Tất cả sản phẩm

 Tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc – Hồ sơ vụ án, vụ việc là căn cứ vô cùng quan trọng để các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tố tụng thực hiện được tốt chức năng của mình. Thông qua đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án nắm bắt được nội dung của vụ việc để đưa ra các quyết định. Bởi vậy mà hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin hình phạt đối với tội cố ý làm sai lệch hồ sơ, vụ án trong bài viết sau đây. 1. Hồ sơ vụ án, vụ việc là gì? Hồ sơ vụ án, vụ việc là tập hợp những tài liệu, vật chứng được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đầy đủ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, vụ việc đúng pháp luật. Hồ sơ vụ án, vụ việc bao gồm hồ sơ vụ án hình sự; hồ sơ vụ án dân sự, hồ sơ việc dân sự; hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại, hồ sơ việc kinh doanh, thương mại; hồ sơ vụ án lao động, hồ sơ việc lao động; hồ sơ vụ án hành chính. 2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. 3. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc Căn cứ theo Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định xử lý như sau: 1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội; b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát; c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt tội cố ý làm sai lệch hồ sơ, vụ án. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bố mẹ vợ bán nhà cho con rể có được miễn lệ phí trước bạ hay không? Thủ tục đóng lệ phí trước bạ thế nào? - X.Mạnh (Ninh Bình)  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đế Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Về lệ phí trước bạ: Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: "10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Theo quy định trên, trường hợp nhận thừa kế hoặc quà tặng giữa bố mẹ vợ và con rể thì được miễn lệ phí trước bạ. Trường hợp của bạn là chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ vợ với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Như vậy, trong trường hợp này khi bạn tiến hành thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ phải đóng lệ phí trước bạ  Thủ tục nộp lệ phí trước bạ: Theo Điều 11 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định như sau: "1. Tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ qua Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Tổng cục Thuế ký số và cung cấp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, có giá trị như chứng từ bản giấy để cơ quan cảnh sát giao thông, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Vợ chồng tôi có ý định mua lại căn nhà của bố mẹ vợ để kinh doanh. Tôi nghe nói thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa bố mẹ vợ với con rể thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cho tôi hỏi có đúng như vậy không? Đ.Hiếu (Bình Dương) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau: Thu nhập được miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. ... Căn cứ trên quy định trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau… sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định trên, cha mẹ vợ của bạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi bán lại căn nhà cho vợ chồng bạn. Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: Miễn lệ phí trước bạ ... 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ... Như vậy, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cha mẹ với với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/           
Bán thức ăn đường phố nhưng không sử dụng găng tay khi lấy thức ăn thì có bị xử phạt hay không? M.Khoa (Hải Phòng) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau: Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính... 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.... Theo quy định trên, người bán thức ăn đường phố nhưng không sử dụng găng tay khi lấy thức ăn ngay thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/               
Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không? – Tôi là công dân Đức hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện tôi muốn mua đất và xây nhà riêng tại Việt Nam. Vậy xin luật sư cho tôi biết người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm do Như vậy, người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam do đó người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam và cũng không được sở hữu đất tại Việt Nam. 2. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: anh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.” “3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.” Và Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 như sau: “1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về người nước ngoài có được phép sở hữu đất ở Việt Nam hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không? – Tôi và chồng là người Việt Nam hiện đang định cư tại Canada. Do hiếm muộn nên vợ chồng tôi muốn nhận 1 cháu mồ côi tại Việt Nam làm con nuôi. Tôi muốn hỏi liệu người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Căn cứ Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này. 2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú”. 2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi Theo khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt” 3. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm”. Như vậy, theo quy định hiện hành thì bạn thuộc trường hợp là người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Do đó, để được nhận con nuôi trong nước bạn cần đáp ứng các điều kiện đã nêu trên. Đồng thời, bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện tại nước bạn đang định cư. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không?. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/  để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực thiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023, các mẫu đơn phải có trong hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. - Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất theo Mẫu số 04c/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. 1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Cách điền mẫu Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đúng quy định: (1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo). (2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). (3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác. (4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,… 2. Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Hướng dẫn ghi Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Mẫu số 04b/ĐK tại Phụ lục Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: - Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư. - Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện - Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức); - Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”. Ngoài ra, đối với Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất sử dụng cho trường hợp người sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp có nhu cầu cấp chung 01 GCN và trường hợp người được nhà nước giao quản lý đất đăng ký nhiều thửa đất. 3. Mẫu số 04c/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau:   Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Phần II)- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC về việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại phần I, đọc giả đã được làm rõ các hướng dẫn liên quan đến thời hiệu khởi kiện, hình thức của (hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (HĐVQSDĐ), điều kiện có hiệu lực của HĐVQSDĐ, các trường hợp không được nhận được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hướng dẫn giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất. Trong phần dưới đây, Công ty Luật Vietlawyer xin giới thiệu các hướng dẫn về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.   1. Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu...”. Để xác định giao dịch với người thứ ba có được bảo vệ hay không thì cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập trước ngày 01/01/2017 thì giao dịch này vẫn bị xác định là vô hiệu (trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa). - Nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình được xác lập từ ngày 01/01/2017 thì căn cứ theo quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015, giao dịch với người thứ ba không vô hiệu. 2. Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu - Xác định lỗi của các bên dẫn đến làm hợp đồng vô hiệu: Một bên bị coi là có lỗi nếu có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng QSD đất hoặc chuyển nhượng QSD đất là hợp pháp. Trường hợp HĐCN QSD đất vô hiệu do lỗi của cả hai bên thì Toà án phải xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên. - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Mỗi bên chịu trách nhiệm 1/2 giá trị thiệt hại nếu các bên đều có lỗi tương đương nhau làm cho HĐCN QSD đất vô hiệu; nếu mức độ lỗi không tương đương thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên. Nếu bên nhận chuyển nhượng QSD đất có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu, bên chuyển nhượng chỉ phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận); nếu bên nhận chuyển nhượng có lỗi làm ảnh hưởng giá trị sử dụng của QSD đất thì phải bồi thường khoản tiền cho bên chuyển nhượng để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu bên chuyển nhượng có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu, bên chuyển nhượng phải trả cho bên nhận chuyển nhượng số tiền đã nhận và bên nhận chuyển nhượng phải giao lại QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu đã nhận). Trường hợp có sự chênh lệch giá mà bên nhận chuyển nhượng bị thiệt hại thì bên chuyển nhượng phải bồi thường khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên nhận chuyển nhượng đã trả. Nếu trong thời gian quản lý, bên nhận chuyển nhượng đã có tác động làm tăng giá trị QSD đất thì khi nhận lại QSD đất, bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên chuyển nhượng có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên nhận chuyển nhượng vẫn cố tình tác động. - Xác định thiệt hại: Khi tuyên bố HĐCN QSD đất vô hiệu, Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền bên chuyển nhượng bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm hủy hoại đất; khoản tiền bên nhận chuyển nhượng đầu tư cải tạo làm tăng giá trị QSD đất, tài sản, cây lâu năm trên đất. Trường hợp HĐCN QSD đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015, thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị QSD đất do các bên thoả thuận với giá trị QSD đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có. Trong trường hợp các đương sự không thoả thuận được về giá trị QSD đất và giá trị thiệt hại, Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị QSD đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh có quy định giá trị QSD đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng QSD đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng QSD đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do UBND quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị QSD đất mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá QSD đất do UBND quy định hoặc giá QSD đất do Trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Thời hạn để đương sự làm đơn đề nghị kháng nghị bản án phúc thẩm là bao lâu? Đối với trường hợp đương sự muốn làm đơn đề nghị Tòa án cấp có thẩm quyền xem xét lại bản án phúc thẩm (bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án) thì theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự thì trường hợp này đương sự sẽ làm đơn đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể, khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định: Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm "1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm." Theo đó thì trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, đối với bản án phúc thẩm, sẽ có hiệu lực ngay khi Tòa tuyên án, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Tòa tuyên án thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án đó.      Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/              
Tôi thuộc đối tượng được hỗ trợ mua nhà ở xã hội vậy cho hỏi sau khi mua mà tôi không ở đây nữa thì có được bán nhà ở xã hội này đi không? Có cần đáp ứng điều kiện gì để được bán nhà ở xã hội này không? Nếu không được bán vậy có cho thuê lại được không? D.Mạnh (Hà Nội) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Điều kiện bán nhà ở xã hội được quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở 2014 như sau: "Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội 1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng. 2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở. 3. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này. 4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế. 6. Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó. Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này." Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sẽ không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư. Nếu chưa đủ 05 năm mà muốn bán thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc người thuộc diện được mua nhà ở xã hội. - Đặc biệt, chỉ được mua bán bình thường theo cơ chế thị trường sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân. Nếu người mua là đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì giá bán tối đa chỉ bằng giá bán của nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. - Trong trường hợp không có muốn bán nhà thì vẫn có thể thực hiện cho thuê nhà ở xã hội được vì hiện tại luật chỉ quy định cấm việc bên đang thuê và thuê mua nhà ở xã hội thì không được cho thuê lại. Không có quy định cấm hay hạn chế người mua nhà ở xã hội cho thuê lại nhà ở xã hội này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/               
Người sản xuất, kinh doanh, sử dụng "bóng cười" sẽ bị xử phạt như thế nào? -  Hiện nay, chúng ta rất dễ bắt gặp hiện tượng sử dụng bóng cười của người dân nói chung và nhất là thế hệ trẻ nói riêng tại Việt Nam trong các quán bar, club, quán cafe, karaoke hay thậm chí tại những khu vực vỉa hè, đường phố một cách tràn lan gây nên nhiều bức xúc. Không ít người có thắc mắc tại sao một chất gây nghiện núp bóng trò chơi như vậy lại có thể ngang nhiên hiện diện khắp mọi nơi? Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin để giải đáp những vấn đề xoay quanh vấn nạn "Bóng cười" 1. "Bóng cười" và tác hại kinh hoàng đối với sức khỏe Bóng cười có hình dạng với đúng tên gọi của nó là một quả bóng có màu hoặc không có màu, phổ biến nhất là bóng trong suốt hoặc bóng trắng. Nó thực chất chỉ là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinito monoxit hay nitrous oxide). Loại khí hóa học này khi hít phải có khả năng tác động mạnh đến một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng, sảng khóa cho người sử dụng. Do vậy nó có tên gọi phổ thông là “Bóng cười” Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì khí N2O hoàn toàn an toàn với người lớn và trẻ nhỏ nếu sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Loại khí này thường được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa với tác dụng giảm đau hoặc được sử dụng với các khí khác để làm thuốc gây mê, thuốc an thần, tạo độ lạnh trong dụng cụ phẫu thuật. Bên cạnh đó khí N2O còn được ứng dụng trong việc sản xuất chất dẫn bán, giám sát chất thải, dùng trong thí nghiệm phân tích, tăng năng suất động cơ xe và thậm chí là ứng dụng để làm kem tươi. Mặt khác khí N2O đã được chứng minh hiệu quả khi áp dụng trong một số biện pháp cai nghiên rượu. Phương pháp điều trị trạng thái cai rượu nhẹ đến trung bình dùng khí N2O đã được áp dụng thành công trong 10 năm trên 07 nghìn trường hợp thử nghiệm.  Tuy nhiên, khí N2O chỉ có những tác dụng tốt nêu trên nếu như được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, theo đúng yêu cầu, định lượng quy định. Việc sử dụng một cách vô tổ chức, tràn lan và lâu dài loại chất khí này sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, để lại những hậu quả hết sức nguy hiểm. Giới trẻ hiện nay đa phần sử dụng khí này vào để làm giảm stress, giải trí, tìm đến khoái cảm thông qua một quả bóng được bơm khí N2O quá liều. Việc sử dụng bóng cười sẽ tao cho người dùng cảm giác hưng phấn, vui vẻ nhưng nếu sử dụng một cách thường xuyên thì người dùng sẽ có biểu hiện bị châm chích ở đầu các chi, đi đứng loạng choạng, các rối loạn về khí sắc, rối loạn về trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt, đặc biệt là rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp là trường hợp hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó cũng gây thiếu máu, thiếu B12… và việc sử dụng quá nhiều, với liều lượng vượt quá mức cho phép trong một thời gian dài thì sẽ gây nên các bệnh lý về mắt như gây kích ứng mắt, mũi, họng, gây khó thở, thở khò khè, gây tức ngực, nghẹt thở, sẽ xuất hiện những cơn co giật, nhịp tim nhanh, môi và chân tay tái xanh, đột quỵ và thậm chí dẫn đến tử vong nếu như sử dụng cùng lúc với ma túy, chất hướng thần.  Như vậy có thể thấy tác dụng hai mặt của loại khí này sẽ phụ thuộc vào liều dùng của người sử dụng. Nếu biết tiết chế, sử dụng một cách an toàn, có khoa học thì đó là một chất có ích trong công nghệ khoa học, ứng dụng thực tiễn. Nhưng một khi sử dụng một cách tràn lan, vô tổ chức thì nó gây hại trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng, tính mạng và đặc biệt là hiện tượng ảo giác, rối loạn tâm thần dễ thấy nhất ở người sử dụng bóng cười, đây là nguyên nhân của bao nhiêu trường hợp tai nạn giao thông, con cái giết cha mẹ,… ảnh hưởng không nhỏ đến những người vô tội. 2. "Bóng cười" không bị cấm sử dụng  Với những tác hại khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như đã phân tích ở trên. Nhưng hành vi sử dụng bóng cười này lại không bị pháp luật cấm, cũng như không bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự cho dù sử dụng quá liều hay không sử dụng quá liều bởi "Bóng cười" không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP. Như vậy tóm lại thì việc sử dụng bóng cười không bị pháp luật Việt Nam cấm sử dụng bóng cười nhưng lại nghiêm cấm các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép khí N2O trong công nghiệp. Việc sử dụng bóng cười thường xuyên để lại rất nhiều hệ lụy cho chính bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy mặc dù không bị xử phạt, không bị cấm dùng bóng cười nhưng người dân cũng nên hạn chế sử dụng loại kích thích ảo giác này. Nếu như việc sử dụng bóng cười mà khiến người sử dụng bị ảo giác, kích động mạnh, gây ra những tội ác như giết người, đánh người, gây tai nạn giao thông… thì vẫn sẽ bị xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự với từng loại tội tương ứng.  3. Người sản xuất, kinh doanh "Bóng cười" sẽ bị xử phạt như thế nào?   Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh bóng cười sẽ bị xử lý vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Cụ thể: – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: + Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; + Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức. – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng: – Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP. – Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP; + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP. Hiện nay, những vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chỉ bị xử lý vi phạm hành chính chứ chưa có quy định xử lý hình sự.  Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022 chính thức có hiệu lực và những điểm mới - Tại nước ta Luật phòng, chống bạo hành gia đình năm 2007 đã thi hành được khá nhiều năm và dần bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022 để thay thế. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin sau đây. 1. Hiệu lực Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022 Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm 06 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. 2. Những điểm mới ở Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 2.1. Bổ sung thêm nhiều định nghĩa Một trong những điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình là đã bổ sung Điều 2 giải thích từ ngữ được sử dụng trong Luật này. Cụ thể gồm định nghĩa của cấm tiếp xúc; nơi tạm lánh; giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình. Riêng định nghĩa bạo lực gia đình thì Luật năm 2022 đã bổ sung thêm hậu quả “có khả năng gây tổn hại về tình dục” là biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình, cụ thể:  “1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.” 2.2. Có 16 hành vi bạo lực gia đình từ 01/7/2023 Hiện nay, Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình đang có hiệu lực quy định, có 09 hành vi bị xem là bạo lực gia đình. Từ 01/7/2023 - thời điểm Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực, Luật mới đã nâng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình lên 16 hành vi và sửa đổi một số hành vi, cụ thể gồm: - Bổ sung mới: + Cưỡng ép chứng kiến bạo lực với người, vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý. + Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc (là thành viên gia đình); không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em. + Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, hình thể, năng lực của thành viên gia đình; + Tiết lộ/phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. + Cưỡng ép trình diễn khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực. + Cưỡng ép mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai; + Cô lập, giam cầm thành viên gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình học tập. - Sửa đổi: Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng trong khi trước chỉ quy định “Cưỡng ép quan hệ tình dục”. Như vậy, so với quy định hiện hành chỉ có 09 hành vi bạo lực gia đình, Luật mới đã tăng lên 16 hành vi trong đó có nhiều hành vi mà trước nay nhiều người chưa nghĩ tới đó là bạo lực gia đình và không lường trước được hậu quả có thể xảy ra. 2.3. Mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài hôn nhân Trước nay, nhiều người nghĩa rằng bạo lực gia đình chỉ áp dụng với mối quan hệ gia đình hiện tại mà không áp dụng với những người đã từng ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng là cha, mẹ nuôi…Và thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều vụ bạo lực liên quan đến các thành viên gia đình của người đã ly hôn, người sống chung với nhau như vợ chồng; thậm chí là giữa thành viên của người đã ly hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng. Nhận thấy thiếu sót đó, khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã bổ sung thêm một số đối tượng cũng áp dụng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình gồm: “2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.” Hiện nay, quy định này chỉ áp dụng với “thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”. 2.4. Đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm phòng, chống bạo lực gia đình Đây là nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được đặc biệt nhấn mạnh tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022: “ Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm. Người bị bạo lực gia đình là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp cả về thể chất và tâm lý, là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt khi họ là những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ và trẻ em.” Bởi vậy, khi ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình phải là trung tâm của các biện pháp phòng chống bạo lực. Đồng thời, không chỉ trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ là các đối tượng được ưu tiên bảo vệ mà luật mới còn bổ sung thêm một số đối tượng nữa: “ 2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.” Như vậy, hiện nay, cả trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi đều là đối tượng được ưu tiên bảo vệ quyền lợi khi gặp phải hành vi bạo lực gia đình. Từ 01/7/2023, Luật mới nhấn mạnh “bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em” và bổ sung, quy định rõ thêm các đối tượng ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích gồm “phụ nữ mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không chỉ là phụ nữ chung chung như hiện nay), người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc… 2.5. Tháng 6 là tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình Quy định này mới được bổ sung tại Điều 7 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022. Theo đó, tháng 6 hàng năm được chọn để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy việc phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình. Các hoạt động để tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn.  2.6. Bổ sung nhiều quyền của người bị bạo lực gia đình Từ 01/7/2023, Điều 9 Luật năm 2022 có sửa đổi như sau: - Quy định cụ thể các thông tin được giữ bí mật: Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. - Bổ sung quyền được cung cấp các kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình và quyền được trợ giúp xã hội. - Bổ sung quyền: + Được yêu cầu người bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và khắc phục hậu quả; + Được thông tin về quyền, nghĩa vụ về quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình cũng như việc xử lý hành vi bạo lực gia đình. + Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm phòng, chống bạo lực gia đình. 2.7. Những địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình Từ 01/7/2023, Điều 19 Luật mới quy định cụ thể các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình gồm: - UBND cấp xã nơi bạo lực gia đình xảy ra. - Công an, Đồn Biên phòng gần nhất với nơi xảy ra bạo lực gia đình. - Các trường học có người bị bạo lực gia đình học tập. - Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư nơi xảy ra bạo lực gia đình. - Người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình. - Tổng đài phòng, chống bạo lực gia đình quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tổng đài này mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đang thí điểm đường dây nóng 1800.1768 để hỗ trợ miễn phí phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực. Ngoài ra, khi trẻ em bị bạo hành, xâm hại thì cá nhân, tổ chức có thể gọi đến tổng đài quốc gia 111 để bảo vệ các quyền lợi của trẻ em. Đồng thời, Luật mới cũng quy định việc báo tin, tố giác bạo lực gia đình có thể thực hiện theo các hình thức: Gọi điện, nhắn tin, gửi đơn hoặc thư hoặc trực tiếp. 2.8. Người bạo lực gia đình phải lao động công ích Từ 01/7/2023, theo điểm i khoản 1 Điều 22 Luật năm 2022, thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là một trong những biện pháp để ngăn chặn bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực. Trong khi đó, theo quy định hiện nay, Luật 2007 không đưa ra biện pháp này. Theo đó, đây là việc có quy mô nhỏ, trực tiếp phục vụ lợi ích của cộng đồng gồm: - Trồng, chăm sóc cây xanh ở nơi công cộng; - Sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, nhà văn hoá… - Thực hiện các công việc cải thiện môi trường sống, cảnh quan của cộng đồng. Do đó, người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải tham gia phục vụ công ích theo danh mục công việc do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận và quyết định, tổ chức. 2. 9. Hai trường hợp công an xã yêu cầu người bạo lực gia đình đến trụ sở làm việc Nội dung này là nội dung mới được quy định tại Điều 24 Luật năm 2022. Theo đó, sau khi được phân công giải quyết vụ việc bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người bạo lực đến trụ sở để làm rõ thêm các thông tin, giải quyết trong trường hợp: - Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình là người bị bạo lực gia đình.  - Có căn cứ cho rằng việc bạo lực gia đình có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân bị bạo lực gia đình. Việc yêu cầu đến trụ sở làm việc phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến. 2.10. Trình tự giải quyết tin báo, tố giác bạo lực gia đình Việc xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022: Bước 1: Cá nhân tổ chức báo tin, tố giác bạo lực gia đình tại một trong 06 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác nêu trên. Bước 2: Sau khi nhận được tin báo, tố giác thì công an, Đồn Biên phòng nơi xảy ra hành vi bạo lực thực hiện: - Kịp thời ngăn chặn, xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình. - Thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã xử lý/phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình hoặc báo cáo bạo lực gia đình trừ trường hợp có dấu hiệu hình sự. Riêng người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai/đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công công an xã xử lý ngay.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
 
hotline 0927625666