Tất cả sản phẩm

"Để du khách nước ngoài biết đến nhiều hơn về chùa, tôi muốn đặt tên tiếng Anh cho chùa có được hay không?" - Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016: Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Nhà chùa là cơ sở tôn giáo được quy định trong Luật này.  Tên của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 cụ thể như sau:  1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt. 2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc. Như vậy, nhà chùa không được đặt tên bằng tiếng Anh, phải đặt tên bằng tiếng Việt và không được trùng theo như quy định của pháp luật hiện hành.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
     Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bị xử lý như thế nào? Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiện nay một số cá nhân nước ngoài lợi dụng sự tự do và hiếu khách của nước ta để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy trong trường hợp nào người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật nước ta hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?      Căn cứ Điều 5 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Như vậy, người nước ngoài khi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Người phạm tội thuộc các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế - Trường hợp 2: Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế thì hành vi phạm tội của họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao. 2. Trục xuất - Hình phạt đặc thù dành riêng cho người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam      Hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội. Trong đó, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất dành riêng cho người phạm tội là người nước ngoài.      Cụ thể, theo Điều 37 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) việc trục xuất người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam được quy định như sau: Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. 3. Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý      Căn cứ Điều 33 Luật tương trợ tư pháp 2007 người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị dẫn độ về nước trong các trường hợp sau: 1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. 2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu. 3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.      Nếu quốc gia của công dân phạm tội có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ. 4. Quyền từ chối dẫn độ tội phạm       Căn cứ Điều 35 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định về quyền từ chối dẫn độ tội phạm của Việt Nam cho nước ngoài, cụ thể: 1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam; b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác; c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị; đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này. 2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ. 3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.      Trong công tác xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tố tụng đối gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Việc xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam liên quan mật thiết đến vấn đề ngoại giao giữa các nước. Tuy nhiên, với một số quốc gia, Việt Nam hiện vẫn chưa ký kết hiệp định hợp tác, dẫn độ tội phạm, hoặc hiệp định tương trợ tư pháp.     Vì vậy, khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, việc xử lý tội phạm thường sẽ khó xử lý và có thể không nhận được sự hỗ trợ cũng như thiện chí từ các quốc gia này.     Bên cạnh đó, việc bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại lớn trong quá trình điều tra, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa… đòi hỏi phải có người dịch thuật lại cho người phạm tội bằng tiếng mẹ đẻ của họ.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước. Khi phát hiện một hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thì người dân có thể tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền. Vậy cơ quan, người nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo sẽ nộp đơn tố cáo ở đâu? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Đơn tố cáo là gì? Tố cáo là việc công dân là cá nhân tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay tổ chức lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hay đe dọa đến quyền lợi, thiệt hại đến tài sản của nhà nước. Đơn tố cáo: Từ việc công dân muốn tố cáo lên các cơ quan chức năng phải có giấy tờ liên quan thì quan trọng nhất là đơn tố cáo để trình bày sự việc vi phạm pháp luật một cách chân thực theo diễn biến để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét, điều tra và xử lý vụ việc. Giải quyết tố cáo: là việc các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và giải quyết theo quyết định xử lý của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo sẽ theo quy định của pháp luật. 2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước 2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. 2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. 2.3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. 2.5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 3. Nộp đơn tố cáo ở đâu Vậy sau khi hoàn tất đơn tố cáo thì người tố cáo phải nộp đơn tố cáo ở đâu? Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Người lao động bị tạm giữ thì có được tạm hoãn hợp đồng lao động không? - Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về trường hợp người lao động bị tạm giữ thì có được tạm hoãn hợp đồng lao động như sau: 1. Người lao động bị tạm giữ thì có được tạm hoãn hợp đồng lao động không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;  d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này; đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Như vậy, nếu không có thỏa thuận thì công ty chỉ được thực hiện hoạt động tạm hoãn hợp đồng lao động khi có quyết định tạm giữ tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người lao động. Đồng thời, công ty có quyền ra quyết định điều động người khác thay thế tạm thời theo quy chế của đơn vị. 2. Người lao động bị tạm giữ theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng lương và quyền lợi khi đã giao kết hợp đồng lao động không? Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: ... 2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, người lao động bị tạm giữ theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động cần có mặt tại nơi làm việc? Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì trong thời hạn 15 ngày  kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời. Trân trọng./.
Thẩm quyền cấp sổ đỏ từ ngày 20/5/2023 - Là một trong những nội dung mới nhất được sửa đổi tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 có hiệu lực ngày 20/5/2023. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 37 Nghị định 43/2014 về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) tại khoản 4 Điều 95 và khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013 như sau:   "1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp thực hiện như sau: a) Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; c) Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. 2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này: a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Đất đai thì được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp." Trong khi đó, theo văn bản hiện hành tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014 (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP)  quy định đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: - Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới tại Nghị định 10/2023 đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về một số thay đổi đối với thẩm quyền cấp sổ đỏ có hiệu lực từ ngày 20/5/2023. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời. Trân trọng./.
Khi chuyển nhượng nhãn hiệu trong hồ sơ có cần phải có bản gốc văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu không? Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Để giải đáp vấn đề trên, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Nhãn hiệu muốn chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện nào?  Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau: "1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. 2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. 3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. 4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. 5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó." Căn cứ các quy định trên, ta thấy việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì việc chuyển nhượng quyền này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Theo đó, việc lập hợp đồng chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; - Căn cứ chuyển nhượng; - Giá chuyển nhượng; - Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng. 2. Chuyển nhượng nhãn hiệu cần chuẩn bị hồ sơ nào? Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đối với nhãn hiệu được quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm a khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) bao gồm: - 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này; - 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; - Bản gốc văn bằng bảo hộ; - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung; - Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây: + Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ; + Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định. Căn cứ quy định trên, ta thấy đối với hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu có yêu cầu nộp bản gốc văn bằng bảo hộ đối vói nhãn hiệu theo quy định. 3. Nhãn hiệu được chuyển nhượng theo thủ tục nào? Nhãn hiệu được chuyển nhượng theo thủ tục được quy định tại điểm a và điểm b khoản 40 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau: * Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây: - Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp); - Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; - Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản; - Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; - Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. * Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây: - Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; - Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định. Như vậy, việc chuyện nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện đối với nhãn hiệu, các bên nhận chuyển nhượng và việc chuyển nhượng này phải được lập thành hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, bên chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng theo quy định để hoàn tất việc chuyển nhượng, trong đó hồ sơ chuyển nhượng có bao gồm bản gốc văn bằng bảo hộ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết. Trân trọng./.
Các loại giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông gồm những gì?. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý đọc giả giải đáp thắc mắc. Khi tham gia giao thông, có những loại giấy tờ người điều khiển phương tiện bắt buộc phải luôn mang theo. Nếu thiếu hoặc không có bị CSGT kiểm tra, lái xe đều sẽ bị phạt. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, có 3 loại giấy tờ mà bất cứ người điều khiển phương tiện giao thông nào cũng phải mang theo: – Giấy đăng ký xe: Đây là loại giấy tờ để chứng minh một chiếc xe chính chủ của người sở hữu. Trong giấy đăng ký xe có ghi rõ những thông tin nhất định của chiếc xe và chủ chiếc xe đó đồng thời được trưởng công an tỉnh ký xác nhận và chứng thực. – Giấy phép lái xe (Bằng lái xe): Đây là loại chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới (xe mô tô, xe ô tô, xe tải,…). Giấy phép lái xe phải phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Giấy chứng nhận bảo hiểm): Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, nếu người điều khiển xe gây tai nạn làm thiệt hại về người hoặc tài sản, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm phải gánh chịu một phần thiệt hại cùng lái xe. Ngoài ra, đối với những loại xe cơ giới được quy định, người điều khiển phương tiện còn phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Giấy chứng nhận kiểm định). Đây là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường. Theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT thì việc đăng kiểm xe không áp dụng đối với: các loại xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo và các loại xe tương tự; Xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Theo đó, người điều khiển các loại xe mô tô, xe máy thông thường không cần có Giấy chứng nhận kiểm định; người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng buộc phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định. Khi tham gia giao thông, lái xe phải mang theo bản gốc của các loại giấy tờ trên, không tính bản sao. Các loại giấy tờ trên phải được cấp đúng theo quy định của pháp luật, còn thời hạn, không có dấu hiệu bị tẩy xóa. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? - Đăng ký sáng chế là thủ tục xác lập quyền đối với giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định thông qua việc nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ? Căn cứ Điều 113 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế: Điều 113. Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế 1. Trong thời hạn bốn mươi hai tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn. 2. Thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là ba mươi sáu tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên. 3. Trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung nộp trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó. Theo đó, người nộp đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn. Cho nên bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ không phải chỉ giới hạn ở một số chủ thể. 2. Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? Căn cứ Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau: Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. 2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được giới hạn theo phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, theo sáng chế thuộc bí mật nhà nước. Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời.
12 Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả - Trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng về các hình thức được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, có 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo trình, bài giảng, diễn văn và các chương trình máy tính, và nhiều loại tác phẩm khác. Các quy định này được quy định rõ trong luật sở hữu trí tuệ hiện hành tại Việt Nam. Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Thế nào là quyền tác giả Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong đó, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. (Khoản 2, 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009) 2. 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả năm 2023 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: (1) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: + Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: TIểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hóa,  văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác; + Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông; + Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dường được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luât; + Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nối cho người khiếm thị, ký tự tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. (2) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. (3) Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiên khác (4) Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. (5) Tác phẩm sân khấu quy đinh tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiế, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diện khác. (6) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm có nội dung, được biểu diễn bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ản do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; Hình ản tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ản là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế. (7) Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm: + Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác; + Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác; + Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng; + Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác. Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. (8) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu tượng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liên với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để được thực hiện chức năng của sản phẩm.  (9) Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiên mà hình ảnh được tạp ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. (10) Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: + Bẩn vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; + Công trình kiến trúc (11) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc. (12) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm: + Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là các loại hình nghệ thuật ngôn từ; + Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là như nào? - Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Được biết, 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt có 3 ngân hàng mua bắt buộc (CBBạnk, OceanBank, GPBank và DongA Bank). Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ vấn đề này như sau: 1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt Theo khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định: Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này. 2. 4 trường hợp thực hiện kiểm soát đặc biệt với ngân hàng Trường hợp 1: Ngân hàng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó: - Có nguy cơ mất khả năng chi trả: Là khi ngân hàng thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dung 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục. (Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) - Mất khả năng chi trả: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán. (Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tưu 11/2019/TT-NHNN) - Có nguy cơ mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn cấp 1 của tô chức tín dụng thấp hơn 4%. (Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) - Mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán (Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) Trường hợp 2: Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiẻm toán gấn nhất. Trường hợp 3: Ngân hàng không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục. Trường hợp 4: Ngân hàng có xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về việc kiểm soát đặc biệt của ngân hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chắc hẳn không ít người nghĩ công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau. Công chứng và chứng thực được phân biệt qua một số các tiêu chí như sau: 1. Khái niệm - Công chứng ( căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014) Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng: +) Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; +) Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt - Chứng thực ( căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. 2. Thẩm quyền - Công chứng +) Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng). +) Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác). - Chứng thực +) Phòng Tư pháp; +) UBND xã, phường; +) Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; +) Công chứng viên Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau 3. Giá trị pháp lý - Công chứng +) Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng +) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. +) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Chứng thực +) Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. +) Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. +) Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ là một công cụ pháp lý hữu ích để người dân có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bảo đảm các giao dịch về dân sự, tài sản. Qua những thông tin trên đây, Công ty Luật VietLawyer đã giúp các bạn phân biệt công chứng, chứng thực khác nhau chỗ nào? Và giúp bạn đọc có thêm cái nhìn khái quát nhất và đưa ra được sự lựa chọn hợp lý khi có hợp đồng, giao dịch cần được công chứng, chứng thực. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài - Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không phải là điều hiếm thấy trong thực tế do nhiều yếu tố tác động. Vấn đề tạm ngừng kinh doanh là quyền tự do của các doanh nghiệp nhưng liên quan đến lệ phí môn bài là điều cần được giải đáp. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp vấn đề này như sau: 1. Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài ? - Lệ phí môn bài hiện được điều chỉnh bởi Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP), là loại phí được nộp bởi cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp được miễn. - Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng 02 điều kiện được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Cơ sở kinh doanh đã có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí - ngày 30/01 hàng năm  + Cơ sở kinh doanh chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. 2. Các câu hỏi liên quan  2.1. Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với thuế ? Liên quan đến thủ tục thông báo khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tại Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chỉ cần phải thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở và Phòng sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liẹu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp => Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không cần phải thông báo với cơ quan thuế 2.2. Tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch xác định thế nào ? - Năm dương lịch được xác định từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm - Việc có văn bản gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng hoạt đồng kinh doanh sau ngày 30/01 sẽ được coi là tạm ngừng kinh doanh không tròn năm dương lịch và cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vẫn phải nộp lệ phí môn bài. 2.3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính không ? Việc doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tài chính không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh hay không. Điều này được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Phải nộp hồ sơ khai thuế nếu tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính... + Trường hợp tạm ngừng trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. => Như vậy, nếu nộp hồ sơ khai thuế thì phải nộp báo cáo tài chính, bởi đây là hai loại tài liệu đi kèm chứng minh cho nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp 2.4. Doanh nghiệp giải thể có phải nộp thuế môn bài ? Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng 02 điều kiện được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, cụ thể: + Cơ sở kinh doanh đã có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí - ngày 30/01 hàng năm; + Cơ sở kinh doanh chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về trường hợp tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666