Tất cả sản phẩm

  Chị B - Thái Nguyên có gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer với nội dung như sau: "Tôi có mua một chiếc xe máy, trong lúc đi du lịch, tôi làm mất giấy đăng ký xe. Xin hỏi Luật sư, nếu tôi tham gia giao thông bằng xe máy bị CSGT bắt nhưng giấy đăng ký xe bị mất thì sao? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!". Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giấy đăng ký xe là gì?   Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, Giấy đăng ký xe là giấy để xác nhận quyền sở hữu đối với phương tiện. Giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.   Nội dung giấy đăng ký xe bao gồm:   - Thông tin về tên chủ xe, Địa chỉ chủ xe, Nhãn hiệu, Màu sơn, Thời hạn của giấy đăng ký xe, Thời gian đăng ký lần đầu.   - Thông tin về Số khung, Số loại, Dung tích, Biển số xe đăng ký. Mức phạt lỗi không mang giấy đăng ký xe máy   Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, Khoản 2 Điều 58 quy định:   “ 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a, Đăng ký xe; b, Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”   Như vậy, có thể thấy, Giấy đăng ký xe là một trong các giấy tờ được pháp luật quy định cần mang theo khi tham gia giao thông. Nếu người điều khiển xe máy không mang theo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.   Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt đối với trường hợp người lái xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông dao động từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng. Ngoài ra, Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định, lái xe máy không có giấy đăng ký xe máy sẽ bị phạt tiền dao động từ 100.000 - 200.000 đồng.  Khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy bị CSGT bắt nhưng giấy đăng ký xe bị mất thì sao?   Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ cá nhân nào mua xe mới đều cần làm thủ tục đăng ký để có được giấy đăng ký và biển số xe. Khi có đủ các loại giấy tờ cần thiết thì bạn mới được phép tham gia giao thông mà không vi phạm pháp luật.   Trong trường hợp khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy bị CSGT bắt nhưng giấy đăng ký xe bị mất, thì người điều khiển phương tiện giao thông phải xuất trình các giấy tờ báo mất và giấy xác nhận về việc cấp lại các giấy tờ bị mất đó. Trong trường hợp không mang theo các giấy tờ báo mất, giấy xác nhận về việc cấp lại thì có thể bị xử phạt hành chính và có khả năng bị giữ xe.   Về vấn đề mất giấy đăng ký xe, chủ sở hữu phương tiện xe máy có thể đăng ký làm lại giấy đăng ký xe tại cơ quan công an huyện, tỉnh hoặc thành phố nơi sinh sống với lệ phí cấp lại giấy đăng ký xe máy là 50.000 đồng/lần/xe (phí đã bao gồm cả biển số xe). Đối với phương tiện chỉ xin cấp lại giấy đăng ký xe không kèm theo biển số, lệ phí là 30.000 đồng/lần/xe. Tuy nhiên, mức lệ phí này không áp dụng cho những xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu nhập thấp đến nơi có mức thu nhập cao.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Lawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Che giấu tội phạm là hành vi phạm tội được ghi nhận trong Bộ luật hình sự hiện hành. Khi phát hiện tội phạm, mọi cá nhân đều có quyền và phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tố giác các hành vi của người phạm tội, không nên che giấu, tiếp tay cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình. Hành vi che giấu tội phạm không chỉ gây nguy hiểm cho xã hội mà còn gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, đảm bảo an toàn ninh trật tự an toàn xã hội. Vậy quy định pháp luật về che giấu tội phạm như thế nào? Công ty Luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Che giấu tội phạm được quy định là gì ? “Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”. Chủ thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. – Trường hợp che giấu tội phạm khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. – Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. 2. Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào ? Căn cứ theo Điều 389 BLHS năm 2015, khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự  2017, quy định về tội che giấu tội phạm như sau: “ Điều 389. Tội che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Theo đó, đối với người che giấu tội phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp thuộc tội phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 07 năm tùy theo từng trường hơp phạm tội.  3. Muốn tố giác người phạm tội cần những gì?  Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố + Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm. + Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin  báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.  Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. – Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau: + Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1); + Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1). Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin. – Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố + Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. + Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh H - Nam Định có gửi câu hỏi cho công ty VietLawyer với nội dung như sau: "Tôi có mua lại một chiếc xe máy cũ không có giấy tờ để làm xe chở hàng. Trong lúc đi chở hàng, tôi bị CSGT xử phạt vì xe không có giấy tờ. Sau đó, công an điều tra và thông báo cho tôi đây là xe trộm cắp. Xin hỏi Luật sư, tôi mua nhầm xe trộm cắp có bị xử phạt hình sự không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!" Công ty Luật VietLawyer cảm ơn câu hỏi của anh H, Công ty xin giải đáp câu hỏi của anh qua bài viết dưới đây: 1. Mua nhầm xe ăn trộm thì giao dịch dân sự có vô hiệu không? Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Dẫn chiếu đến Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Theo đó, chiếc xe là tài sản do trộm cắp mà có nên việc mua bán chiếc xe này được xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật. 2. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do mua nhầm xe ăn trộm như thế nào? Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoàn trả, khôi phụ lại tình trạng trước khi có giao dịch 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hai bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Những hoa lợi, lợi tức bạn thu được từ chiếc xe bị trộm không phải hoàn trả lại. Trong trường hợp của bạn, tiền công của bạn có được nhờ dùng chiếc xe này để chở hàng sẽ không phải hoàn trả lại. 3. Mua nhầm xe ăn trộm có bị xử phạt hình sự không? Nếu có căn cứ cho rằng bạn biết tài sản là xe ăn trộm mà có nhưng vẫn sử dụng, sẽ bị xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đăng ký biến động đất đai là một trong số các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Đăng ký biến động đất đai là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định pháp luật mới nhất như thế nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Hồ sơ đăng ký biến động đất đai  Căn cứ Điều 29 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm: - Đơn đăng ký - Sổ đỏ đã cấp - Giấy tờ liên quan đến nội dung biến động như: Văn bản cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất Văn bản xác nhận tình trạng sạt lở tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Bản vẽ tách thửa, hợp thửa… - Văn bản đại diện (nếu thực hiện thông qua người đại diện). 2. Thủ tục đăng ký biến động đất đai 2.1. Cơ quan thực hiện Căn cứ Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả đăng ký biến động đất đai gồm: - Với chủ sở dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại: Bộ phận Một cửa; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Xác định lại diện tích đất ở: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa. - Nếu là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì chọn một trong hai địa điểm: Bộ phận Một cửa; Văn phòng đăng ký đất đai; 2.2. Thời gian thực hiện Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động gồm:  Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian thực hiện như sau: a) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không theo phương án dồn điền, đổi thửa hoặc trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày làm việc; b) Trường hợp bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm là không quá 10 ngày làm việc, không tính thời gian xác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất; c) Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng là không quá 05 ngày làm việc; d) Trường hợp xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng là không quá 03 ngày làm việc; đ) Trường hợp đổi tên hoặc thay đổi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 05 ngày làm việc; trường hợp giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên là không quá 10 ngày làm việc; e)  Trường hợp có thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề là không quá 07 ngày làm việc; g) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân và sử dụng đất vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không quá 10 ngày làm việc, không tính thời gian xác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất; h) Trường hợp đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận là không quá 10 ngày làm việc, đối với trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận đã cấp mà đăng ký thay đổi tài sản thì không quá 07 ngày làm việc; i) Trường hợp thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc sự thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất là không quá 08 ngày làm việc; k) Trường hợp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai là không quá 08 ngày làm việc; l) Trường hợp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do xử lý tài sản thế chấp là không quá 08 ngày làm việc; m) Trường hợp thay đổi về quyền sử dụng đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm, quyền sở hữu công trình ngầm là không quá 15 ngày làm việc; n) Trường hợp bán tài sản, điều chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là không quá 10 ngày làm việc; o) Trường hợp xóa ghi nợ tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ thì thời gian giải quyết là trong ngày làm việc nhận được đủ hồ sơ xóa nợ; nếu thời điểm nhận đủ hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể giải quyết việc xóa nợ trong ngày làm việc tiếp theo; p) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết quy định tại khoản 3 Điều 23 của Nghị định này là không quá 05 ngày làm việc; q) Trường hợp đăng ký biến động chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật Đất đai là không quá 10 ngày làm việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay, hướng dẫn về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân, hay còn gọi là "sổ đỏ" là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Việc cấp sổ đò lần đầu từ 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Từ ngày 1/8, thời gian cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được rút ngắn so với quy định trước đó. Tổng thời gian kể từ khi nộp hồ sơ cho tới khi nhận giấy chứng nhận sẽ là không quá 23 ngày làm việc. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo pháp luật hiện hành như thế nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024) quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này" 2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu? Theo Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, đối với trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, người sử dụng đất cần chuẩn bị: - Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04/ĐK. - Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc các giấy tờ liên quan tới việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất. - Trích đo bản đồ địa chính (nếu có) - Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp Sổ đỏ) Ngoài các loại giấy tờ chính trên thì tùy thuộc vào nhu cầu mà người dân cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp. Cụ thể: - Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận: Giấy tờ chứng việc được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. - Trường hợp là đất giao không đúng thẩm quyền: Giấy tờ về giao đất không đúng thẩm quyền hoặc chứng minh việc mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình gắn liền với đất. - Trường hợp có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Giấy tờ liên quan đến đóng phạt vi phạm hành chính. - Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng đất với thửa đất liền kề: Hợp đồng/Văn bản thỏa thuận/Quyết định của Tòa án về việc xác lập quyền đối với thửa đất liền kề kèm theo sơ đồ thể hiện được vị trí, kích thức của thửa đất liền kề. - Trường hợp hộ gia đình đang sử dụng đất: Văn bản xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. - Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu không đủ giấy tờ hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng: Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng đã được thẩm định hoặc có kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng. - Trường hợp hộ gia đình/cá nhân sử dụng đất không mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất: Quyết định xử phạt thể hiện được việc đã khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai, chứng từ nộp phạt. - Một trong các loại giấy tờ quy định tại các điều: Điều 137; khoản 1, khoản 5 Điều 148; khoản 1, khoản 5 Điều 149 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (nếu có). - Trường hợp đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 mà có diện tích tăng thêm đã được cấp Giấy chứng nhận: Nộp giấy tờ về việc chuyển quyền và Giấy chứng nhận đã cấp với phần đất tăng thêm. 3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu? Theo quy định tại Điều 31, Điều 36 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu được quy định như sau: Bước 1. Nộp hồ sơ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đối với trường hợp cấp Sổ đỏ lần đầu là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi có đất. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ Trường hợp 1: Hồ sơ thiếu Nếu hồ sơ vẫn còn thiếu hoặc giấy tờ chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ. Trường hợp 2: Hồ sơ đủ Nếu hồ sơ đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, làm Phiếu hẹn trả kết quả và chuyển hồ sơ đến UBND cấp xã. Bước 3. Xác nhận hiện trạng đất Sau khi tiếp nhận hồ sơ, UBND xã thực hiện xác nhận hiện trạng của đất có hay không có nhà ở/công trình xây dựng và đất có đang bị tranh chấp hoặc dính quy hoạch hay không. Ngoài xác nhận hiện trạng mảnh đất, UBND xã còn xác nhận các giấy tờ pháp lý liên quan tùy theo từng trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP Bước 4. Đo đạc, xác minh bản trích đo địa chính - Trường hợp đã có bản đồ địa chính: Cung cấp trích lục bản đồ địa chính - Trường hợp chưa có bản đồ địa chính: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra lại bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp. - Thời gian thực hiện: không quá 05 ngày làm việc. - Chi phí đo đạc: Do người sử dụng đất chi trả. - Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa (nếu cần thiết) sau đó tiến hành xác nhận đủ hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào đơn đăng ký. Bước 5. Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau: - Các loại lệ phí phải nộp: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có). Trường hợp được miễn, giảm một trong những khoản lệ phí trên thì cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính đó. - Khi nộp tiền xong thì phải giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và mang theo để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận. Lưu ý: Chỉ được nhận Sổ khi đã nộp xong các khoản lệ phí, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất. Bước 6. Trả kết quả và nhận lại Giấy chứng nhận Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Đây là tài liệu pháp lý chính thức xác nhận sự ra đời của một đứa trẻ và ghi nhận các thông tin cơ bản về cá nhân đó, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, và thông tin về cha mẹ. Vậy đăng ký khai sinh muộn cho con có bị phạt hay không? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Giấy khai sinh là gì? Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. 2. Đăng ký khai sinh cho con ở đâu? - Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014). Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cư trú 2020. - Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014). Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau: + Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch. + Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam. - Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). - Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP). 3. Đăng ký khai sinh muộn cho con có bị phạt không?  Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ 24 giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh sau đó khai tử. Nếu sinh ra mà sống dưới 24 giờ thì mới không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha, mẹ đẻ có yêu cầu. Về trách nhiệm đăng ký khai sinh, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định: + Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ là người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. + Trường hợp cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Trước đây, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện đúng thời hạn thì bị xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.  Hiện nay, căn cứ theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như sau: Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy, hành vi đăng ký khai sinh muộn cho con không thuộc các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cho nên sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, cha mẹ, người thân nên đăng ký khai sinh cho con, cháu sớm nhất có thể để trẻ được hưởng lợi các quyền lợi tốt nhất: Học tập, bảo hiểm,... Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bộ luật dân sự hiện có quy định về việc áp dụng thừa kế thế vị trong trường hợp người thừa kế mất trước hoặc mất đồng thời với người để lại di sản. Thừa kế thế vị có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi thừa kế cho các thế hệ sau, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản thừa kế. Vậy quy định pháp luật về thừa kế thế vị như thế nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây 1. Thừa kế thế vị là gì? Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc các cháu (chắt) được hưởng di sản của ông, bà (cụ) để lại cho cha, mẹ của cháu (chắt) trong trường hợp cha hoặc mẹ mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ). 2. Điều kiện để được thừa kế thế vị là gì? Từ nội dung quy định của Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa nêu trên, có thể hiểu rằng, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau: - Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống. - Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật. – Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt). - Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản. - Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị). - Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay, công nghệ hoá hiện đại hoá đang được phát triển rất mạnh trong đời sống. Bên cạnh sự phát triển đó là những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, quan hệ trong đời sống diễn ra ngày càng phức tạp hơn với những hành vi tinh vi khó phát hiện hơn. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ gian dối đoạn nhằm khiến chủ sở hữu, người quản lý tài sản giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt. 2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như nào? Căn cứ theo điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Điều 174: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a.Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b.Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c.Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d.Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a.Có tổ chức; b.Có tính chất chuyên nghiệp; c. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d. Tái phạm nguy hiểm; đ. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e.Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a.Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy căn cứ theo điều luật trên hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị sử phạt tuỳ theo các trường hợp quy định ở trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
ODA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Official Development Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức.là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản vay đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nguồn vốn ODA? Hãy cùng Vietlawyer tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Nguồn vốn ODA là gì? 1.1. Khái niệm Căn cứ Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.  1.2. Đặc điểm - Mục đích phát triển: Nguồn vốn ODA được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, giảm nghèo, và phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. ODA không nhằm mục đích thương mại mà tập trung vào phát triển bền vững và giảm bất bình đẳng. - Tính ưu đãi: ODA thường có các điều kiện ưu đãi hơn so với các khoản vay thương mại. Điều này có thể bao gồm lãi suất thấp hoặc bằng không, thời gian ân hạn dài, và kỳ hạn trả nợ kéo dài. Một phần ODA có thể được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại. - Nguồn gốc và các bên cung cấp: Nguồn vốn ODA thường đến từ các chính phủ của các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các quốc gia cung cấp ODA thường đặt ra các ưu tiên chiến lược cho các dự án mà họ tài trợ. - Điều kiện đi kèm: ODA thường đi kèm với một số điều kiện nhất định, như yêu cầu nước nhận phải thực hiện các cải cách kinh tế, chính trị, hoặc xã hội theo hướng dẫn của nhà tài trợ. Điều này có thể bao gồm cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, hoặc thay đổi chính sách theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. - Tính chất lâu dài và dựa trên quan hệ đối tác: ODA thường là một phần của mối quan hệ đối tác dài hạn giữa quốc gia nhận và quốc gia tài trợ. Các dự án ODA thường kéo dài trong nhiều năm, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, đến cộng đồng địa phương. - Tính minh bạch và giám sát: Việc sử dụng nguồn vốn ODA đòi hỏi tính minh bạch cao và phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ cả nước nhận viện trợ và các tổ chức tài trợ. Điều này nhằm đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất. - Ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao: Nguồn vốn ODA không chỉ mang tính chất tài chính mà còn có ý nghĩa ngoại giao, giúp củng cố quan hệ giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ. ODA thường được coi là một công cụ của ngoại giao mềm, giúp nước tài trợ gia tăng ảnh hưởng quốc tế của mình. Những đặc điểm này làm cho nguồn vốn ODA trở thành một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia đang phát triển, đồng thời cũng đặt ra các thách thức trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả. 2. Ưu và nhược điểm của nguồn vốn ODA? 2.1. Ưu điểm  • Hỗ trợ phát triển hạ tầng và kinh tế: Nguồn vốn ODA cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho các quốc gia đang phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường xá, bệnh viện, trường học, hệ thống nước sạch, và điện năng.  • Chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực: Nhiều chương trình ODA đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, và đào tạo, giúp các quốc gia nhận viện trợ nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý.  • Tăng cường quan hệ quốc tế: Việc nhận ODA có thể củng cố quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hòa bình và bền vững. 2.2. Nhược điểm  • Phụ thuộc tài chính: Sự phụ thuộc quá mức vào ODA có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc tự chủ tài chính và phát triển bền vững khi nguồn viện trợ giảm dần.  • Ràng buộc về chính sách: Nhiều khoản ODA đi kèm với các điều kiện chính sách từ các nước tài trợ, có thể áp đặt những thay đổi không hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc gia của nước nhận viện trợ.  • Gia tăng nợ công: Nguồn vốn ODA dưới dạng vay ưu đãi có thể dẫn đến tình trạng gia tăng nợ công, nếu không được sử dụng một cách cẩn thận và hiệu quả. 2.3. Phân loại vốn ODA Theo khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn ODA bao gồm các loại sau: - Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. - Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP. 3. Chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: - Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để: + Thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;  + Tăng cường năng lực;  + Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;  + Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh;  + Thích ứng với biến đổi khí hậu;  + Tăng trưởng xanh;  + Đổi mới sáng tạo;  + An sinh xã hội;  + Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay. - Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. - Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong các quán karaoke, việc khách sử dụng ma túy là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý cho chủ quán. Vậy nếu phát hiện khách sử dụng ma túy trong cơ sở kinh doanh, chủ quán karaoke có thể phải chịu các hình thức xử phạt như thế nào? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Xử phạt hành chính: Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nếu cơ sở kinh doanh để khách sử dụng ma túy, chủ quán có thể bị xử phạt hành chính như sau: Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý; b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma tuý; b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy; c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma tuý, tiền chất ma túy; d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy; đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy; e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển; g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. ... - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu chủ quán không phát hiện, không báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về việc khách sử dụng ma túy trong cơ sở của mình - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu chủ quán biết mà vẫn để khách sử dụng ma túy mà không có hành động ngăn chặn hay báo cáo. Ngoài ra, tùy theo tình tiết, cơ sở kinh doanh có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 12 tháng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu hành vi để khách sử dụng ma túy trong quán karaoke có tính chất nghiêm trọng, chủ quán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau: Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi; d) Đối với 02 người trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy: Người nào chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Trường hợp có tình tiết tăng nặng (như tổ chức cho nhiều người sử dụng ma túy, có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng), mức án có thể tăng lên từ 7 năm đến 15 năm, hoặc thậm chí từ 15 năm đến 20 năm. 3. Các biện pháp khác: Bên cạnh các hình thức xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự đã được đề cập, pháp luật Việt Nam còn quy định các biện pháp xử lý bổ sung để bảo đảm việc ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm liên quan đến ma túy trong các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là quán karaoke. 3.1. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh: Theo Điều 74 của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu cơ sở kinh doanh không tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, trong đó có hành vi để khách sử dụng ma túy, cơ quan chức năng có thể xem xét tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh. Điều này có nghĩa là cơ sở kinh doanh sẽ không còn được phép hoạt động trong thời gian tước quyền, điều này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm tùy thuộc vào mức độ vi phạm. 3.2. Đóng cửa cơ sở kinh doanh: Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, như đã được quy định tại Điều 28 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh trong một thời gian nhất định hoặc thậm chí đóng cửa vĩnh viễn. Việc đóng cửa có thể được áp dụng trong các trường hợp mà hành vi vi phạm có tính chất tái phạm hoặc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với trật tự an ninh xã hội. 3.3. Bồi thường thiệt hại: Chủ quán karaoke cũng có thể phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba do hành vi để khách sử dụng ma túy trong quán. Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu có thiệt hại thực tế xảy ra (ví dụ, thiệt hại về sức khỏe, tài sản của khách hoặc người khác liên quan), chủ quán có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý cơ sở kinh doanh trong việc bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn và không gây nguy hại cho xã hội. 3.4. Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biện pháp hành chính khác như đưa vào diện quản lý đặc biệt, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của cơ sở để ngăn chặn nguy cơ tái phạm. Điều này thường áp dụng cho những cơ sở có tiền sử vi phạm hoặc nằm trong khu vực có tình trạng an ninh phức tạp. Việc để khách sử dụng ma túy trong quán karaoke không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng của người sử dụng mà còn đặt chủ quán vào nguy cơ phải chịu những hậu quả pháp lý nặng nề. Từ xử phạt hành chính, trách nhiệm hình sự cho đến việc bị tước giấy phép kinh doanh, đóng cửa cơ sở và yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ quán karaoke cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh. Để tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc, chủ quán cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ quán mà còn góp phần duy trì an ninh trật tự và bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Quán lẩu bên cạnh nhà tôi vừa bị công an tới kiểm tra và phát hiện ra một số lượng lớn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp này, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc như vậy thì bị xử lý như thế nào? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thực phẩm không rõ nguồn gốc là như thế nào? Là các loại thực phẩm mà người kinh doanh không thể cung cấp được các giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, như giấy chứng nhận kiểm dịch, hóa đơn mua bán, hoặc giấy tờ liên quan khác. Việc sử dụng loại thực phẩm này tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người do không được kiểm soát về chất lượng và an toàn. 2. Hành vi vi phạm và mức xử phạt 2.1. Vi phạm quy định về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm Theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định: Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật. ... Như vậy, nhà hàng có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với hành vi kinh doanh ăn uống với thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đây là một mức phạt tương đối cao, nhằm răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.  2.2. Vi phạm quy định về kinh doanh thương mại Ngoài các quy định về an toàn thực phẩm, hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc còn vi phạm quy định về thương mại cụ thể theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP   Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu 1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. 2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây: a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; c) Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi. 3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu. ... Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu của nhà hàng sẽ bị xử phạt tùy theo giá trị của hàng hóa nhập lậu mà nhà hàng đã nhập. 2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả Khi bị phát hiện vi phạm, ngoài việc phải chịu mức phạt tiền, chủ cơ sở kinh doanh còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Các biện pháp này bao gồm: - Tiêu hủy thực phẩm không rõ nguồn gốc: Đây là biện pháp bắt buộc nhằm loại bỏ nguy cơ gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Việc tiêu hủy sẽ do cơ quan chức năng giám sát và thực hiện. - Thu hồi sản phẩm: Nếu các sản phẩm vi phạm đã được bán ra thị trường, chủ cơ sở có trách nhiệm thu hồi để ngăn chặn việc tiêu thụ sản phẩm không an toàn. -  Đình chỉ hoạt động kinh doanh: Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị đình chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định. Biện pháp này nhằm đảm bảo rằng các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Nhập và sử dụng đồ đông lạnh không rõ nguồn gốc là hành vi vi phạm nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Các quy định pháp luật hiện hành đã thiết lập các chế tài nghiêm khắc nhằm kiểm soát và ngăn chặn hành vi này. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn nâng cao uy tín và trách nhiệm xã hội trong việc kinh doanh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Con của tôi đang là học sinh của trường THPT A. Vừa rồi tôi nghe nói hiệu trưởng trường con tôi bị lộ ra đã nhận hối lộ của phụ huynh H về việc sửa đổi điểm giúp con trai cô H vào vị trí lớp chọn. Tôi nghe nói là bị kỷ luật nhưng không rõ lắm, tôi muốn hỏi xem là việc nhận hối lộ thì bị xử lý như thế nào? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Hành vi nhận hối lộ và sửa điểm của học sinh là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ  bị xử lý theo quy định của pháp luật.  1. Nhận hối lộ là gì? Hối lộ có thể được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Như vậy, hành vi của thầy Hiệu trưởng trường THPT A là nhận hối lộ và sửa điểm để đạt được lợi ích cho con của phụ huynh H. 2. Hành vi vi phạm và mức xử phạt 2.1. Hành vi nhận hối lộ Nếu hiệu trưởng nhận tiền, quà hoặc lợi ích khác từ phụ huynh để sửa điểm, hành vi này sẽ cấu thành tội nhận hối lộ và được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019 như sau: Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Mức phạt đối với tội nhận hối lộ phụ thuộc vào giá trị của tài sản nhận hối lộ và mức độ nghiêm trọng của hành vi: - Nhận hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. - Nếu giá trị tài sản từ 100 triệu đồng trở lên hoặc phạm tội có tổ chức, có thể bị phạt tù từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình. 2.2. Hành vi sửa điểm  Nếu hành vi sửa điểm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, hiệu trưởng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "giả mạo trong công tác". Tội này quy định về việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu để trục lợi hoặc gây thiệt hại được quy định tại Điều 359 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Điều 359. Tội giả mạo trong công tác 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên; b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Mức phạt cho hành vi giả mạo trong công tác bao gồm:  - Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ - Nếu hành vi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị phạt từ từ 05 đến 20 năm. 2.3. Xử lý kỷ luật hành chính Ngoài trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng có thể bị xử lý kỷ luật hành chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Hình thức kỷ luật có thể là khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc, tùy theo mức độ vi phạm. 2.4. Bồi thường thiệt hại  Nếu hành vi của hiệu trưởng gây thiệt hại cho học sinh hoặc người khác, hiệu trưởng có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Hành vi nhận hối lộ và sửa điểm của học sinh không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà còn vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả pháp lý nặng nề. Người thực hiện hành vi này sẽ phải đối mặt với các chế tài từ hình sự đến kỷ luật hành chính và bồi thường dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666