Tất cả sản phẩm

Anh Mạnh - Hà Nội có câu hỏi gửi Vietlawyer như sau: "Đi làm ngày Tết Âm lịch được tính lương như thế nào?. Tôi cảm ơn."  1. Quy định pháp luật về nghỉ, lễ tết Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ, lễ tết như sau: 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều luật trên người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong Tết Âm lịch là 05 ngày. 2. Đi làm ngày Tết Âm lịch được tính lương như thế nào theo quy định pháp luật? Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Như vậy, theo điểm c khoản 1 điều luật trên thì người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Hoa (Bắc Ninh) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Con trai tôi năm nay 30 tuổi. Trong 1 lần uống rượu với bạn bè, do uống say nên con trai tôi không kiểm soát được hành vi mà đánh nhau, làm thương người khác. Vậy con trai tôi sẽ bị phạt như thế nào? Tôi cảm ơn". 1. Bị phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào say rượu đánh nhau gây thương tích có thể phải chịu một trong các mức phạt tiền dưới đây: STT Hành vi Mức phạt 1 Say rượu, đánh nhau với mục đích cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 5) 05 - 08 triệu đồng 2 Vô ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1) 300.000 - 500.000 đồng 3 Sử dụng rượu, bia và đánh nhau làm mất trật tự công cộng (điểm a khoản 2) 01 - 02 triệu đồng 2. Chịu trách nhiệm hình sự Không chỉ bị phạt hành chính, nếu hành vi uống rượu say và đánh người gây thương tích thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì uống rượu không phải là tình tiết miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, nếu có dấu hiệu phạm tội, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác với khung hình phạt cao nhất là chung thân tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
1. Chủ tịch CT TNHH 1 thành viên do ai bổ nhiệm? Căn cứ theo khoản 1, Điều 81 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về việc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, cụ thể: “Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo điều lệ công ty” Như vậy, Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên sẽ do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm và Chủ tịch sẽ phải nhân danh công ty, và chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, chủ sở hữu. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo điều lệ công ty. 2. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên Căn cứ theo khoản 2, Điều 82 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty, cụ thể: “Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan” Như vậy, quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty không được quy định cụ thể trong nội dung Luật doanh nghiệp mà đã được lồng ghép trong điều lệ công ty, Luật này hay của Luật khác có liên quan. 3. Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên có trách nhiệm như thế nào? Căn cứ Điều 83 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về trách nhiệm của chủ tịch công ty, cụ thể: - Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao - Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao 1 cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty; - Trung thành với lợi ích công ty và chủ sở hữu công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho chủ sở hữu công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Như vậy, khi đảm nhận vai trò chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên, chủ tịch phải thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình theo quy định của Điều lệ công ty, của luật này và luật khác có liên quan. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Lạm dụng tín nhiệm không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến tài sản và lừa đảo. Vậy, hiện nay, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác được quy định như thế nào?   1. Xử phạt hành chính hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điểm c, d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội này sẽ phải chịu chế tài như sau: * Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. * Khung 4: Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội phải chịu mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.\ Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết.
Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Bỏ chạy, quay đầu xe khi yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Vậy hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe bị xử phạt cụ thể như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào? Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, từ 15/9/2023, cảnh sát giao thông tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong các trường hợp như sau: 1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;  b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 2. Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông dừng xe bị xử phạt như thế nào? Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Mức xử phạt của hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Mức phạt vi lỗi vi phạm Phạt tiền Phạt bổ sung Xe ô tô và các loại xe tương tự 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 5) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5) Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự 800.000 - 01 triệu đồng (điểm g khoản 4 Điều 6) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6) Máy kéo, xe máy chuyên dùng 02 - 03 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7) - Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng - Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7) Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8) Không quy định Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 10) Không quy định Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Từ trước tới nay, nhắc tới người thừa kế được hưởng di sản theo di chúc chúng ta thường chỉ nghĩ tới cá nhân. Vậy pháp nhân có quyền được hưởng di sản theo di chúc hay không?   1. Pháp nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay không? Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc, theo đó người lập di chúc để lại di sản thừa kế có các quyền như sau: - Chỉ định người thừa kế. - Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, theo quy định trên, cá nhân có quyền lập di chúc thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế. Người thừa kế ở đây pháp luật không quy định là cá nhân hay pháp nhân. Do đó, người thừa kế không quy định cụ thể là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Điều này có nghĩa là không chỉ cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà cả pháp nhân vẫn đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật. Một điểm quan trọng cần lưu ý là pháp nhân phải được công nhận và có quyền hợp pháp để thừa kế di sản theo di chúc được thể hiện trong nội dung di chúc của người viết di chúc. 2. Điều kiện để di chúc để lại di sản thừa kế hợp pháp: Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp. Theo đó:  - Người lập di chúc đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể như: minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc hoặc người lập di chúc tự nguyện, bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép -  Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hôi Theo quy định tại Điều 631 Bộ luât dân sự, nội dung của di chúc phải thể hiện đầy đủ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản và một số nội dung khác. - Di chúc không đáp ứng đủ các điều kiện về mặt hình thức để di chúc hợp pháp (chẳng hạn di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không được lập thành văn bản, không công chứng, chứng thực và không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc; hoặc Di chúc miệng không có sự làm chứng của ít nhất hai người) - Không thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật (Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015). Đó là: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Hoặc Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 3.  Quy định của pháp luật về hiệu lực của di chúc thừa kế Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc thừa kế như sau: - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. + Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Ngày nay, khái niệm “ngáo đá” đã trở nên phổ biến trong xã hội. Nhưng cụ thể ngáo đá là gì? Người từ đủ 14 tuổi chuẩn bị phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? - VietLawyer sẽ giải thích cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Ngáo đá là gì?     Hiện nay không có quy định pháp luật giải thích "ngáo đá" là gì, nhưng "ngáo đá” có thể hiểu Ngáo đá là hiện tượng gặp ảo giác, hoang tưởng, loạn thần do sử dụng ma túy đá. Người bị ngáo đá thường bị ảo thanh, ảo giác, bị ám ảnh như đang có ai truy đuổi và sát hại mình, thậm chí hoang tưởng nhìn thấy quái vật. Ngáo đá là tình trạng vô cùng nguy hiểm khiến nạn nhân mất hành vi kiểm soát dẫn tới những hành động nguy hiểm, như có thể giết người khác mà không cần lý do hoặc tự sát.     Nguyên nhân của Ngáo đá là do nạn nhân sử dụng Ma Túy Đá, một chất có chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được tổng hợp từ các hóa chất. Đây là chất kích thích mạnh, khi đi vào cơ thể làm biến đổi tư duy, tri giác, khiến người lương thiện thành kẻ hung hãn, độc ác.     Tình trạng ngáo đá diễn ra trong vài chục phút, vài tiếng hoặc thậm chí tới vài tháng. Đặc trưng của người ngáo đá là ảo giác, hoang tưởng và loạn thần, diễn biến tâm trạng của kẻ ngáo đá rất khó đoán định. Ma túy đá khi vào cơ thể sẽ biến đổi tâm tính nạn nhân rất nhanh khiến họ không làm chủ được chính mình. Người sử dụng có thể bị loạn thần ngay từ lần đầu tiên chơi ma túy đá, chứ không cần phải chơi nhiều. Nguy hiểm hơn là nếu chơi liên tục thì sẽ khiến chứng loạn thần trở thành mãn tính. Người dân khi thấy người bị ngáo đá mà không nhận ra, cứ vô tư nhảy vào can ngăn cũng rất dễ bị thương, thậm chí bị người ngáo đá sát hại. 2. Phạm tội do bị ngáo đá có truy cứu trách nhiệm hình sự không?     Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.     Theo đó, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi chuẩn bị phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?     Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi chuẩn bị phạm tội như sau: 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.     Như vậy, người chuẩn bị phạm tội hay phạm tội trong tình trạng ngáo đá từ đủ 14 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề ngáo đá là gì, người từ đủ 14 tuổi phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong quá trình vay tiền từ ngân hàng bằng việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo, việc chuẩn bị một hồ sơ thế chấp đầy đủ và chính xác là một yếu tố quan trọng. Hồ sơ này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị tài sản, xác thực quyền sở hữu của bạn và tạo lòng tin cho ngân hàng.   Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về Hồ sơ đề nghị vay vốn như sau: “Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.” Do đó, người vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây để thực hiện thế chấp tài sản để vay (theo khoản 1 điều 29 Thông tư 39/2016/TT-NHNN): - Hồ sơ đề nghị vay vốn: ·  Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng. Kèm theo cả nội dung phương án trả nợ. ·  Giấy tờ tùy thân của người vay: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn; sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/xác nhận cư trú; đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân/quyết định hoặc bản án ly hôn,... ·  Thỏa thuận vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng - Hồ sơ liên quan đến đảm bảo tiền vay: ·  Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất được dùng để thế chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản bàn giao, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa người vay với chủ đầu tư. - Tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn: ·  Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của người vay: Giấy xác nhận thu nhập có chữ ký của người sử dụng lao động, sổ tiết kiệm, các tài sản hiện có khác ngoài tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. - Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của người vay (vay mua nhà thì cần có hợp đồng mua nhà, vay mua ô tô thì có hợp đồng mua bán xe ô tô, vay để sửa chữa nhà ở thì cần có giấy phép xây dựng...). - Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Với nền kinh tế phát triển vượt bậc hiện nay và mức thu nhập bình quân tăng lên. Việc vay vốn đặc biệt là việc vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc vay thế chấp tại Ngân hàng giúp bạn có những khoản tiền cần thiết trong tay để đầu tư kinh doanh, hoặc trong những trường hợp khó khăn về tài chính mà không phải chịu lãi suất quá cao như vay chợ đen.   1.Khái niệm về thế chấp tài sản Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 quy định về Thế chấp tài sản như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” Như vậy, Thế chấp tài sản là hình thức vay nợ có tài sản đảm bảo. Khi ký cam kết vay thế chấp, người vay vẫn được quyền sở hữu và sử dụng tài sản thế chấp nhưng các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó sẽ được ngân hàng giữ nhằm đề phòng rủi ro người vay không thể trả khoản nợ thì lúc này, toàn bộ số tài sản thế chấp sẽ thuộc về sở hữu của ngân hàng. 2.Điều kiện về tài sản thế chấp Điều 318 quy định về Tài sản thế chấp như sau: “1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.” Từ điều luật trên, Tài sản đảm bảo cần có những điều kiện sau: Tài sản thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính khách hàng vay. Tài sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua, bán, chuyển đổi, thế chấp… Vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý. 3. Điều kiện về khách hàng vay thế chấp Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về Điều kiện vay vốn như sau: “Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. 3. Có phương án sử dụng vốn khả thi. 4. Có khả năng tài chính để trả nợ. 5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”   Từ đó, có thể rút ra điều kiện về khách hàng vay vốn như sau: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Phúc (Bắc Giang) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không có đủ hệ thống phòng học bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Tôi cảm ơn". Hành vi không có đủ hệ thống phòng học của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Điều 37: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe ... 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ; ... Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô không có đủ hệ thống phòng học hoặc phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Lợi dụng sơ hở của người khác mà nhiều cá nhân trộm cắp tái sản nhằm thu lợi bất chính. Tài sản do trộm cắp mà có thường được giao bán với mức giá rất rẻ. Điều này đánh vào tâm lý người tiêu dùng, kích thích họ mua loại tài sản này; dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy việc mua bán tài sản trộm cắp bị xử phạt như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Người thu mua tài sản có được do trộm cắp bị phạt tù bao nhiêu năm?     Căn cứ theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung 2017) hành vi thu mua tài sản có được do trộm cắp được quy định như sau: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. ...     Theo đó, người thu mua tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên. Mặt khác, trong trường hợp người thu mua tài sản không biết tài sản mình thu mua có được do trộm cắp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. 2. Người thu mua tài sản có được do trộm cắp có bị tịch thu tài sản hay không?     Căn cứ theo Khoản 5 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định như sau: 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.     Theo đó, người thu mua tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản và như đã phân tích, trong trường hợp người thu mua tài sản không biết tài sản mình thu mua có được do trộm cắp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. 3. Thu mua nhưng không biết tài sản có được do trộm cắp có phải hoàn trả lại tài sản hay không?      Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch được thực hiện giữa người thu mua tài sản và người bán tài sản có được do trộm cắp được quy định như sau: Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.      Theo đó, giao dịch giữa người thu mua tài sản và người bán tài sản có được do trộm cắp được xác định là giao dịch vô hiệu vì nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của luật khi người bán không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng lại bán cho người thu mua, tài sản giao dịch mua bán là do phạm tội mà có.      Mặt khác, căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.      Bên cạnh đó, do giao dịch mua bán trong trường hợp này được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu nên việc giải quyết hậu quả pháp lý được thực hiện theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.     Như vậy, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản đã được thu mua do trộm cắp mà có và người thu mua có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản và bồi thường các thiệt hại phát sinh nếu có.     Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề việc mua tài sản trộm cắp bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Thịnh - Thái Nguyên có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Cho tôi hỏi theo quy định pháp luật thì có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không? Tôi cảm ơn". Vietlawyer cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Án treo là gì? Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP đưa ra định nghĩa về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. 2. Điều kiện được hưởng án treo theo quy định pháp luật Căn cứ Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP quy định Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau: Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm. 2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo; b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo; c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo 3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. 4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này. 3. Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không theo quy định pháp luật? Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định điều kiện rút ngắn thử thách của án treo như sau: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. 4. Mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định pháp luật Căn cứ theo khoản 2, 3, 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách theo từng mức như sau: 2. Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên. 3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ. 4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666