Tất cả sản phẩm

Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều trường hợp vợ chồng sau khi ly hôn đã quyết định tái hôn. Vậy, Thủ tục tái hôn năm 2023 theo quy định của pháp luật hiện hành là gì? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Tái hôn là gì? Tái hôn là một khái niệm chỉ sự tái thiết quan hệ hôn nhân giữa một cặp vợ chồng sau khi đã hoàn tất quá trình ly hôn. Mặc dù không có một quy định chính thức trong pháp luật về tái hôn, nhưng thuật ngữ này đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và được sử dụng bởi người dân. Tái hôn có thể mang đến cơ hội thứ hai cho cặp vợ chồng để sửa chữa và cải thiện mối quan hệ của họ. Điều quan trọng là cả hai bên phải thật lòng muốn thay đổi và làm việc cùng nhau để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Điều kiện để được tái hôn Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: " Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn". Như quy định đã nêu trên, khi tái hôn vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn, vậy để có thể tái hôn, hai bên cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kết hôn. Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này." Tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có đề cập đến các trường hợp cấm kết hôn tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 luật này. Vậy các trường hợp bị cấm đó là: "2. Cấm các hành vi sau đây a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ." Cả hai bên cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đưa ra. Việc tái hôn phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên, không phải do sự tác động hay cưỡng ép. Đồng thời khi tái hôn cần xác định rõ ràng cả hai phía vợ cũ hoặc chồng cũ có đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nào không. Nếu một bên đang trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì không thể tái hôn.  3. Thủ tục tái hôn theo quy định của pháp luật Khi hai người sau khi chấm dứt hôn nhân, muốn tái hôn quay lại chung sống cùng nhau thì cần xác lập lại quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Thủ tục tái hôn sẽ được tiến hành theo các quy định sau: - Hồ sơ đăng ký kết hôn (tái hôn) Tái hôn là hai người đã từng đăng ký hôn rồi ly hôn, và sau đó muốn quay lại xác lập quan hệ hôn nhân một lần nữa, nên theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn (theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP) Giấy tờ cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh, sổ hộ khẩu gia đình. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của địa phương, ghi rõ trước đây đã ly hôn, nay xin giấy xác nhận độc thân để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người khác.  Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án. Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng làm chủ hành vi của mình trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. (Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, hai bên phải cùng có mặt tại Ủy ban Nhân dân để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi có đủ hồ sơ như quy định, hai bên có đủ điều kiện đăng ký kết hôn, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch cùng chữ ký của hai bên. Ủy ban Nhân dân sẽ gửi Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên và mỗi bên giữa một bản. Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện kết hôn của hai người thì thời hạn giải quyết không có 05 ngày.  - Địa điểm nộp hồ sơ Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, năm nữ khi muốn tái hôn sẽ đến các cơ quan sau để thực hiện việc đăng ký kết hôn: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn." Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014: "Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trí ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt nam hoặc với người nước ngoài." - Thời gian giải quyết Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ làm đăng ký kết hôn hợp lệ, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nưc ký tên vào Sổ hộ tịch. Đồng thời, hai người này cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn. Ngay khi hoàn thành xong những công việc  nà, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần xác minh thêm về điều kiện kết hôn thì thời hạn cấp giấy đăng ký kết hôn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.  - Lệ phí  Lệ phí đăng ký kết hôn tại Ủy ban xã không quá 30.000 đồng. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.  Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (kết hôn có yếu tố nước ngoài), theo quy định tại Phụ biểu ban hành kèm theo Nghị quyết 53/2017/NQ-HĐND quy định lệ phí đăng ký kết hôn là 1.500.000 đồng.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Theo Luật hôn nhân và gia đình; Luật Hình sự đã quy định rõ: Hành vi “ngược đãi” là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân (xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện hoặc làm cho người bị hại đau đớn về tinh thần...); còn “hành hạ” là hành vi đối xử tàn ác (đánh đập, giam hãm…) làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần hoặc gây tổn hại về sức khoẻ. Chính vì pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về những hành vi bất hiếu của con, cháu, do đó, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, người nào có hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 1. Xử phạt hành chính Tại mục 4 tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực ra đình quy định rất cụ thể và chi tiết các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng như các hình phạt bổ xung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi phạm. Ví dụ: Điều 47, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Theo Điều 50, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. 2. Xử lý hình sự Ngoài hình thức xử phạt hành chính như trên, tùy từng trường hợp, nếu hành vi của người có hành vi hành hạ, ngược đãi bố mẹ ông bà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì có thể bị xử phạt theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, việc con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị xử phạt tù. Cụ thể: Điều 185 quy định về "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”: 1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm   đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.” Điều 186: Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của   pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị   xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Như vậy, con cái mà có hành vi bất hiếu với cha mẹ thì vào mức độ hành vi, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền; nặng có thể bị phạt đến 05 năm tù giam. Chế tài là như thế, nhưng mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử phạt thật nghiêm minh để các ba, mẹ khi tuổi đã xế chiều rồi sẽ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Mà quan trọng nhất chính là con cái chúng ta. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay việc mua bán các bộ phận trên cở thể con người diễn ra rất phổ biến, vậy mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì bị phạt ra sao?   1. Căn cứ pháp lý Theo  căn cứ tại điều 154 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người 1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì mục đích thương mại; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2. Cấu thành tội phạm 2.1. Mặt Khách quan: Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, có nghĩa là, người phạm tội chỉ cần có hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm là đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là một trong hai hành vi là hành vi mua bán; hoặc hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc vừa chiếm đoạt vừa mua bán. Trong đó:        -  Hành vi mua bán không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ thể người.        - Hành vi chiếm đoạt thì có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì mục đích lợi nhuận. Cần tách bạch giữa việc tác động vào cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt bộ phận cơ thể với hành vi tác động vào nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người bởi mục đích của hành vi này là căn cứ quan trọng để định tội danh. Về hậu quả: Người phạm tội chỉ cần có một trong hai hành vi trên là đã cấu thành tội phạm mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được chưa. Trong trường hợp nạn nhân đồng ý với việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. 2.2. Mặt Chủ quan:           Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhằm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. 2.3. Mặt Khách thể:           Khách thể chính của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người trong Bộ luật hình sự (sd,bs 2017). Trực tiếp ở đây là mô và bộ phận cơ thể của người. “Mô” dưới góc độ khoa học được hiểu là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định. “Bộ phận cơ thể người” là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trên cơ thể người bao gồm các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, các cơ quan khác trong hệ cơ quan của con người. Đấy là những bộ phận không thể tách rời với cơ thể người nếu không xảy ra các yếu tố tác động từ bệnh lý hoặc ngoại lực. 2.4. Mặt Chủ thể:           Chủ thể thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không phải là chủ thể đặc biệt. Bởi vậy người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015 (sd,bs 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.   Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Bỏ chạy, quay đầu xe khi yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Vậy hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe bị xử phạt cụ thể như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào? Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, từ 15/9/2023, cảnh sát giao thông tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong các trường hợp như sau: 1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;  b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 2. Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông dừng xe bị xử phạt như thế nào? Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Mức xử phạt của hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Mức phạt vi lỗi vi phạm Phạt tiền Phạt bổ sung Xe ô tô và các loại xe tương tự 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 5) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5) Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự 800.000 - 01 triệu đồng (điểm g khoản 4 Điều 6) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6) Máy kéo, xe máy chuyên dùng 02 - 03 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7) - Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng - Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7) Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8) Không quy định Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 10) Không quy định Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Xin chào Luật sư. Tôi là nữ, trước đây tôi đã từng bị Tòa tuyên án phạt cải tạo không giam giữ 24 tháng thời gian thử thách 48 tháng tội trộm cắp tài sản, chấp hành xong vào ngày 02/09/2022. Tôi muốn hỏi Luật sư là hình phạt cải tạo không giam giữ có án tích không, nếu có thì sau bao lâu tôi được xoá án tích? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:  1. Cải tạo không giam giữ có án tích không? Căn cứ: Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại khoản 1 điều 32 Bộ luật hình sự, vì vậy hình phạt này sẽ có án tích. 2. Chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ thì sau bao lâu được xóa án tích? Căn cứ: Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này. Án tích là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến các quyền của người bị kết án và tác động đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người đó sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Trong một số trường hợp, án tích cũng là cơ sở để định tội, xem xét yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu bạn không phạm tội mới trong vòng một năm kể từ khi bạn chấp hành xong bản án thì bạn sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích căn cứ tại Điểm a Khoản 2 Điều 70 . Tức là, sau khi chấp hành xong 24 tháng cải tạo không giam giữ và 48 tháng thử thách (đồng thời bạn phải thực hiện xong các nghĩa vụ trong thời gian thử thách), trong vòng 1 năm sau đó nếu bạn không phạm tội mới bạn sẽ được xóa án tích. Sau khi đủ điều kiện xóa án tích bạn H có thể nộp đơn yêu cầu tới Chánh án tòa án xét xử sơ thẩm đề nghị cấp giấy chứng nhận được xóa án tích. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
"Phạm nhân chết tại trại giam thì có cần ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù hay không?" - Anh Nam đến từ Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau:   Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 2. Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp. Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng. ... Như vậy, theo quy định thì sau khi phạm nhân chết, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Thân nhân của phạm nhân có được đề nghị nhận lại tử thi khi phạm nhân chết hay không? - Chị Hoa đến từ Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer Chúng tôi xin trả lời như sau:   Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định. Như vậy, theo quy định thì thân nhân của phạm nhân đã chết có quyền đề nghị được nhận lại tử của phạm nhân và tự chịu chi phí. Trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc nhận lại tử thi của phạm nhân đã chết đó có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
"Cho tôi hỏi việc đăng ký khai tử trong trường hợp phạm nhân chết tại trại giam do đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện?" Câu hỏi của anh Kiên từ Đà Nẵng gửi về cho VietLawyer. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết 1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. ... Như vậy, theo quy định, khi phạm nhân chết thì trại giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Mua chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi hết thời hạn chủ sở hữu có mất nhà hay không? Anh Công – Hà Nội có đặt câu hỏi về cho VietLawyer như sau: Tôi có vấn đề muốn được tư vấn như sau. Căn hộ chung cư tôi mua thuộc diện quyền sử dụng đất 50 năm chứ không phải sổ đỏ vĩnh viễn, vậy hết thời gian đó có phải tôi sẽ mất nhà hay không? 1.Chung cư xây dựng trên đất có thời hạn sử dụng là 50 năm thì chung cư có thời hạn thế nào? Căn cứ theo khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định: Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn … 3 … Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này…. Chiếu theo quy định trên dự án xây dựng nhà chung cư mà thời hạn giao đất là 50 năm thì khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua, căn hộ đó sẽ được sử dụng ổn định lâu dài đối với phần sở hữu nhà ở. 2.Mua chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi hết thời hạn chủ sở hữu có mất nhà hay không? Đối với thời hạn sử dụng chung cư pháp luật không phân biệt chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm hay chung cư sử dụng lâu dài. Căn cứ theo Điều 99 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau: Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư 1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở. 2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây: a) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này; b) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này; b) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt; c) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở; d) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy thời hạn chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định trên, quyền lợi (thời gian sử dụng) của người mua chung cư tại các dự án có thời hạn sử dụng đất 50 năm không khác với quyền lợi của người mua chung cư có thời hạn sử dụng lâu dài, khi hết thời hạn 50 năm, bạn vẫn được tiếp tục sở hữu nhà ổn định. Mọi thay đổi có liên quan đến phần sở hữu riêng đều phải có sự đồng ý của bạn, tức là chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu sau một thời gian sử dụng mà công trình không còn đủ điều kiện sử dụng theo kiểm định của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu căn hộ chung cư đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cải tạo, phá dỡ nhà chung cư, trong trường hợp này thì bạn được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó, trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề thời hạn sử dụng chung cư. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.   1. Các yếu tố cấu thành tội phạm - Mặt khách quan: Có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Có thể là một trong các hành vi sau: +, Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém,…). +,  Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ…Sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ biến thành hiện thực. +,  Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hành của họ. +, Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…  Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tại Chương XVI Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người,…). -Mặt khách thể: Là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao nhiệm vụ và có quyền hạn. Mang quyền lực nhà nước để đi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện hành vi phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người. - Mặt chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam quy định. 2. Hình phạt Hình phạt đối với tội danh này được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017). Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội theo một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm tù. Thứ nhất là phạm tội có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, xúi giục lôi kéo kích động người khác phạm tội… Ngoài ra nếu xét về tính chất chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Người phạm tội sẽ phải chịu mức phạt vi phạm từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất của hành vi. Ngoài ra có thể có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này." Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn.
Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? 1.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm ... 7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. ... Theo đó, chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. 2.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Theo đó, hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp đối tượng cho chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề chiếm đoạt căn cước công dân. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
 
hotline 0927625666