Tất cả sản phẩm

Chị Hiền - Bắc Giang có gửi câu hỏi như sau: "Con tôi không có cha có được làm giấy khai sinh không? Tôi xin cảm ơn" Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi về - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau. 1. Quy định pháp luật về nội dung đăng ký khai sinh như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau: Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh 1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm: a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định về nội dung khai sinh như sau: Điều 6. Nội dung khai sinh Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: 1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. 2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. 2. Con không có cha có được làm giấy khai sinh không? Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, theo đó: Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh 1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ quy định như sau: Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Như vậy, nếu không có cha vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con được bình thường. Trường hợp này thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong trường hợp này sẽ để trống trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Huệ - Nghệ An có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng cũ tôi ly hôn được 3 năm. Tôi sắp lấy chồng mới nên cần bản án ly hôn với chồng cũ nhưng do sơ ý tôi làm mất bản án đó. Luật sư cho tôi hỏi làm mất bản án ly hôn của Tòa án có được cấp lại không? Tôi xin cảm ơn." Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Định nghĩa ly hôn? Ly hôn được định nghĩa theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, khi bạn đã từng ly hôn với người khác, trong trường  bạn muốn kết hôn với người mới thì phải cung cấp được bản án hay quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. 2. Thủ tục xin cấp lại quyết định, bản án ly hôn như thế nào? Căn cứ theo khoản 21 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau: Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án; - Hồ sơ xin cấp lại quyết định, bản án ly hôn:  + Người nộp đơn: Đương sự trong bản án, quyết định ly hôn + Đơn xin cấp lại bản án, quyết định ly hôn. Trong đơn phải ghi rõ thông tin cá nhân; địa chỉ; số bản án, quyết định; năm giải quyết vụ việc. + Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,... + Giấy ủy quyền (nếu có) - Cơ quan có thẩm quyền cấp lại: Tòa án nhân dân nơi cấp bản án, quyết định ly hôn - Lệ phí cấp lại quyết định, bản án ly hôn: Căn cứ theo Điều 45 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau: Điều 45. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án Người yêu cầu Tòa án cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu phải nộp tiền lệ phí Tòa án. Theo mục B thuộc danh mục lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án là 1.500 đồng/trang A4 Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng để mọi người thỏa mãn mọi nhu cầu trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều giao dịch xuất phát từ hành vi lừa dối của một bên chủ thể. Bộ luật Dân sự quy định giao dịch này sẽ bị vô hiệu. Bản chất của giao dịch dân sự là hợp đồng có sự thống nhất ý chí giữa các bên hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Căn cứ theo Điều 117 BLDS thì để một giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: +) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; +) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; +) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy từ quy định trên, chúng ta có thể thấy chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối Theo quy định tại Điều 127 BLDS, khi một giao dịch dân sự bị coi là lừa dối khi trong giao dịch dân sự đó là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Một ví dụ điển hình: Anh Nguyễn Văn A là chủ một shop quần áo lớn tại Hà Nội. Khi anh A đang tìm kiếm nguồn hàng để nhập về bán trên các sàn thương mại điện tử thì anh Trần Văn B có nhắn tin làm quen và hứa sẽ cung cấp lô hàng chất lượng cao cho anh A và hứa sẽ lấy giá sỉ đối với lô hàng trên. Cả hai anh đều đồng ý, anh B có hẹn anh A ra để ký kết hợp đồng mua bán. Sau khi hoàn thành xong hết thủ tục anh A mang quần áo về cửa hàng để bán thì phát hiện ra đây là lô quần áo chất lượng kém do nước ngoài sản xuất nhưng nhãn mác lại gắn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Vậy đây là hành vi lừa dối của anh B đối với anh A. Trong trường hợp này anh A là bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Điều 131 BLDS quy định về những hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.  - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. -  Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Như vậy, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý cụ thể như sau: Giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hiệu lực, các bên khôi phục lại trạng thái trước khi xác lập giao dịch, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi, cụ thể ở đây là bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường cho bên bị lừa dối. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để đ
Trên thực tế có rất nhiều người thừa kế được hưởng di sản thừa kế nhưng vì một lý do nào đó mà muốn từ chối nhận di sản thừa kế để nhường kỷ phần đó cho người khác. Việc từ chối nhận di sản thừa kế đòi hỏi tiến hành một số thủ tục nhất định. 1. Điều kiện để người thừa kế được từ chối nhận di sản Điều 610 Bộ luật dân sụ 2015  quy định về quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, theo quy định này, người thừa kế có quyền được từ chối nhận di sản thừa kế. Theo Điều 620 Bộ Luật dân sự 2015 quy định cho tiết về điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản theo di chúc hoặc theo pháp luậtnhư sau: - Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. - Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản 2. Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế Sau đây là các bước thực hiện khi người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế: Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây: - Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế - Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực). - Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực). - Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực). - Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực) Tại Điều 59 Luật Công chứng 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Như vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản không phải là yêu cầu bắt buộc. Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chỉ thực hiện công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu của người thừa kế. Nếu công chứng thì người thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên trong đó có thêm phiếu công chứng Bước 2:  Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã. - Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế. - Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang. - Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng. - Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.  Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế - Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo mục 8 khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 111/2017/TT-BTC). - Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được hỗ trọ.
Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định như thế nào vê tội "Đưa hối lộ"? Chế tài người đưa hối lộ sẽ nhận phải là gì? 1, Quy định của Pháp luật Việt Nam về tội đưa hối lộ Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội "Đưa hối lộ": Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:   a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. Việc đưa hối lộ sẽ không bị giới hạn bởi việc trực tiếp đưa hối lộ mới là hành vi đưa hối lộ mà việc thông qua trung gian thực hiện việc đưa hối cũng được coi là hành vi hối lộ. Đối tượng nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích là những người có chức vụ, quyền hạn làm những việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ với mức tiền từ 2.000.000 đồng trở lên sẽ bị coi là vi phạm tội phạm "đưa hối lộ" theo điều 364 Luật Hình sự 2015.  Đặc biệt, tài sản nhận hối lộ có thể không quy đổi ra giá trị vật chất mà có thể quy đổi ra lợi ích phi vật chất khác vd: Hối lộ tình dục 2. Chế tài người thực hiện hối lộ phải nhận:  Nếu người đưa hối lộ thực hiện thuộc các trường hợp sau thì mức phạt sẽ là từ 02 năm đến 07 năm tù.  Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;  Phạm tội 02 lần trở lên; Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Ngoài ra Pháp luật Hình sự sẽ căn cứ vào số tài sản thực hiện nhằm mục đích hối lộ để thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi để áp dụng chế tài phù hợp: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.  Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Ánh - Hà Nội có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Chị cho thuê nhà nhưng không có hợp đồng có bị phạt không?" Về bản chất căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà là thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: – Thông tin cá nhân của người cho thuê và người thuê; – Bảng mô tả chi tiết các đặc điểm của nhà ở cho thuê: Về kết cấu, diện tích, hệ thống điện nước, … Trường hợp đối tượng cho thuê là căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu, sử dụng chung và sở hữu, sử dụng riêng,…; – Giá cho thuê nhà ở; – Thời hạn cho thuê và quy định về hình thức, thời hạn trả tiền thuê; – Các quy định về thời hạn giao nhà; – Quyền và nghĩa vụ của các bên; – Cam kết của các bên; – Các thỏa thuận khác; – Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; – Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; – Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Căn cứ theo các quy định trên, đối với việc thuê nhà các bên cần phải thỏa thuận và phải lập thành văn bản hợp đồng có các nội dung được quy định như trên. Việc lập hợp đồng thuê nhà giúp cho quyền lợi của cả bên thuê và bên cho thuê được bảo vệ nếu có tranh chấp phát sinh và đảm bảo đúng quy định pháp luật về hình thức của việc cho thuê nhà. Do đó, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định về mức phạt đối với hành vi không lập hợp đồng khi cho thuê nhà nói trên. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện hoạt động mua bán nợ? Quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ được quy định như thế nào? 1.Quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 115 BLDS 2015, có quy định như sau: Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Trước hết, nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 450 BLDS 2015, quy định về mua bán quyền tài sản như sau: Mua bán quyền tài sản 1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán. 2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. 3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định. Như vậy, mua bán quyền tài sản có đề cập đến quyền tài sản là quyền đòi nợ. Lúc này, nợ trở thành đối tượng của hợp đồng mà các bên có thể chuyển giao như đối với một loại tài sản đặc biệt. Ngoài ra, hợp đồng mua, bán nợ nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ và đồng thời chuyển nghĩa vụ của bên bán nợ cho bên mua nợ. Có thể thấy, giao dịch mua bán nợ sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ. 2.Hình thức của hợp đồng mua bán nợ cần lưu ý những gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, thì mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Đồng thời tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ. Vì vậy, theo quy định trên, hợp đồng mua, bán nợ không bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc công chứng hoặc chứng thực Hợp đồng mua, bán nợ. Như vậy, hợp đồng mua, bán nợ phải bắt buộc được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề hợp đồng mua bán nợ. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng quy định thế nào? Tôi và đối tác có giao kết hợp đồng mua bán 10 tấn măng khô. Trong hợp đồng giao kết ghi rõ ngày đối tác giao đủ 10 tấn măng khô cho bên tôi là ngày 20/8/2023. Vậy mà đến ngày giao hàng bên tôi chỉ nhận được 8 tấn thiếu 2 tấn so với số lượng giao kết trong hợp đồng. Điều này làm tôi chậm trễ trong việc lựa chọn, giao hàng cho đối tác nước ngoài, gây thiệt hại cho bên tôi. Vì vậy, tôi muốn hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường có được không? Cảm ơn Luật sư 1.Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mua bán như sau: “Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.” Như vậy, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. 2.Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng trong hợp đồng mua bán tài sản? Về trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng được quy định tại khoản 2 Điều 437 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: “Điều 437. Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng 1. … 2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây: a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu; b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.” Đồng thời tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau: “Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ 1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. 2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.” Theo đó, trường hợp của bạn đối tác giao hàng không đúng số lượng, gây thiệt hại cho bên bạn với đối tác nước ngoài thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường theo quy định điểm c khoản 2 Điều 437 Bộ luật Dân sự 2015. 3.Quy định về hủy bỏ hợp đồng? Hậu quả của hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản? Đối với việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 423 BLDS 2015 như sau: “Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng 1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định. …. Theo đó, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 427 BLDS 2015, cụ thể: “Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng 1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. 4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định. 5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.” Theo đó, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. Như vậy, trường hợp đối tác của bạn vi phạm nghĩa vụ do không giao đúng số lượng măng khô và cho gây thiệt hại cho bên bạn, thì bạn được yêu cầu bồi thường. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề hủy bỏ hợp đồng. Nếu bạn đọc đang ở trong trường hợp nêu trên hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Chị Hoa - Hà Tĩnh có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Chồng tôi đã được tuyên bố là đã chết, nhưng hiện nay đã trở về. Còn tôi cũng đã kết hôn với người khác, vậy quan hệ hôn nhân của tôi và chồng cũ có xác lập lại không?" Công ty Luật Vietlawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau: - Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. - Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: + Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; + Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn. Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, chị và chồng cũ không được khôi phục quan hệ hôn nhân, và quan hệ hôn nhân của chị và chồng mới vẫn được tiếp tục. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
     Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội. Vậy trường hợp nào được xem là phạm tội lần đầu? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Phạm tội lần đầu là gì? Cụ thể tại Mục 4 Phần I Hình sự Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; - Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.      Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích. 2. Trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu?      Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Phạm tội lần đầu. Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trước đó chưa phạm tội lần nào; b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự; c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích. 3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù?      Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được Tòa án áp dụng thực hiện như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.      Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phạm tội lần đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bạn Trung - Phú Thọ có gửi câu hỏi về Công ty Luật VietLawyer câu hỏi như sau: "Chào anh chị, em có bị đi tù và chấp hành xong vào đầu năm nay. Anh chị cho em hỏi em có phải đi nghĩa vụ nữa không ạ?" Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người này đã được xóa án tích và vẫn ở trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó, người chấp hành xong hình phạt tù đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025. Người chấp hành xong án phạt tù và đã được xoá án tích không thuộc trường hợp tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì phải chấp hành lệnh khám sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Như vậy trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho các bạn về vấn đề vừa chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Yến - Hà Nội có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Di chúc miệng có hiệu lực trong trường hợp nào theo quy định pháp luật" Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi của bạn thông qua bài viết dưới đây. 1. Khái niệm di chúc miệng Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khái niệm di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức của di chúc, theo đó: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Di chúc miệng có hiệu lực trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện để di chúc hợp pháp, theo đó: Điều 630. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Như vậy ngoài các điều kiện về di chúc hợp pháp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều luật trên thì di chúc miệng được coi là hợp pháp khi: - Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. - Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 3. Khi nào di chúc miệng bị hủy bỏ? Căn cứ theo Điều 629 quy định về di chúc miệng như sau: Điều 629. Di chúc miệng 1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. Như vậy, theo khoản 2 Điều luật trên sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666