DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Luật sư Luật doanh nghiệp - VIETLAWYER đã và đang cung cấp rất nhiều dịch vụ luật sư cho Quý khách hàng trên toàn quốc: Đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động, hợp đồng kinh tế, sở hữu trí tuệ, giấy phép con... 1. Khái niệm về luật sư luật doanh nghiệp Luật sư luật doanh nghiệp là Luật sư giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động tư vấn định hướng, hướng dẫn, tham gia quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn vận hành, tham gia quá trình tố tụng để đảm bảo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp một cách tối đa nhất. 2. Những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi không có Luật sư Luật doanh nghiệp  Một là, lúng túng khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp khiến kế hoạch của doanh nghiệp bị trì trệ; Hai là, không tuân thủ đúng và đủ quy định của pháp luật, đối diện với những chế tài về xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự,…. Ba là, không nhân diện được các rủi ro, không thực hiện đúng hợp đồng/thỏa thuận với đối tác/khách hàng dẫn đến đối diện với các khoản phạt, bồi thường hợp đồng,…. Bốn là, không nắm được giới hạn của quy định pháp luật dẫn đến nội dung thỏa thuận bị vô hiệu, không đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Năm là, không thực hiện đúng hợp đồng, quy định với người lao động dẫn đến tranh chấp với người lao động. Sáu là, không thể kiểm soát, bảo toàn quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên/cổ đông dẫn đến xảy ra các tranh chấp phức tạp trong nội bộ doanh nghiệp; Bảy là, lúng túng hoặc đưa ra quyết định vội vàng khi làm việc với cơ quan công quyền, khách hàng, người lao động dẫn đến thiệt hại không những về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp; Tám là, không khai thác được triệt để phạm vi quyền của doanh nghiệp được pháp luật cho phép trong hoạt động kinh doanh… 3. Những dịch vụ mà một Luật sư Luật doanh nghiệp của VietLawyer đang thực triển khai hiện nay 3.1. Thực hiện các thủ tục hành chính Trong quá trình từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động, để hoạt động an toàn và hiệu quả doanh nghiệp cần phải thực hiện một chuỗi các thủ tục hành chính. Trong khi đó, mỗi một lĩnh vực lại chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau tại nhiều văn bản khác nhau. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối do hồ sơ thiếu hoặc hồ sơ không hợp lệ… Hiểu được những khó khăn của khách hàng, Luật sư luật doanh nghiệp của VietLawyer hiện nay đang cung cấp dịch vụ thay mặt/đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực doanh nghiệp. Bao gồm nhưng không giới hạn: - Đăng ký thành lập doanh nghiệp; - Đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện; - Xin cấp giấy phép con; - Chia/tách/sáp nhập doanh nghiệp; - Thay đổi loại hình doanh nghiệp; - Chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện; - Giải thể doanh nghiệp; - Đăng ký sở hữu công nghiệp… Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của VietLawyer, Luật sư luật doanh nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí khách hàng trong việc khắc con dấu, đăng ký chữ ký số, đặt mua hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng. 3.2. Tư vấn thường xuyên Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên (hay còn gọi là dịch vụ “Luật sư nội bộ”) được hiểu là dịch vụ mà khi sử dụng thì doanh nghiệp có thể yêu cầu Luật sư tư vấn, thực hiện các công việc pháp lý bất cứ khi nào phát sinh vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể an tâm giao toàn bộ công việc pháp lý của doanh nghiệp cho Luật sư Luật doanh nghiệp của VietLawyer, bao gồm nhưng không giới hạn: - Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp; - Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu; - Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…; - Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; - Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động; - Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá,… - Tư vấn và hòa giải các tranh chấp nội bộ trong Công ty, tranh chấp với khách hàng/ đối tác. Nếu như dịch vụ tư vấn pháp lý theo từng vụ việc thường chỉ áp dụng trong trường hợp khi phát sinh vụ việc thì mới sử dụng, chẳng hạn như khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện; khi phát sinh nhu cầu thay đổi các loại giấy phép; khi phát sinh nhu cầu soạn thảo tài liệu/ hợp đồng… thì dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cung cấp dịch vụ xuyên suốt và thường trực cho khách hàng. Bất cứ khi nào cần sự tư vấn từ Luật sư, khách hàng có thể liên lạc bằng điện thoại, email hoặc gặp gỡ trực tiếp. Ngay sau đó, các Luật sư Luật doanh nghiệp  và Chuyên viên pháp lý của VietLawyer sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi pháp lý của khách hàng trong thời gian sớm nhất. 3.3. Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề phát sinh Một trong các dịch vụ phổ biến của VietLawyer đó là dịch vụ Đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong đó có doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có thời gian hoặc không thực sự tự tin về vấn đề pháp lý mà mình đang gặp phải, bên cạnh việc tư vấn, Luật sư luật doanh nghiệp và đầu tư của VietLawyer sẽ thay mặt/nhân danh doanh nghiệp để thực hiện/giải quyết những vấn đề phát sinh tùy theo nhu cầu của khách hàng. VietLawyer đã và đang cung cấp tới doanh nghiệp Luật sư Luật doanh nghiệp với dịch vụ đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc bao gồm nhưng không giới hạn: - Đàm phán, thương lượng trong quá trình giao kết hợp đồng; - Làm việc với người lao động, khách hàng, đối tác hoặc bên thứ 3 khi phát sinh tranh chấp; - Tham gia các buổi hòa giải, phiên họp, phiên xét xử tại cơ quan có thẩm quyền; - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nhằm đưa ra phương án bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp; - Soạn thảo, nộp đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ, nhận các thông báo, quyết định ... trong quá trình giải quyết vụ việc; - Thu thập các tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vấn đề phát sinh của doanh nghiệp; - Sao chụp hồ sơ/tài liệu tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án... Phạm vi ủy quyền có thể là một, một số hoặc toàn bộ công việc nêu trên tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Khi ủy quyền cho Vietlawyer, Quý khách hàng không cần phải xuất hiện/thực hiện các công việc đã ủy quyền nữa. Tuy vậy, việc ủy quyền cũng không làm mất đi quyền của doanh nghiêp. 3.4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp Khác với dịch vụ đại diện theo ủy quyền, dịch vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và việc luật sư của VietLawyer tham gia giải quyết vụ việc với vai trò độc lập, nhân danh chính mình để: - Tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp; - Cùng doanh nghiệp tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải với đối tác, khách hàng hoặc người lao động; - Thực hiện các thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết; - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để đưa ra phương án bảo vệ quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp; - Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành khai thác, thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ; - Tiến hành khai thác, thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền; - Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, công văn, phản hồi nhằm giải quyết vụ việc; - Tham gia phiên họp, buổi hòa giải, phiên xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp; - Sao chụp hồ sơ/tài liệu tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án... 3.5. Thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp Bên cạnh các dịch vụ phổ biến trên, Luật sư luật doanh nghiệp của Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ khác theo nhu cầu của doanh nghiệp khi phát sinh trong quá trình hoạt động. Các dịch vụ mà VietLawyer cung cấp cho Quý khách hàng là doanh nghiệp là độc lập, song không hề tách biệt. Do vậy, Quý khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn một, một số các dịch vụ đồng thời. VietLawyer luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng của mình một cách tối đa, đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu và mong muốn được đem đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Sự tin tưởng và ủng hộ của Quý khách hàng chính là nguồn động lực to lớn để VietLawyer tiếp tục củng cố và cải thiện dịch vụ của mình nhằm hướng tới sự hài lòng của Quý khách. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật VietLawyer luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn! Trân trọng.
Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp | Luật Sư Doanh Nghiệp | Vietlawyer.vn - Gần như ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp được thành lập hoặc trong quá trình kinh doanh đều có ít nhất một luật sư đồng hành với họ trong quá trình kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp. Công ty Luật VietLawyer luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 1. Tư vấn trước thành lập doanh nghiệp Công ty luật VietLawyer tư vấn cho khách hàng lựa chọn các vấn đề sau: - Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp; - Về tên doanh nghiệp: (Lựa chọn và tra cứu tên doanh nghiệp); - Ngành nghề kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật); - Tư vấn về thành viên/cổ đông sáng lập (phù hợp với quy định của Pháp luật); - Vốn điều lệ/vốn pháp định (phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp); - Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Mô hình và Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông, tỷ lệ và phương thức góp vốn, các nội dung khác có liên quan). - Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn và hoàn thịên Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông, Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp, Các giấy tờ khác có liên quan. 2. Thực hiện các công việc theo uỷ quyền Công ty luật VietLawyer sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp theo yêu cầu. Nội dung công việc thực hiện cụ thể: - Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh; - Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp; - Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nhân viên của VietLawyer sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên); - Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền; - Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên của Công ty luật VietLawyer sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên); - Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. 3. Tư vấn sau Thành lập doanh nghiệp Công ty luật VietLawyer sẽ hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề: - Tư vấn khởi nghiệp (Các công việc cần làm của một doanh nghiệp mới, bước đầu xây dựng thương hiệu thống nhất…); - Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email); - Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…; 4. Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH VIETLAWYER Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 0927.625.666 Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lawyerviet.vn@gmail.com.
Đăng Ký Kinh Doanh Trọn Gói | Giá Chỉ 999 K | Sốc Giá Khởi Nghiệp - Thành lập công ty là khâu đầu tiên để bạn bước chân vào chặng đường khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, bạn đang lúng túng và đau đầu với các thủ tục hành chính để đăng ký thành lập doanh nghiệp trong khi khối lượng công việc cần chuẩn bị quá nhiều? Đừng lo lắng, hãy để Công ty Luật VietLawyer giúp đỡ bạn! BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CÔNG TY Gói khởi nghiệp - trở thành doanh nhân chỉ với 999k, trong từ 3 đến 5 ngày. Gói doanh nghiệp chỉ với 1.500.000đ, có ngay dấu tròn, dấu chức danh.... và có thể ký hợp đồng ngay sau 3 đến 5 ngày.  Miễn thuế môn bài 01 năm khi thành lập doanh nghiệp năm 2023  Ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội: Tặng 500 hóa đơn điện tử và 01 năm sử dụng chữ ký số miễn phí! 1. Bạn chỉ cần: 1.1 Cung cấp thông tin (tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty), nếu chưa có chúng tôi có thể tư vấn cho bạn. 1.2 Cung cấp bản photocopy cmnd/cccd/hộ chiếu của những người  góp vốn vào doanh nghiệp định thành lập có công chứng và chứng thực; 1.3 Phác thảo ý tưởng ngành nghề kinh doanh bạn mong muốn có sự tư vấn của chúng tôi. (Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chúng tôi sẽ giúp đỡ quý khách nếu khách hàng yêu cầu…) 1.4 Trụ sở chính của công ty: Địa điểm để làm trụ sở Công ty có thể là địa điểm thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bạn hoặc địa điểm do bạn đi thuê/đi mượn của người khác. Địa điểm mà bạn chọn làm trụ sở chính  nên là nơi có vị trí dễ dàng cho việc tìm kiếm cũng như đi lại để thuận tiện cho hoạt động của công ty; 1.5 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Tư nhân, TNHH, Cổ Phần và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên. 2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp? trải qua 3 bước sau: 2.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; Bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ mà pháp luật quy định ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. 2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ; Khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành theo một trong các phương thức sau: - Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Là việc bạn mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại bộ phận một của của Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở chính. Với phương thức này, bạn sẽ mất thời gian và có thể không nộp được ngay mà phải chờ qua các hôm sau do lượng hồ sơ được quá nhiều nên chuyên viên không xử lý kịp. - Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính: Là việc bạn gửi hồ sơ qua bưu điện và nhân viên giao hàng sẽ tiến hành giao đến bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Với phương thức này, bạn sẽ không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký để nộp. Tuy nhiên, thực hiện qua phương thức này thời gian sẽ lâu hơn và có thể xảy ra rủi ro thất lạc hồ sơ của bạn. Do vậy, có rất ít cá nhân/tổ chức lựa chọn phương thức này để nộp hồ sơ. - Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: là việc bạn tiến hành thủ tục đăng ký trên trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/596/215/cong-thong-tin-quoc-gia-ve-dang-ky-doanh-nghiep.aspx mà không phải đến trực tiếp bộ phận một cửa để nộp. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nộp hồ sơ ở bất kỳ thời điểm nào mà không phải ngồi đợi hay xếp hàng, hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được gửi mà không sợ bị thất lạc. Đây cũng là thao tác phổ biến hiện nay được lựa chọn để đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp là có thể thực hiện thao tác này. Trong trường hợp bạn không có tài khoản, VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn trong việc nộp và nhận kết quả. 2.3 Bước 3: Nhận kết quả - Trong trường hợp hồ sơ của bạn còn thiếu sót hoặc cần sửa đổi thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung; -Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và hẹn ngày nhận kết quả cho bạn. 3. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER? 3.1.  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là gì? Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là việc Công ty Luật VietLawyer sẽ thay bạn tiến hành các thủ tục và đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. 3.2. Sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER bạn cần chuẩn bị những gì? Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý của cá nhân/pháp nhân theo yêu cầu của từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn (chi tiết sẽ được VIETLAWYER hướng dẫn chi tiết) là có thể nhận được đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn các công việc còn lại từ việc soạn thảo các văn bản cần thiết, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền và trao tận tay cho bạn. 1. Sửa đổi bổ sung đăng ký kinh doanh, thêm ngành nghề, thay đổi địa chỉ, thông tin người đại diện.... 2. Tư vấn dịch vụ thường xuyên trọn gói cho doanh nghiệp. 3. Tư vấn lao động, quản trị lao động, sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, sửa đổi thông tin, cập nhất thông tin đăng ký kinh doanh, xin cấp phép hoạt động (ngành nghề có điều kiện), và các vấn đề về Luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp với CÔNG TY LUẬT VIETLAWYER để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Đội ngũ Luật sư VietLawyer Trân trọng.
Vợ chồng tôi thất nghiệp muốn mở quán bún bò Huế những không biết cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh không? - Chị N.Thoa (Nghệ An)  Cảm ơn chị Thoa đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời chị như sau:  Trong bài viết Trường hợp nào hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh??? chúng tôi đã liệt kê thì việc mở quán bún bò Huế kinh doanh tại một địa điểm cố định và không phải kinh doanh thời vụ thì phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.  Nếu vợ chồng bạn kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít thì có thể lựa chọn hình thức thành lập hộ kinh doanh. Cá nhân, hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ thì quán bún bò Huế của vợ chồng bạn không cần xin Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ( khoản 10, Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ/CP) Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021 của Chính phủ, nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã, nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh hoặc nộp online đến Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Nếu vợ chồng bạn muốn đầu tư nhiều vốn, kinh doanh chuỗi cửa hàng dưới hình thức mở công ty, thì xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã ngành dịch vụ ăn uống. Các loại hình doanh nghiệp có vốn tư nhân có thể thành lập gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp online đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Như vậy, để kinh doanh quán bún bò Huế, vợ chồng bạn chỉ cần xin Giấy phép đăng ký kinh doanh.   Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Đối tượng phải có Giấy phép môi trường? Trên quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ đến bạn đọc như sau:  1. Khái niệm Theo khoản 8 Đièu 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Đối tượng phải có giấy phép môi trường Căn cứ pháp lý:  Điều 28, Điều 39 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm:     Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm: - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm: - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình; - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm: - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ; - Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.    Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.     Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm Môi trường thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường. Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:  - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Như vậy, chị không được đăng ký hai hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Một cá nhân có được thành lập hai hộ kinh doanh hay không? - Chị Thanh Thuỷ (Quảng Ninh) "Năm 2012 tôi đã thành lập hộ kinh doanh lĩnh vực sơ vụn dừa đến năm nay tôi muốn thành lập thêm hộ kinh doanh về lĩnh vực spa có được không?" Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời quý khách hàng như sau:  Chị không thành lập thêm được hộ kinh doanh về lĩnh vực spa. Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:  - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Như vậy, chị không được đăng ký hai hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.  Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau: "Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp." Do đó, Chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau: Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác." Do đó, để công ty có tư cách pháp nhân thì trước hết phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm: - Ðược thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. - Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ, quyết định thành lập của pháp nhân. - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó. Như vậy, chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc của một doanh nghiệp và chỉ đáp ứng yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn yếu tố độc lập về tài sản thì chi nhánh chưa đáp ứng được và cũng không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, do đó, chi nhánh không phải là pháp nhân. Bản chất chi nhánh được thành lập nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (hoặc một vài) chức năng của doanh nghiệp tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chi nhánh doanh nghiệp có con dấu riêng không? Chi nhánh doanh nghiệp có được ký hợp đồng không? - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Chi nhánh doanh nghiệp có con dấu riêng không? Khi thành lập chi nhánh thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định việc chi nhánh đó có sử dụng con dấu hay không tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động. Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau: "Dấu của doanh nghiệp 1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. 3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật." Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định bắt buộc chi nhánh có con dấu riêng. Do đó, trong quá trình hoạt động thì chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng. Song thực tế các chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay đa phần đều sử dụng con dấu riêng để thuận tiện trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và chi nhánh nói riêng. 2. Chi nhánh doanh nghiệp có được ký hợp đồng không? Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân nên không thể nhân danh chính mình ký hợp đồng được. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể lập ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh làm đại diện theo ủy quyền của công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng. Khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau: "Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân 1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. 2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. 3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. 4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. 5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện." Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Như vậy, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh ký kết hợp đồng mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty. Phạm vi và thời hạn ủy quyền là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
"Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải sử dụng không?" - Câu hỏi của anh M. Thành (Hải Phòng) Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau: "Điều 59. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. 2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022. Điều 60. Xử lý chuyển tiếp 1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trường hợp từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. 2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này." Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp do Chi cục Thuế cấp có được sử dụng hóa đơn điện tử không? - Hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/hóa đơn thông thường) là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Công ty Luật VietLawyer tư vấn như sau: Về các loại hóa đơn điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), như sau: " Điều 3: Giải thích từ ngữ ... 2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế...." Về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ được quy định cụ thể tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, như sau: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. - Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh. Trong đó, khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. Như vậy, đối chiếu theo các quy định trên, hộ kinh doanh cá thể thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn trực tiếp và nộp thuế theo phương thức thuế khoán được sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
Có phải xuất hóa đơn đối với hàng mẫu giao cho khách hàng hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Có phải xuất hóa đơn đối với hàng mẫu giao cho khách hàng hay không? Về vấn đề của chị, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu nguyên tắc xuất hóa đơn như sau: "Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ 1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này." Theo đó, khi cung cấp hàng mẫu cho khách hàng thì vẫn thuộc trường hợp xuất hóa đơn. Còn nếu đơn vị chỉ làm hàng mẫu và trưng bày nội bộ thì không cần phải xuất hóa đơn và không có chủ thể nhận hàng. 2. Hàng mẫu có được coi là công cụ dụng cụ hay tài sản cố định để phân bổ hoặc khấu hao hàng tháng không? Đối với vấn đề này, nếu hàng mẫu cung cấp cho khách hàng thì không liên quan gì đến công cụ dụng cụ hoặc tài sản cố định. Còn nếu để sử dụng nội bộ, trưng bày thì sẽ căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để xác định có phải là tài sản cố định hay không, cụ thể như sau: "Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định: 1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. 3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN...." Như vậy, nếu chi phí đầu vào của hàng mẫu công ty gửi cho khách hàng đáp ứng được các tiêu chí nêu trên sẽ được ghi nhận chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? - Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau: - Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất + Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ; + Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên; + Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý. - Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất + Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. + Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: * Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; * Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này. 2. Về vấn đề kiểm tra nhu cầu kinh tế được quy định cụ thể như thế nào? Về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), được q.uy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau: - Trường hợp phải thực hiện ENT Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. - Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế + Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; + Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; + Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; + Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; + Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể: * Tạo việc làm cho lao động trong nước; * Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; * Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; * Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Về hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (hội đồng ENT), được quy định tại Điều 24 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cụ thể như sau: - Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép. - Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp. - Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
 
hotline 0927625666