Tất cả sản phẩm

Xây dựng công trình trái quy định trên đất thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước quản lý là vi phạm quy tắc của Pháp luật Việt Nam. Vậy trong trường hợp tự ý đập phá, huỷ hoại tài sản là công trình xây dựng trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? I: Công trình như thế nào xác định là công trình xây dựng trái phép: Công trình xây dựng trái phép là trường hợp những công trình khi xây dựng không có giấy xin phép xây dựng được các cơ quan có thẩm quyền trừ một số trường hợp đặc biệt là được miễn cấp giấy phép xây dựng.  Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng:  "... 5, Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới" Vì vậy, công trình xây dựng trái phép là công trình khi xây dựng trên các phần đất cấm hoặc không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai lệch với giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng cấp.  II: Trường hợp tự ý phá bỏ công trình xây dựng trái phép bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp các công trình xây dựng trái phép nếu chủ công trình không tự nguyện phá dỡ công trình, phần công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng trái với giấy phép xây dựng thì sẽ bị cưỡng chế quy định cụ thể như sau: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.” 1, Ai là người có thẩm quyền được phá bỏ công trình xây dưng trái phép:  Theo Khoản 2 điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm  2012 thì thẩm quyền và cách thức xử phạt đối với công trình xây dựng trái phép như sau:  - Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã:  1, Cảnh cáo: 2, Phạt tiền;  3, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Không có quyền buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;  - Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện:  1, Cảnh cáo 2, Phạt tiền đến 100.000.000 đồng 3, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ  4, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.  - Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:  1, Cảnh cáo; 2, Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.  3, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.  Như vậy, Uỷ ban nhân dân các cấp đều có quyền buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm. Trong các trường hợp có văn bản chỉ đạo của người có thẩm quyền yêu cầu tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật.  2, Cá nhân tự ý phá dỡ công trình xây dựng trái phép: Dù đối với công trình xây dựng trái phép là không đúng với quy định của pháp luật và trong một số trường hợp sẽ bị Pháp luật yêu cầu tháo dỡ. Nhưng nếu có bất cứ cá nhân nào không đủ thẩm quyền thực hiện việc phá huỷ, tháo dơ công trình của người khác khi chưa được phép thì pháp luật vẫn nhận định hành vi đó là hành vi xử lý tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS Trên đây là nhận định của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời  
 
hotline 0927625666