Tất cả sản phẩm

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là gì? - Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, tên tiếng anh là Hợp đồng franchising. Hợp đồng này là một dạng đặc thù của hợp động đại lý, trong đó một bên (bên nhượng quyền) có nghĩa vụ li-xăng nhãn hiệu và chuyển giao các kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh cho bên kia (bên nhận quyền), nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm do bên giao franchine cung cấp. Ví dụ, đại lý thức ăn nhanh KFC, cà phê Trung Nguyên hoặc trà sữa Mixue.  Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: Các cửa hàng bán sản phẩm và dịch vụ này thường có cùng một biển hiệu, cách trang trí, đồng phục nhân viên cũng như cùng một phương thức sản xuất kinh doanh. Bên đại lý có nghĩa vụ dóng góp mặt bằng kinh doanh và tiền đầu tư. Hiện nay, Tổ chức thống nhất tư pháp quốc tế (UNIDROIT) đã soạn thảo mẫu hợp đồng franchising, với những điều khoản cần thiết bao gồm:  - Quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, nguyên liệu, công thức,... - Trang trí của hàng và phương thức kinh doanh; - Nghĩa vụ đầu tư vào cơ sở hạ tầng - Nghĩa vụ bảo mật - Các điều khoản khác (Mẫu hợp đồng franchising) Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu do Luật thương mại điều chỉnh. Mục đích của việc điều chỉnh cơ quan quản lý từ Bộ Khoa học và Công nghệ sang Bộ Công thương là để bảo vệ bên nhận quyền không bị thiệt hại do tin vào những thông tin "ấn tượng" về khả năng sinh lời của hệ thống nhượng quyền. Luật quy định các hoạt động nhượng quyền thương mại cần phải được đăng ký tại Sở Công thương nơi có trụ sở của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải cung cấp thông tin tối thiểu cho bên nhận quyền, trong đó đặc biệt là những thông tin về khả năng sinh lời của hệ thống nhượng quyền. Ngược lại, bên nhượng quyền cũng có một số lợi ích chính đáng cần được bảo vệ. Ví dụ, bên được quyền cần phải kiểm soát chất lượng của hệ thống nhượng quyền, và khi có dấu hiệu chất lượng của hệ thống nhượng quyền suy giảm thì bên nhượng quyền có quyền chấm dứt hợp đồng với bên nhận quyền không đảm bảo chất lượng. Tương tự, bên nhận quyền không được phép chuyển giao hợp đồng nhượng quyền mà không có sự đồng ý của bên nhượng quyền. Đó là vì người được chuyển giao phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định trước khi tiến hành tham gia vào hệ thống nhượng quyền. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả | Mới nhất - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau: 1. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả - Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. - Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. 2. Cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.  Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVNTTDL; 2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả; 3) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền; 4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; 5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; 6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung; Các tài liệu quy định tại điểm 3, 4, 5, 6 trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Số lượng hồ sơ: 01 bộ 4. Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. 5. Đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả * Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức. * Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bản quyền tác giả. 6. Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả - Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm: + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết); + Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; + Tác phẩm báo chí; + Tác phẩm âm nhạc; + Tác phẩm nhiếp ảnh. - Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 300.000 đồng/Giấy chứng nhận. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm: + Tác phẩm kiến trúc; + Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. - Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 400.000 đồng/Giấy chứng nhận. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm: + Tác phẩm tạo hình; + Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. - Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 500.000 đồng/Giấy chứng nhận. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm: + Tác phẩm điện ảnh; + Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa. - Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng/Giấy chứng nhận. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay để được giải quyết kịp thời.
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau: Theo quy định Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm: 1. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép; 2. Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại; 3. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này; 4. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước; 5. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu; 6. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số; 7. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại; 8. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại; 9. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại; 10. Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền; 11. Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó; 12. Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật . Trên đây là 12 trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả theo quy định mới nhất. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Tên thương mại và quyền bảo hộ đương nhiên của tên thương mại - Tên thương mại là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (thí dụ :Siêu thị Sài Gòn"). Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. 1. Khái niệm Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. 2. Quyền bảo hộ đương nhiên của tên thương mại  Tên thương mại có thể là tên công ty, nó được sử dụng trên bảng hiệu của doanh nghiệp, song không nhất thiết phải được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Tên thương mại được bảo hộ đương nhiên mà không cần phải đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, tên thương mại phải thỏa mãn các yếu tố sau đây: (1) Là tập hợp các chữ cái, chữ số phát âm được; (2) có khả năng phân biệt cho chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó và; (3) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của người khác đã được bảo hộ. Các tên gọi sẽ không được bảo hộ dưới dạng tên thương mại nếu chứa thành phần tên riêng (Thí dụ "Mai" "Minh" v.v,), Các nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký trước đó có dấu hiệu là "chữ cái" tạo thành một từ thì tên doanh nghiệp không được sử dụng trùng hoặc gây nhầm lẫn với từ đó.  Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biểu hiện, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoăc kế thừa cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tên thương mại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu - Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến trong cuộc sống. Việc bảo hộ nhãn hiệu bắt nguồn từ việc chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Họ thường bị giả mạo các nhãn hiệu của đối thủ để thu lợi nhuận. Mục đích ban đầu của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, tuy nhiên khi sản phẩm đã chiếm được thị trường, nhãn hiệu trở thành uy tín, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu càng uy tín, càng dễ bị người khác lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế nên nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu càng trở nên phổ biến. Công ty luật Vietlawyer xin giải thích cho người đọc khái niệm của nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu. 1. Khái niệm Nhãn hiệu là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Nó là dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác cùng loại. Nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới các dạng từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó. Nhãn hiệu trên thế giới đã mở rộng nhiều hơn về các dấu hiệu nhận biết như âm thanh, mùi hương, cảm giác, hình khối 3D, vật phẩm số. Cho nên, các dấu hiệu của nhãn hiệu có thể tồn tại không chỉ ở dạng hữu hình mà còn ở dạng vô hình, chỉ cần có khả năng phân biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ cùng loại là đáp ứng yêu cầu. 2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau." Có thể thấy, nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. "Độc đáo" ở đây là thể hiện hai yếu tố là "khác biệt" và "không thông dụng". Trong quy định pháp luật Việt Nam, tính độc đáo thể hiện qua các điều kiện sau: (1) yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; (2) yếu tố đó không là yếu tố thông dụng, không trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với các yếu tố đã tồn tại trước đăng ký. Yếu tố được coi là không thông dụng nếu nó là các danh từ chung, hình dạng đơn giản (thí dụ hình tam giác, trừ trường hợp các dấu hiệu đó được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như nhãn hiệu). Nhãn hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm (thí dụ "nước khoáng thiên nhiên" hay "chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn"), hay những dấu hiệu có tính chất lừa đảo ("thần dược" hay "cải lão hoàn đồng" đối với thuốc chữa bệnh). Các dấu hiệu này cũng không được phép là những dấu hiệu thuộc về quyền uy của quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ, tên gọi các cơ quan nhà nước. 3. Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ Văn bằng bảo hộ được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Mọi chứng chỉ khác đều không có giá trị bảo hộ.  Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày được cấp bằng đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn ở Cục SHTT. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nhãn hiệu và điều kiện để đăng ký nhãn hiệu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định gây đau đớn, khổ sở về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Thực tế hiện nay không ít trường hợp một người dùng vũ lực đánh đập hoặc dùng lời nói gây bất ổn về tinh thần của người khác nhưng chưa đến mức để lại thương tích đáng kể cho nạn nhân. Vậy tội hành hạ người khác được quy định như thế nào? Mức phạt cho tội hành hạ người khác? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn quay bài viết sau đây. 1. Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác - Khách thể: Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về mặt thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người lệ thuộc. Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người lệ thuộc. Như vậy, khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền được Nhà nước bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. - Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình. Về người bị phạm tội: Người phạm tội có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích. Về hành vi khách quan, tội hành hạ người khác cũng tương tự hành vi khách quan của tội bức tử. Về phía người bị hại: Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội, nếu người bị hành hạ không có mối quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ thì người có hành vi hành hạ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác mà tùy vào hành vi cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Thông thường người bị hại trong tội phạm này, bị hành hạ, ngược đãi nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo. - Chủ thể: thực hiện tội phạm này có thể là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. 2. Hình phạt đối với người hành hạ người khác Hình phạt cho người nào có hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội này như sau: “1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” Như vậy, đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Việc quy định này xuất phát từ chính sách bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội của nhà nước cũng như truyền thống đạo đức “ kính già yêu trẻ”, “là lành đùm lá rách” của dân tộc. Phụ nữ mà biết có thai tức là khi thực hiện tội phạm, người phạm tội biết chắc nạn nhân là phụ nữ mang thai ( dù nạn nhân mang thai thật hay do người phạm tội hiểu nhầm) mà vẫn thực hiện hành vi của mình. Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người do bản thân họ bị hạn chế và khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại, như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật,.... Trường hợp người phạm tội này gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% trở lên. Gây rối loạn tâm thần và hành vi biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, lo âu, trầm cảm, mất ngủ,... Đó là biểu hiện của Stress. Cần phân biệt rối loạn tâm thần và hành vi do bị hành hạ, ngược đãi. Rối loạn tâm thần là một loại bệnh lý có từ trước khi bị hành hạ, căn cứ để đánh giá mức rối loạn tâm thần và hành vi là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tôi và người yêu sống chung với nhau như vợ chồng và đã có con chung, sau khi sinh con được 1 tháng vợ tôi bỏ nhà đi. Tôi muốn đăng kí giấy khai sinh cho con thì phải thực hiện như thế nào? - Anh Q.P (Long An) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer.Trên cơ sở pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau: Theo Khoản 1, Điều 16 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau: “1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.” Như vậy, đối chiếu với trường hợp của anh thì anh được làm thủ tục kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé.  Anh chuẩn bị hồ sơ và nộp lên UBND cấp xã nơi anh cư trú. Hồ sơ gồm:  - Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định; - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định; Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Người đang bị tố giác thì có được xuất cảnh không? Câu hỏi của chị Thủy - Nam Định Tôi chuẩn bị làm đơn tố giác một người hàng xóm vì tôi thấy họ có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa bị ai phát hiện. Trong trường hợp tôi tố giác như vậy thì người này có được phép xuất cảnh khỏi Việt Nam hay không? Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm hoãn xuất cảnh như sau: "1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn: a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; b) Bị can, bị cáo. 2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. 3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù." Như vậy, không phải mọi đối tượng bị tố giác đều tạm hoãn xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh với các trường hợp qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc họ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người đó. Nên trong trường hợp của bạn để xác định người bị tố giác (người hàng xóm) có bị tạm hoãn xuất cảnh không còn tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ hay không. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người đang bị tố giác có thể xuất cảnh không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật hiện hành Hành vi bức tử và hành vi hành hạ người khác đều là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, vì vậy có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. “Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.” ... “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” 2. Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác - Tội bức tử: + Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người đó. + Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người bị hại tự sát, tức là nạn nhân có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy cầu, tự đâm vào bụng hay bắn vào đầu,... + Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp đỡ thì không cấu thành tội phạm này. + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người. + Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc vào người phạm tội. - Tội hành hạ người khác: + Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát + Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội nhưng ngoài ông bà cha mẹ con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Như vậy, dựa vào hành vi phạm tội và căn cứ vào hậu quả xảy ra có thể phân biệt hai tội danh này. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử. Ngoài ra, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội bức tử. Trường hợp có hành vi đổi xử người lệ thuộc vào mình là ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp - Nếu nói quyền sở hữu công nghiệp hiện nay có giá trị như thế nào thì hãy hình dung tài sản hữu hình của công ty là tảng băng nổi thì tài sản vô hình của quyền sở hữu công nghiệp là phần chìm của khối băng dưới nước. Công ty luật VietLawyer xin giới thiệu những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà được pháp luật bảo hộ. Mỗi đối tượng đều có ưu nhược điểm riêng và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể chọn một hoặc nhiều đối tượng để bảo vệ thương hiệu cho mình.  1. Sáng chế Sáng chế bảo hộ các sản phẩm có tính sáng tạo cao, mới, có thể sản xuất hàng loạt và chất lượng như nhau ở mỗi sản phẩm Ưu điểm:  - Bảo hộ toàn quyền đối với sản phẩm - Bảo hộ nội hàm của sản phẩm Nhược điểm: - Chỉ bảo hộ tối đa 20 năm  - Sản phẩm phải thỏa mãn đầu đủ điều kiện khắt khe của một sáng chế 2. Giải pháp hữu ích Giải pháp hữu ích bảo hộ các sản phẩm mới, có thể sản xuất hàng hóa và chất lượng như nhau ở mỗi sản phẩm. Nhưng sản phẩm lại dựa trên sản phẩm đã có trước đó. Ưu điểm: - Sản phẩm ít điều kiện hơn so với sáng chế, nên dễ được chấp nhận bảo hộ hơn Nhược điểm: - Chỉ bảo hộ tối đa 10 năm 3. Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp bảo hộ phần bên ngoài của các sản phẩm có tính mới, sáng tạo, có thể sản xuất hàng loại và chất lượng như nhau ở mỗi sản phẩm Ưu điểm: - Bảo hộ phần hình thức bên ngoài của sản phẩm Nhược điểm: - Chỉ bảo hộ tối đa 15 năm 4. Nhãn hiệu Nhãn hiệu bảo hộ các dấu hiệu nhận biết khác biệt nhằm phân biệt với các sản phẩm tương tự Ưu điểm: - Ít điều kiện nhất trong các đối tượng, chỉ cần phân biệt với các sản phẩm của chủ sở hữu khác - Bảo hộ vô thời hạn Nhược điểm: - Dấu hiệu cần bảo hộ khó đăng ký do để trung lập với nhãn hiệu đã đăng ký 5. Tên thương mại  Tên thương mại bảo hộ tên của các doanh nghiệp, dùng để phân biệt với các doanh nghiệp khác  Ưu điểm: - Không cần phải đăng ký bảo hộ Nhược điểm: - Khó khăn trong việc chuyển nhượng 6. Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, chỉ từ địa phương đó mới tạo nên sản phẩm mà có đặc điểm khác với những sản phẩm tương tự ở địa phương khác. Ưu điểm: - Bảo hộ vô thời hạn Nhược điểm: - Không thể chuyển nhượng  - Khó đăng ký do đặc tích đặc thù của chỉ dẫn địa lý Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các đối tượng về quyền sở hữu công nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tố giác tội phạm nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin để đảm bảo an toàn cho bản thân thì có được không? Câu hỏi của anh Phan Huy - Bình Thuận Ở xóm tôi sinh sống, có người đàn ông thường xuyên dẫn bạn bè về nhà để đánh bài ăn tiền. Tôi muốn tố giác người này nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin có được không ạ? Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? 1.Tố giác tội phạm nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin có được không? Theo Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền: + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa; + Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc. Như vậy, căn cứ quy định trên, khi làm đơn tố giác tội phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác, ngoài ra còn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của anh và người thân thích khi bị đe dọa. 2.Muốn tố giác tội phạm nhưng giấu mặt để đảm bảo an toàn tính mạng thì có thể gửi đơn tố giác được hay không? Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. .... - Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Như vậy, hoàn toàn có thể gửi đơn tố giác tội phạm để đảm bảo an toàn cho bản thân. 3.Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: + Quyết định khởi tố vụ án hình sự; + Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; + Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. - Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: + Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; + Khám nghiệm hiện trường; + Khám nghiệm tử thi; + Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. - Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người tố giác muốn giấu mặt và giữ kín thông tin. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp trước đó theo thỏa thuận của các bên ở hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về 03 trường hợp như sau: 1. 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng - Trường hợp khác do luật quy định Lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng khác 2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên. 2.2. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hỏng Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015. 3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ hợp đồng có thể gặp phải các hậu quả pháp lý sau đây: - Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
 
hotline 0927625666