Tất cả sản phẩm

"Phạt nguội" vi phạm giao thông từ phản ảnh của người dân qua mạng xã hội Ngày 8/10 vừa qua, trên các phương tiện báo chí phản ánh một người phụ nữ điều khiển môtô phân khối lớn buông cả hai tay tại địa bàn TP.Thủ Đức và một đoạn clip ngắn trên Facebook có nickname “NGỌC TRINH” (số ID: 594433115371267) có 42.400 lượt thích, 517 lượt chia sẻ với nội dung một người phụ nữ điều khiển phương tiện xe môtô biển số 59AA-001.** di chuyển trên cầu Ba Son. Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết qua nguồn tin phản ánh trên phương tiện báo chí, Công an TP.Thủ Đức đã tiếp nhận đoạn clip. Đội CSGT Bến Thành (Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh) và Đội CSGT – Trật tự Công an TP Thủ Đức đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của bà Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh) tại nhà người này. Lực lượng CSGT hai đơn vị đã phân công cán bộ phối hợp Công an phường Phú Hữu (TP.Thủ Đức) liên lạc với người vi phạm tại nơi ở của Ngọc Trinh nằm trên địa bàn phường Phú Hữu. Ngọc Trinh đồng ý làm việc với CSGT tại nhà, lý do là vừa bị ngã xe, đang bị thương ở chân không đi lại được. Buổi làm việc có sự chứng kiến của Công an phường Phú Hữu. Làm việc với CSGT, Ngọc Trinh thừa nhận các hành vi vi phạm khi lái mô tô qua cầu Ba Son (phường Bến Nghé, quận 1), Khu Công nghệ cao TP.HCM (TP.Thủ Đức). N.T dang hai tay, đứng trên môtô phân khối lớn chạy trong đoạn đường thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: VietNamplus Dưới góc nhìn của luật sư, sau vụ việc này chúng tôi nhận thấy việc xử lý các vi phạm về giao thông qua quá trình tiếp nhận nguồn tin phản ánh trên mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông từ người dân đã thực sự dần đi vào thực tiễn. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, mạng xã hội ra đời đáp ứng kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của người dân. Với những thông tin, sự kiện diễn ra thường ngày khắp mọi nơi trên thế giới đều được truyền tải qua mạng xã hội. Trong số đó, có không ít những thông tin phản ánh về tình hình trật tự an toàn xã hội xung quanh chúng ta. Đặc biệt những thông tin được đăng tải phổ biến nhất trên mạng xã hội hiện nay là những thông tin liên quan đến vấn đề sai phạm trật tự an toàn giao thông. Nhiều bạn đọc còn thắc mắc, liệu CSGT có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp trên hay không? Tại khoản 2 Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt của CSGT trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Theo đó có thể thấy CSGT có thẩm quyền xử phạt rất nhiều tình huống, hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông. Đồng thời căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể theo khoản 11 Điều 80 của Nghị định này có quy định về trường hợp người có thẩm quyền được phép sử dụng những thông tin từ từ tổ chức cá nhân cung cấp để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính như sau: Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt …. 11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này. Như vậy, CSGT được quyền sử dụng thông tin, hình ảnh từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để xác minh, phát hiện hành vi vi phạm giao thông. Cùng với đó, Điều 24 Thông tư 32/2023/TT-BCA và đã nêu rõ Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 135/2021/NĐ-CP: Điều 29. Thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính 1. Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm: a) Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; b) Phòng Cảnh sát giao thông; c) Đội Cảnh sát giao thông - trật tự thuộc Công an cấp huyện. … 5. Căn cứ kết quả xác minh quy định tại khoản 4 Điều này, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).... Như vậy, ngoài tuần tra kiểm soát, tăng cường các chốt giao thông ở những “điểm nóng”, “điểm đen”, CSGT còn phạt nguội qua hệ thống camera và phạt nguội qua thông tin phản ánh của người dân hay những thông tin qua mạng xã hội. Việc có thêm sự vào cuộc, tham gia của người dân trong việc giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ có tác dụng răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Qua đó, nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông và văn hóa giao thông trong thời gian tới.
Hạ Vy - Tuyên Quang gửi câu hỏi đến VietLawyer như sau: "Em chào anh chị, Em là sinh viên có thuê phòng trọ, em đang thuê phòng trọ nhưng chủ trọ có thông báo chấm dứt hợp đồng và không cho em thuê. Anh chị cho em hỏi chủ trọ có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không ạ? Em cảm ơn".  Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về Công ty Luật VietLawyer, công ty trả lời câu hỏi của em như sau:  Trường hợp nhà cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước thì theo Điều 84 Luật nhà ở 2014 về thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:  1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này; b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở; c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua; d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này; đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án; e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua. Trường hợp nhà cho thuê không phải thuộc sở hữu Nhà nước:  Theo Điều 131 Luật Nhà ở năm 2014 về Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở:  1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật này. 2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; c) Nhà ở cho thuê không còn; d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 Luật này. Xét các tình tiết trường hợp của em không thuộc các quy định trên thì áp dụng Điều 132 quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở:   1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này; b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng; d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê; e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục; g) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 129 Luật này. 3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. 4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu em không thuộc trường khoản 2 tại điều 132 Luật nhà ở 2014 thì chủ trọ không được tự ý kết thúc hợp đồng thuê nhà và bắt buộc việc thông báo đơn phương kết thúc hợp đồng thuê nhà phải báo trước 30 ngày cho người được thuê.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bạn Minh - Hà Nội gửi câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi năm nay ngoài 30 tuổi, đã có gia đình. Hiện tôi đang làm công nhân ở khu công nghiệp huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cho hỏi tôi quy định pháp luật về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư". Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khái niệm nhà ở xã hội Theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 đưa ra khái niệm như sau: Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này. 2. Những trường hợp nào được mua nhà ở xã hội? Theo Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 quy định các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; 4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. 3. Quy định pháp luật về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào? Theo Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: 1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây: a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực; b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này; c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này. 2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây: a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa. Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69 - QĐ/TW 2022 , Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.  Vậy, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không? Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh dân số năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau. 2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 quy định như sau: 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Vi phạm chính sách dân số. 2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo đó, nếu Đảng viên sinh con thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm chính sách dân số và có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau: - Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. - Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. 3. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào? Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 - QĐ/TW năm 2022 nêu rõ: 10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố. Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật. Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định. 4. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về thời hiệu kỷ luâr đối với đảng viên sinh con thứ 3: 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật. 2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. ... b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3 là khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của Đảng viên đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Do đó, tùy vào trường hợp vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật là khác nhau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ. 5. Đảng viên sinh con thứ 3 trong những trường hợp nào thì sẽ không bị xử lý kỷ luật? Căn cứ Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị xử lý kỷ luật gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Thời gian vừa qua tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe khách Thành Bưởi gây tai nạn nghiêm trọng khiến 5 người tử vong và 4 người khác bị thương nặng. Chế tài tài xế điều khiển xe khách gây tai nạn trên phải chịu là gì?  Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Xe khách Thành Bưởi thực hiện điều khiển gây tai nạn cả về vật chất, sức khoẻ, tính mạng cho tài xế và hành khách trên xe khách 16 chỗ bắt buộc phải bồi thường theo thoả thuận đối với những gia đình, cá nhân bị thiệt hại  và theo mức bồi thường của các bộ luật khác quy định.    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ: … 3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; … 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tài xế xe khách Thành Bưởi có thể đối diện mức phạt tù lên đến 15 năm và chịu các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm, hành nghề lên đến 05 năm.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Bạn Chi - Vĩnh phúc có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư được thực hiện như thế nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 114 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy đinh về việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư như sau: Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau: a) Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; c) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. 2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 3. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này. Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Anh Thái - Thái Nguyên có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Việc cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư được nhà nước thực hiện trong những trường hợp nào?" Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 113 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau: Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ. 2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ. Dẫn chiếu Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau: Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này. 2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. 3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư. Từ các quy định trên thì nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. - Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
     Hiện nay người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng, tính năng của hàng hóa sản phẩm diễn ra phổ biến. Những hành xử này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây nguy hại cho cộng đồng cũng như danh tiếng của họ. Vậy nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo     Căn cứ theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi,bổ sung 2018) thì các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo cụ thể như sau: 1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này. 2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. 3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. 5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật. 7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. 8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. 9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. 10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. 14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. 15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. 16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. 2. Nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào? 2.1. Xử phạt hành chính hành vi xử lý không đúng sự thật     Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau: 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này; b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này; c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.     Như vậy, nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật có thể bị xử phạt hành chính lên tới 70.000.000 đồng tùy mức độ nghiêm trọng của sự việc.     Ngoài việc bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi này gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản xuất cùng với người có hành vi quảng cáo sai sự thật đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.2. Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự     Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội quảng cáo gian dối như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Hà - Lâm Đồng có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Những yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo là gì?" - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 112 Luật Nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo như sau: - Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt. - Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. - Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. - Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị An - Quảng Ninh có câu hỏi gửi đến VietLawyer như sau: "Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi là gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ trước đây nhưng trong quá trình sửa chữa nhà cửa sổ đỏ nhà tôi bị mất. Tôi xin hỏi Luật sư về thủ tục xin cấp lại sổ đỏ đã bị mất, tôi xin cảm ơn."  Cảm ơn câu hỏi của chị đã gửi tới công ty, Công ty Luật Vietlawyer xin trả lời câu hỏi của chị như sau.  Theo Điều 77 nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:  1, Họ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn.  ... 2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. 3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Như vậy, khi gia đình chị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chị cần khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi bạn ở hoặc văn phòng một cửa huyện nơi có đất. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau 30 ngày, chị gửi một bộ hồ sơ đề nghị Cấp chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo văn bản xác nhận kết thúc thời gian niêm yết tại địa phương tới Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh nơi có đất bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ khác và hẹn để trả kết quả cho khách hàng. Theo kinh nghiệm của cá nhân, khi chị đi chị nên chuẩn bị kỹ về các giấy tờ đã nêu trong luật, chuẩn bị thêm biên lai thu tiền sử dụng đất phi nông nghiệp, bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các văn bản chứng minh khác. Chúc chị có thể hoàn thành sớm các thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Khám, chữa bệnh ngoại trú là việc người bệnh được điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khám nhưng không cần nhập viện điều trị nội trú. Vậy mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh ngoại trú trái tuyến là bao nhiêu theo pháp luật hiện hành? -  Vielawyer xin chia sẻ về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Khám ngoại trú trái tuyến là những trường hợp không phải khám nội trú đúng tuyến quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT. Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến theo tỷ lệ như sau: - Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; - Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/7/2009 có hiệu lực đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước; - Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/7/2009 có hiệu lực đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2016. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều này cũng quy định: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy, theo quy định trên nếu điều trị ngoại trú trong trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh, tuyến trung ương thì sẽ không được quỹ BHYT chi trả. Đồng thời, nếu điều trị ngoại trú trái tuyến huyện thì sẽ được hưởng 100% từ ngày 01/01/2016. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về quy định đối tượng không phải chịu thuế VAT tại Việt Nam như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Trúc Linh - Hà Nam có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Cho tôi hỏi nhà bác tôi có người con gái viết giấy từ mặt, đánh chửi cha mẹ đẻ. Bây giờ, hai bác tôi đã mất thì di sản của bác tôi để lại có chia cho chị tôi không? Nếu được chia thì có cách nào từ chối chia di sản cho chị tôi không?".  Con cái “từ mặt” có thể hiểu là việc con cái muốn chấm dứt quan hệ với bố mẹ của mình. Ngày nay, hành vi này đã diễn ra phổ biến hơn khi những đứa con nhận thấy rằng họ không phải nghe theo lời cha mẹ, không đồng thuận với bố mẹ trong nhiều vấn đề. “Từ mặt” chỉ là xung đột trong gia đình còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ bố mẹ thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con Nếu không có di chúc, lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Người con sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: " 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;  c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." Như vậy chị của bạn từ mặt bố mẹ trong trường hợp không có di chúc như ở trên vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật Di sản của người chết sẽ được chia như thế nào?  Căn cứ theo Điều 660 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về phân chia tài sản theo pháp luật như sau:  "1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia." Có quyền từ chối chia di sản thừa kế cho người đã từ mặt bố mẹ hay không?  Như đã nói quy định hiện hành thì việc từ mặt bố mẹ không làm mất đi quyền thừa kế của một người; bạn sẽ không thể từ chối chia tài sản cho chị mình được. Nếu như chị bạn quay về và đòi phân chia tài sản mà bạn không chấp nhận thì chị bạn có thể khởi kiện bạn lên Toà án về giải quyết vụ việc dân sự về phân chia tài sản Căn cứ theo Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666