bị xử lý hình sự như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Chị Lan - Lâm Đồng có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp để mất vật liệu nổ công nghiệp tại kho vật liệu nổ công nghiệp là bao lâu?" Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; ... Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp để mất vật liệu nổ công nghiệp tại kho vật liệu nổ công nghiệp là 01 năm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Chị Lan có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là bao lâu?" Công ty VietLawyer xin trả lời như sau:   Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế: a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế. 2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này. ... Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; ... Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là 01 năm. Trên đây là câu trả lời của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời
Việc toà án sẽ căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét quyết định hình phạt cho các bị cáo đưa ra hiện nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hôm nay, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer xin phép cung cấp một số thông tin để giải đáp thắc mắc này như sau:  Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 (đính chính bởi Công văn 136/TANDTC-PC năm 2020) quy định tại Mục 13, Phần I thì đối với tội đánh bạc sẽ tùy vào tùy vào vụ việc cụ thể mà xác định trách nhiệm hình sự và mức hình phạt của các bị cáo. Cụ thể như sau: 1. Trường hợp các bị cáo cùng đánh bạc với nhau Tòa án sẽ căn cứ vào tổng số tiền thu được trên chiếu bạc (tổng số tiền dùng vào việc đánh bạc) để xem xét trách nhiệm hình sự Số tiền mỗi bị cáo dùng để đánh bạc là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm khi quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo. 2. Trường hợp con bạc đánh với chủ bạc Tòa án sẽ căn cứ vào số tiền từng bị cáo dùng vào việc đánh bạc để xác điịnh khung hình phạt và mức hình phạt  Số tiền các bị cáo dùng vào việc đánh bạc này sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh. 3. Quy định về khung hình phạt của tội đánh bạc trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tội đánh bạc sẽ phải chịu 2 khung hình phạt tùy vào tính chất, mức độ vi phạm: - Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm  - Áp dụng phạt từ từ 03 năm đến 07 năm - Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Cụ thể như sau:  Điều 321. Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Tôi là lao động ở KCN Song Khê, Bắc Giang, mới đây tôi đi làm lại sau khoảng thời gian nghỉ thai sản thì nhận được thông báo sa thải của doanh nghiệp. Luật sư có thể tư vấn cho tôi nên làm thế nào bây giờ ạ?  - K.Linh (Bắc Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi tư vấn cho bạn một số thông tin để xử trí trong tình huống này như sau: Đầu tiên, trường hợp người lao động là nữ đang mang thai, đang nghỉ thai sản như bạn thuộc vào một trong những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 3, Điều 37 Bộ Luật Lao động năm 2019 Tại Điểm d, Khoản 4, Điều 122 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật thì trường hợp trong tình huống của bạn, người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động trong thời gian bạn mang thai và nghỉ thai sản Pháp luật lao động cũng có quy định về bảo vệ thai sản tại Điều 137, trong đó có nói chỉ có trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì người sử dụng lao động mới được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lí do mang thai, nghỉ thai sản Người sử dụng lao động trong trường hợp này phụ thuộc vào trường hợp vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng theo căn cứ tại Điểm i, Khoản 2, Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bắt buộc phải nhận lại người lao động để thực hiện tiếp hợp đồng lao động đã ký từ trước. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm, bạn có thể đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thông qua một số cách sau đây:  - Khiếu nại đến với cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động như sau: + Lần đầu khiếu nại tới người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với cách giải quyết của người sử dụng lao động thì thực hiện khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện trực tiếp tại Tòa án + Lần hai khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu phát hiện ra sai phạm trong khi xử lý, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt và lấy lại quyền lợi chính đáng cho bạn - Hòa giải thông qua hòa giải viên lao động hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết - Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2019 Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn K.Linh đến từ Bắc Giang. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn có thể xử trí vấn đề một cách hợp lý nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
Có các hình thức kỷ luật nào đối với phạm nhân? - Anh H.Hoàng (Bình Phước) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời anh như sau: "1.Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. 2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu. 3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân. 4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật." Như vậy, phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Giang được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Giang. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Giang, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Giang: thành phố Bắc Giang, huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  ================================================================================
 
hotline 0927625666