Tất cả sản phẩm

Trên thực tế, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến việc hiểu và áp dụng không đúng. Trên quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết về "Phân biệt tiền án và tiền sự". Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiền án và tiền sự: Tiêu chí Tiền án Tiền sự Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật  Nghiêm trọng, trở thành Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Ít nghiêm trọng hơn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Trách nhiệm pháp lý Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp được xóa bỏ - Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự). - Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự). - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 Bộ luật Hình sự). - Đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính: + Hết 06 tháng đối với hình thức cảnh cáo; + Hết 01 năm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt - Hết 02 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính. (Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Hậu quả sau khi được xóa bỏ Coi như chưa bị kết án. Coi như chưa từng bị xử phạt hành chính. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Yếu tố lỗi trong luật hình sự. Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: Lỗi, Động cơ phạm tội và Mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Bài viết sau đây Công ty Luật TNHH VietLawyer xin chia sẻ tới bạn đọc những nội dung liên quan đến lỗi trong luật hình sự Việt Nam. 1.Lỗi là gì? Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó hay không, cần phải xác định tính có lỗi của tội phạm. 2.Xác định tính có lỗi của tội phạm Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ 2 điều kiện sau: - Hành vi trái pháp luật hình sự. - Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự. Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện sau: - Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi) - Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3.Các hình thức lỗi 3.1. Lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí:  Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó Ví dụ: A và B xảy ra mâu thuẫn, A dùng dao đâm B với ý muốn giết B. Rõ ràng A ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. 3.2. Lỗi cố ý gián tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Ví dụ: A giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp 3.3. Lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin. 3.4. Lỗi vô ý do cẩu thả Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó Về mặt ý chí:  Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Ví dụ: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. 4.Một số trường hợp đặc biệt về lỗi 4.1.Trường hợp hỗn hợp lỗi Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ được quy định trong cấu thành tăng nặng của một số tội phạm, khi dấu hiệu lỗi trong cấu thành cơ bản là cố ý, nhưng trong cấu thành tăng nặng của tội phạm đó, người phạm tội đã vô ý gây ra hậu quả nhất định. Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy ra đối với người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và vô ý đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) là tội phạm có lỗi cố ý. Cấu thành tăng nặng của tội phạm này (Khoản 4, 5) có dấu hiệu là làm chết người, thì người phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người này (không mong muốn và không để mặc hậu quả chết người xảy ra); khi thực hiện hành vi phạm tội, họ chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra) thì họ phạm tội giết người (Điều 123 BLHS). 4.2.Sự kiện bất ngờ Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự thì, “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong sự kiện bất ngờ, hành vi vẫn có gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi nguy hiểm đó không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây không bị buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây ra từ hành vi của mình. Ví dụ, một người vì muốn tự tử nên đã đâm đầu vào xe tải, người lái xe tải rõ ràng là không có nghĩa vụ phải thấy trước việc mình lái xe trên đường sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các loại lỗi trong luật hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề từ chối khai báo. Cho tôi hỏi người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của chị Vũ Linh ở Hà Giang. Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau: Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu 1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm như sau: Không tố giác tội phạm ... 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. ... Theo quy định trên, người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên nếu người làm chứng này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người làm chứng từ chối khai báo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Giới trẻ hiện nay thường có hàng động quá khích khi bị lực lượng chức năng bắt vì hành vi sai phạm của mình, một phần là do thiếu kiến thức về pháp luật và xã hội cũng vì một phần do “ngựa non háu đá” nên thường có hành động chống lại lực lượng chức năng và nhiều trường hợp bị coi là Tội chống người thi hành công vụ. Vậy như thế nào là chống người thi hành công vụ? Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Thế nào là chống người thi hành công vụ? Chống người thi hành công vụ là Hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013, hành vi chống người công vụ được hiệu như sau:  “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”  Như vậy có thể hiểu hành vi bị xem là chống người thi hành công vụ trước hết hành vi đó phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói,... hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác ( lăng mạ, bôi nhọ, vu khống,...) cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai khác trái phép, chống cảnh sát hình sự khi thi hành nhiệm vụ,... 2. Dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ Không phải hành vi nào phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là Tội chống người thi hành công vụ. Vậy nên, theo khoa học hình sự để được coi là tội phạm chống người thi hành công vụ cần đáp ứng đủ các dấu hiệu sau: - Về khách thể: Hành vi chống người thi hành công vụ xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế, cảnh sát giao thông,...) và người đang thi hành công vụ phải là người thi hành công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ. - Mặt chủ quan: Đây là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang có hành vi cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người. - Khách quan: Người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Người phạm tội có một trong các hành vi trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật thì việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không, không có ý nghĩa định tội. + Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ ( đấm, đá, đâm, chém,..) + Đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ...Sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa đó sẽ biến thành hiện thực. + Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ. + Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ. - Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. 3. Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ được quy định cụ thể trong Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.” Ngoài ra nếu chống người thi hành công vụ chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính người chống thi hành công vụ như sau: “ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” Hành vi chống người thi hành công vụ xuất phát từ thái độ coi thường pháp luật, coi thường lực lượng làm nhiệm vụ và ngày càng có chiều hướng phức tạp. Nhẹ là chửi bới, lăng mạ, nguy hiểm hơn là dùng vũ khí, hung khí, thâm chí là điều khiển phương tiện đâm thẳng vào người thi hành công vụ. Để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ đồng thời bảo vệ các lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ, ngoài việc xử lý nghiêm các trường hợp làm vi phạm để răn đe, các ngành chức năng cần nghiên cứu, ban hành quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông... Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tôi đã bị xử phạt hành chính hành vi đánh bạc lần đầu (tổng số tiền thu được dưới 5 triệu đồng). Vậy đây là tiền sự hay tiền án của tôi? Thế nào là tiền sự?  Anh H.A (Ninh Thuận) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành chúng tôi gửi đến anh câu trả lời như sau: Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào quy định cụ thể về hai khái niệm này. Tuy nhiên trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (đã hết hiệu lực) có đề cập đến vấn đề này như sau: “Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là tiền sự nữa.” Do đó thông qua quy định trên, có thể hiểu: “Tiền sự” là tình trạng một người bị xử lý kỷ luật, đã bị xử phạt hành chính, chưa đến mức bị khởi tố hình sự, chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Như vậy, anh đã bị xử phạt hành chính hành vi đánh bạc (tổng số tiền thu được dưới 5 triệu đồng) thì đây là tiền sự.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tự xưng luật sư để lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ của nhiều người, Tạ Yến Oanh bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt 17 năm tù. Ngày 6.4, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt bị cáo Tạ Yến Oanh (45 tuổi, ngụ P.2, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) 17 năm tù về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, ngày 26.3.2018, Văn phòng luật sư T.V.L. (khóm 2, P.7, TP.Bạc Liêu) ký hợp đồng cộng tác với bị cáo Oanh. Theo hợp đồng, công việc của Oanh là tham gia tư vấn pháp luật cho khách hàng; quản lý chi nhánh văn phòng; giải quyết các công việc của văn phòng theo ủy quyền của trưởng văn phòng. Mặc dù chỉ hoàn thành lớp đào tạo luật sư, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng khi tiếp xúc với khách hàng, Oanh đều xưng danh là luật sư và in danh thiếp "luật sư Tạ Yến Oanh" để đưa cho khách hàng. Oanh lấy danh nghĩa Văn phòng luật sư T.V.L. để ký hợp đồng pháp lý nhưng không báo cáo cho trưởng văn phòng biết trước và sau khi ký hợp đồng pháp lý, cùng các tài liệu khác khi giao dịch với khách hàng. Để tạo lòng tin với khách hàng, Oanh tự đặt con dấu hình chữ nhật có nội dung "Văn phòng Luật sư T.V.L - chi nhánh Bạc Liêu" kèm địa chỉ cụ thể để đóng dấu khi ký kết hợp đồng pháp lý với khách hàng. Đối với các vụ án, vụ việc ở lĩnh vực dân sự, hành chính, sau khi ký hợp đồng pháp lý với khách hàng, Oanh yêu cầu làm hợp đồng ủy quyền cho Oanh là người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng. Thực tế, Oanh chỉ làm một số thủ tục nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, chứ không tham gia tố tụng như thỏa thuận. Đối với các vụ án hình sự, Oanh ký hợp đồng pháp lý nhận đủ tiền của khách hàng nhưng không cử luật sư bào chữa theo thỏa thuận hợp đồng đã ký. Đa số các văn bản khi ký với khách hàng, Oanh đều cam kết thực hiện công việc đạt theo mong muốn của khách hàng, nhưng thực tế không có vụ án, vụ việc nào có được kết quả như đã cam kết. Ngoài ra, Oanh còn lấy danh tính một số người có chức danh, chức vụ của ngành TAND các cấp để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hành động của Oanh chính là lời cảnh báo đến những khách hàng nhẹ dạ, cả tin giao phó tiền và công việc quan trọng của mình cho người như Oanh. Để không bị lừa khách hàng hãy tỉnh táo tìm đến những Công ty luật uy tín có địa điểm, trụ sở, kinh nghiệm làm việc và xem xét các giấy tờ tùy thân của các luật sư khi cần thiết. Và hay liên hệ và giao việc của mình cho Công ty Luật Vietlawyer để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một các tối ưu nhất.
Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị phạt hành chính và bồi thường? Câu hỏi của chị Thùy Dương đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc qua bài viết sau: 1.Chó, mèo có phải gia súc không? Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 2Luật Chăn nuôi 2018: 6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Theo định nghĩa nêu trên, nhiều người nghĩ rằng chó, mèo cũng là gia súc. Tuy nhiên, tại Phụ lục II Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, chó mèo được xếp vào loại động vật khác chứ không thuộc danh mục gia súc. 2.Ở nhà chung cư thì có bị nghiêm cấm việc nuôi chó, mèo hay không? Căn cứ Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm khi ở nhà chung cư như sau: Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư ..... 3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. ..... Theo đó, pháp luật quy định là cấm người sử dụng chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Nhưng chó, mèo không phải là gia súc, gia cầm nên việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư không vi phạm quy định pháp luật. Tuy nhiên đối với những người đang ở, sử dụng nhà chung cư cần phải tuân thủ các nội quy quy định chung được đặt ra tại Hội nghị nhà chung cư. Trong trường hợp quy định tại hội nghị đưa ra nghiêm cấm về việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư thì người sử dụng cần phải tuân thủ. 3.Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn 1. ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. ... Từ quy định trên thì trường hợp không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Như đã nói nếu quy định chung cư có quy định về việc nuôi hoặc rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong khu vực nhà chung cư thì người nuôi cần phải tuân thủ thực hiện. Trường hợp người nuôi không rọ mõm khi dắt chó đi dạo mà để cho chó của mình cắn người thì phải chịu bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra cho người khác theo quy định nêu trên. Nếu trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác (cắn người) thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. 4.Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trong trường hợp chủ sở hữu không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để xảy ra tình huống ngoài ý muốn dẫn đến chó căn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau: Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Theo đó, người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp có đến 02 người chết trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc để chó của mình cắn người trong chung cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Những đồ dùng, vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT - Ngày 27,28,29,30 tháng 6 năm 2023, các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi quyết định của cuộc đời. Tuy nhiên, một số quy định liên quan đến đồ dùng, vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi sẽ có một chút thay đổi so với năm 2023. Theo quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 dựa trên Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/05/2020 quy định, những đồ dùng, vật dụng thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bao gồm: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (cụ thể trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT); Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác) do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành; các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác; Các đồ dùng cấm mang vào phòng thi bao gồm:  Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi. Theo những nội dung thay đổi quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, dựa trên Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2021 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Theo đó, những đồ dùng, vật dụng thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bao gồm: Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí; Đồng thời các quy định về đồ dùng cấm mang vào phòng thi đã được lược bỏ. Quy định trên có hiệu lực bắt đầu từ ngày 09/05/2023, trước khi kỳ thi THPT diễn ra. Sự thay đổi trong quy chế bao gồm: - Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ sẽ không được liệt kê trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Tất cả các dụng cụ được coi là bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không các chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ đều được mang vào phòng thi. - Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý được thí sinh mang vào có thể được tẩy xóa, ghi chép, đánh dấu. Tuy nhiên nội dung thay đổi trong quyển Atlat không được kẹp, đính, dán các loại tài liệu khác vào quyển Atlat. Nếu không, thí sinh sẽ vi phạm quy chế thi vi bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi. - Các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác sẽ không được mang vào phòng thi. Các thí sinh thi kỳ thi THPT năm 2023 chú ý điều trên và không mang những loại máy nói trên - Các đồ dùng cấm mang vào phòng thi đã được lược bỏ. Nghĩa là, ngoài các đồ dùng, vật dụng thí sinh chỉ được mang vào phòng thi, thí sinh sẽ không được mang bất kỳ đồ dùng, vật dụng nào khác. Dưới đây là các chia sẻ của Công ty Luật Vietlawyer về các quy định liên quan đến quy chế thi THPT quốc gia năm 2023. Chúc các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2023 thành công, tốt đẹp.   
07 án lệ mới ban hành bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Ngày 24/03/2023, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, có 7 án lệ mới được ban hành từ án lệ số 57 đến án lệ số 63. Công ty luật Vietlawyer sẽ giới thiệu các nội dung 7 án lệ nêu trên. 1. Nội dung án lệ số 57  - Tình huống án lệ: Bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát - Giải pháp pháp lý: Bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp giật tài sản" - Nội dung án lệ: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. 2. Nội dung án lệ số 58  - Tình huống án lệ:  Bị cáo có hành vi vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể của cá thể hổ thứ 6 - Giải pháp pháp lý:  Bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). - Nội dung án lệ: Bị cáo đã vận chuyển 05 cá thể hổ đông lạnh có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, theo kết luận giám định là bộ phận không thể tách rời sự sống của một con hổ; 41 kg thịt của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris, theo kết luận giám định nếu tổng số lượng thịt trên là của 1 cá thể hổ thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại;... Kết luận giám định chưa xác định 01 bộ phận sinh dục hổ đực có phải của một trong năm con hổ đông lạnh hay không. Do toàn bộ số tang vật trên đã bị tiêu hủy không thể cho giám định bổ sung. Tuy nhiên, theo Biên bản xác định tình trạng sản phẩm, sức khỏe động vật (bút lục 89) thì 05 cá thể hổ đông lạnh đã chết là hổ con có trọng lượng từ 0,99kg đến 2,99kg; 01 bộ phận sinh dục của hổ đực có trọng lượng 0,98kg. Như vậy, dựa vào trọng lượng kg có căn cứ khẳng định 01 bộ phận sinh dục của hổ đực đó không phải là bộ phận sinh dục của một trong 05 con hổ con đông lạnh vì không có loài hổ nào có thể có bộ phận sinh dục đực chiếm đến từ 1/2 đến 1/4 trọng lượng cơ thể. Theo kết luận giám định thì bộ phận sinh dục đó là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ nên có nghĩa phải có con hổ thứ 6 bị giết để có được bộ phận sinh dục đó cho bị cáo vận chuyển. Tức bị cáo Q có hành vi vận chuyển 05 con hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ thứ 6. Từ quy định của điều luật thấy rằng chỉ cần vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống của 06 cá thể hổ trở lên là đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật này nhằm đến việc xử lý các hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm đến sự sống của từ 06 cá thể hổ trở lên. Bị cáo vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 6 là đã xâm phạm đến sự sống của 06 cá thể hổ nên phải chịu hình phạt quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự.” 3. Nội dung án lệ số 59 - Tình huống án lệ: Bị cáo dùng hung khí nguy hiểm tấn công bị hại. Bị hại điều khiển xe mô tô bỏ chạy, bị cáo tiếp tục truy đuổi làm bị hại lo sợ phải tăng tốc bỏ chạy. Khi bị hại bị tai nạn thì bị cáo mới dừng việc truy đuổi. Bị hại tử vong trên đường đi cấp cứu. - Giải pháp pháp lý:  Bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp. - Nội dung án lệ: Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án như lời khai của Nguyễn Thị L, các kết luận giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu giữ trong vụ án, từ đó đã đủ cơ sở xác định: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/12/2018, Đặng Văn T và Triệu Văn M dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của Nguyễn Ngọc V. Khi V điều khiển xe mô tô bỏ chạy thì T và M dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo V để đánh với vận tốc trên 50km/giờ. T cầm theo gậy sắt, còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. V thấy vậy tăng ga bỏ chạy, khi đến ngã ba thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y do đi nhanh không làm chủ tay lái, V lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe và tử vong trên đường đi cấp cứu. Hành vi của các bị cáo T và M sử dụng gậy kim loại, là hung khí nguy hiểm đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt, thân thể V, sau đó dùng xe mô tô truy đuổi V là rất nguy hiểm. Anh V trong tình trạng vừa bị đánh đau, lại vẫn bị các bị cáo truy đuổi, uy hiếp, đe dọa, buộc anh V lo sợ tiếp tục bị đánh nên đã điều khiển xe mô tô bỏ chạy với vận tốc nhanh, trên đường bê tông liên thôn có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn trong điều kiện trời tối, có khả năng gây tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người. Các bị cáo buộc phải nhận thức được điều đó, nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo anh V 1300 mét, cho đến khi thấy anh V bị ngã xe mới dừng lại. Với hành vi nguy hiểm nêu trên, có đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất quyết liệt, chứng tỏ về mặt chủ quan các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức chấp nhận để hậu quả chết người xảy ra và thực tế là anh V đã chết. Như vậy, đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo T và M đã phạm vào tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp 4. Nội dung án lệ số 60  - Tình huống án lệ: Thể lệ tham gia dự thưởng của công ty xổ số kiến thiết xác định thời hạn trả thưởng đối với vé số trúng thưởng được tính theo ngày. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải xác định ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015; ngày cuối cùng của thời hạn trả thưởng được xác định theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015. - Nội dung án lệ: Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 6 năm 2013 quy định “Thời hạn lĩnh thưởng của vé xổ số trúng thưởng là 30 ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số... ”, Tờ vé số do Công ty xổ số kiến thiết A phát hành loại vé số kiến thiết truyền thống 06 số có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020, ngày quay mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020; phía mặt sau của tờ vé số có ghi nhận “Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng, những vé trúng thưởng không người lãnh sẽ sung công quỹ”. Căn cứ vào những quy định trên có cơ sở xác định: Công ty xổ số kiến thiết A với người mua vé số chấp nhận quy định chung về thời hạn để tính trúng thưởng là “ngày”; Tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định”. Theo tờ vé số kiến thiết truyền thống 06 số do ông Thái Hữu T trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Công ty xổ số kiến thiết A phát hành có kết quả xổ số là ngày 29 tháng 10 năm 2020. Trong trường hợp này phải xác định ngày bắt đầu tính thời hạn 30 ngày của Tờ vé số mở thưởng của ngày 29 tháng 10 năm 2020 là “ngày 30 tháng 10 năm 2020 ”, thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ (một ngày là hai mươi tư giờ)... Theo khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn; 5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó; 6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó”. Căn cứ vào những nội dung đã phân tích trên, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Tờ vé số của ông T đã trúng thưởng và thời hạn ông T liên hệ để lãnh thưởng là còn trong thời hạn 30 ngày theo quy định thời hạn trả tiền thưởng của Công ty xổ số kiến thiết A và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T; buộc Công ty xổ số kiến thiết A có trách nhiệm trả thưởng cho ông Thải Hữu T đối với Tờ vé số trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng là có căn cứ pháp luật.” 5. Nội dung án lệ số 61  - Tình huống án lệ: Cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi thống nhất giao lại con nuôi chưa thành niên cho cha đẻ, mẹ đẻ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng; con nuôi có nguyện vọng được về sống với cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. - Nội dung án lệ: Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh HI là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo TI làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được ủy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Nay cháu HI có nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và hỗ trợ các em ăn học, được bố mẹ nuôi là ông T, bà Q và bố mẹ đẻ là anh H, chị TI đồng ý, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyện và phù hợp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Nguyễn Minh Khánh Hl. 6. Nội dung án lệ số 62  - Tình huống án lệ: Sau khi người con được sinh ra, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu bị đon thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ khi người con được sinh ra. - Nội dung án lệ: Xét theo quy định tại Điều 82, 83; khoản 24 Điều 3, Điều 107, 110, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên được phát sinh từ khỉ người con được sinh ra. Việc cấp dưỡng nuôi con là quyên và là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Cháu Lê Gia p là con chung của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh c, nhưng từ khỉ cháu p sình ra là ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) một mình chị D chăm sóc, nuôi dưỡng và chỉ trả các khoản chi phí nuôi con. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc anh c hoàn trả lại số tiền chi phí mà 5 chị D bỏ ra để nuôi cháu p từ ngày sình ra 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị D. Do đó cần chấp nhận một phần kháng cáo của chị D, buộc anh c phải hoàn trả lại cho chị D Vi của so tiền 02 triệu đồng/tháng mà chị D đã bỏ ra nuôi con tính từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 như sau: 45 tháng X 1.000.000 đồng/tháng = 45.000.000 đồng. 7. Nội dung án lệ số 63  - Tình huống án lệ: Người khởi kiện khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính nhưng chỉ có hành vi hành chính còn thời hiệu khởi kiện. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi hành chính và có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện. - Nội dung án lệ: Do hành vi cưỡng chế xuất phát từ quyết định cưỡng chế và có mối liên hệ với nhau nên trong quá trình giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi cưỡng chế, Hội đồng xét xử có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định cưỡng chế nêu trên và các quyết định hành chính khác có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện mà không phụ thuộc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết toàn diện, triệt để, đúng pháp luật.
Uống rượu bia tại địa điểm bị cầm thì bị phạt như thế nào? - Hiện nay, những địa điểm nào không được uống rượu bia? Nếu uống rượu, bia thì bị phạt bao nhiêu tiền? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Những địa điểm không được uống rượu bia: Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì các địa điểm không uống rượu bia: - Cơ sở y tế; - Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc; - Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; - Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; - Cơ sở bảo trợ xã hội; - Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu bia; - Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP có quy định địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như sau: - Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/2/2020; - Nhà chờ xe buýt; - Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu bia. 2. Uống rượu bia tại địa điểm bị cấm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu bia như sau: - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia; - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu bia theo quy định của pháp luật; + Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia. Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. 3. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia? Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.  - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm uống rượu bia và xử phạt hành chính đối với các vi phạm. Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết nhanh nhất.
Tôi có 14 lao động nhưng muốn đăng ký theo hộ kinh doanh thay vì đăng ký một trong các hình thức doanh nghiệp có được không? Chị H.Hoa (Phú Yên). Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:  Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh cụ thể như sau: "1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương." Như vậy, trường hợp chị thắc mắc lúc trước hộ kinh doanh quy định chỉ có tối đa 10 lao động. Nếu trên mức này, hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp( khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ). Nhưng hiện nay pháp luật không bị giới hạn số lượng lao động hộ kinh doanh như trước đây nên chị vẫn thành lập được hộ kinh doanh với số lượng lao động là 14 người. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Tội giết người được xử phạt theo Điều 123 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cho thực hiện hành vi do lỗi cố ý tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có rất nhiều trường hợp do vô ý gây ra hậu quả làm chết người. Vậy thế nào là vô ý làm chết người? Tội vô ý làm chết người bị xử phạt như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Thế nào là vô ý làm chết người?    Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây ra hậu quả chết người do không lường trước được khả năng gây ra hậu quả của hành vi của mình làm chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 2. Các yếu tố cấu thành tội phạm vô ý làm chết người Để được coi là vô ý làm chết người, hành vi của người vô ý gây ra hậu quả làm chết người phải đáp ứng đủ 4 yếu tố sau: - Chủ thể tội phạm: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. - Khách thể của tội phạm: Hậu quả của hành vi phạm tội là làm chết người, xâm phạm trái phép quyền được sống, tính mạng của con người. - Mặt chủ quan: Mặt chủ quan là yếu tố đặc biệt để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi vô ý, căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017), vô ý ở đây gồm vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. + Vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. + Vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là việc nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả vẫn xảy ra. - Mặt khách quan: Hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tội vô ý làm chết người là tội phạm cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc phải có trong tội này. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi của người phạm tội phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người. Hành vi phải có trước hậu quả làm chết người trên thực tế. 3. Mức phạt của tội vô ý làm chết người Về cơ bản Tội vô ý làm chết người có tính chất đa dạng do quy tắc an toàn đến tính mạng, sức khỏe nên hành vi tội phạm được quy định theo từng lĩnh vực và có các tội danh riêng và được quy định cụ thể tại Điều 128 và Điều 129 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “ Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. ” Như vậy, tùy thuộc vào hành vi phạm tội thuộc lĩnh vực nào mà Tòa án sẽ quyết định khung hình phạt thích hợp cho hành vi đó trong từng lĩnh vực cụ thể.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666