Tất cả sản phẩm

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu? - L.Tiến (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó: - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. - Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; + 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; + Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. - Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; + 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. - Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. - Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
     Trong thời buối xã hội hiện nay, đời sống nhân dân được cải thiện đồng nghĩa với việc tỉ lệ tội phạm tăng cao và một trong số đó là trộm cắp tài sản. Có lẽ, hành vi trộm cắp tài sản không còn xa lạ tuy nhiên khi nào hành vi trộm cắp tài sản bị coi là tội phạm và người có hành vi trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào không phải ai cũng biết - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua bài viết dưới đây. 1. Một người có hành vi trộm cắp tài sản được coi là tội phạm khi nào?      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung 2017 ) định nghĩa về tội phạm như sau: 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.      Đồng thời, căn cứ theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật.      Như vậy, một người có hành vi trộm cắp tài sản được coi là tội phạm khi người này có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi trộm cắp một cách cố ý, giá trị tài sản trộm cắp ừ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 2. Trộm cắp tài sản thì bị xử lý như thế nào 2.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản      Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản như sau: 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;      Như vậy, người có hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đủ truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình. 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự      Đồng thời, căn cứ theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.      Như vậy, một người có hành vi trộm cắp tài sản thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi và giá trị của tài sản. Mức phạt cao nhất đối với tội trộm cắp tài sản có thể lên đến 20 năm tù.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người có hành vi trộm cắp tài sản khi nào bị coi là tội phạm và sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thế nào là tội rửa tiền - Tội rửa tiền là tội quy định tại điều 324 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Rửa tiền gây nguy hiểm cho xã hội do làm bất ổn hệ thống ngân hàng, gây mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản của các ngân hàng. 1, Khái niệm về tiền, tài sản phi pháp  Tiền là Việt Nam đồng, ngoại tệ. Tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản. Tài sản là vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tài sản có tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình.  Tiền, tài sản phi pháp là tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội của cá nhân rửa tiền hoặc người khác rủa tiền.  Tiền, tài sản phi pháp xác định dựa trên:  - Bản án, quyết định của Tòa án; - Tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp (ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án, Kết luận điều tra, Cáo trạng...); - Tài liệu, chúng cứ khác để xác định hành vi phạm tội (ví dụ: tài liệu, chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự... ). 2. Các hành vi được coi là rửa tiền 2.1 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; Hành vi nêu trên hành vi thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có. Các hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng bao gồm: a) Mở tài khoản và gửi tiền, rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức; c) Rút tiền với bất kỳ hình thức nào và bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, các phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật. d) Cầm cố, thế chấp tài sản; đ) Cho vay, cho thuê tài chính; e) Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị; g) Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác; h) Tham gia phát hành chứng khoán; i) Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng; k) Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; l) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; m) Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác; n) Các hành vi khác trong giao dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch khác bao gồm: a) Hoạt động (chơi, kinh doanh) casino; b) Tham gia (chơi, kinh doanh) trò chơi có thưởng; c) Mua bán cổ vật; d) Các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng. 2.2  Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác Hành vi sử dụng này là hành vi dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi hoặc để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác. 2.3 Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;\ Hành vi cố ý là hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ: cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ...). Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tội rửa tiền, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm – Để đưa ra quyết định cấp tín dụng, các ngân hàng thường dựa vào giá trị tài sản bảo đảm, tuy nhiên, hiện tượng nâng khống giá trị khi thẩm định giá tài sản bảo đảm xuất hiện ngày càng nhiều. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm qua bài viết sau đây. 1. Doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi cấm doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: “b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;” Và căn cứ khoản 13, khoản 14 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp thẩm định giá: “13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá. 14. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này; b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.” Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng. Đồng thời đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định. 2. Người có hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.” Vậy nên, nếu một trong hai bên giao dịch có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Ngày 09/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lí lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn khá nhiều thủ tục hành chính quy định bắt buộc phải có phiếu lí lịch tư pháp, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn yêu cầu cung cấp phiếu lí lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động một cách lạm dụng. Các tỉnh, thành phố thì chưa có phương án đáp ứng kịp thời việc yêu cầu cấp phiếu lí lịch tư pháp tăng đột biến trong thời gian gần đây, dẫn tới tình trạng trì trệ, ùn tắc thủ tục hành chính gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.  Vấn đề này được Chính phủ hết sức quan tâm, cụ thể vào ngày 09/7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đã nêu trên trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân. Theo đó, Công ty Luật VietLawyer xin gửi đến bạn đọc một số thông tin như sau: 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  - Quán triệt, tuân thủ đúng quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp, có các giải pháp hiệu quả hạn chế tình trạng người dân nộp phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định. - Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả ngay một số nhiệm vụ:  + Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. + Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất báo cáo có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý. + Các cơ quan nhà nước không yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người dân phải nộp phiếu lý lịch tư pháp. + Báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm các quy định, thủ tục này trong tháng 8 năm 2023. 2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan - Phân quyền cho Sở Tư pháp khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp. - Tham mưu cho Chính phủ báo cáo Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An - Đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Rà soát và đề xuất giảm mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để khuyến khích thực hiện dịch vụ công trực tuyến - Nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID 3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương - Thực hiện nhiệm vụ liên quan kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Cơ sở dữ liệu của cơ quan thi hành án dân sự, Cơ sở dữ liệu của một số bộ, cơ quan ngang bộ phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. - Nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. Ngoài ra, tại Chỉ thị 23/CT-TTg, Thủ tướng còn đặt trách nhiệm cụ thể đối với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội tổ chức về việc cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào được uỷ quyền lại? - N.Thành (Cần Thơ) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây: - Có sự đồng ý của bên ủy quyền; - Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Lưu ý:  - Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. - Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Thông tin ông "trùm buôn siêu xe" Phan Công Khanh (biệt danh Khanh Super) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM tạm giữ để điều tra hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang xuất hiện kín các mặt báo gây nên không ít thắc mắc trong dư luận nếu thực sự Khanh vi phạm pháp luật thì sẽ phải đối diện với hình phạt nào? Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin như sau:  1. Xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hạn; cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cụ thể:  Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định này mức xử phạt đối với trường hợp tổ chức phạm tội là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân phạm tội. 2. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong quy định của luật hình sự Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định các khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ phạt cải tạo không giam giữ 03 năm cho đến nặng nhất là 20 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  Cụ thể: Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo thông tin đơn tố giác đến cơ quan điều tra thì Khanh Supper đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị 10.000.000.000 đồng, đối chiếu vào quy định của pháp luật có thể thấy anh ta sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
1.Những trường hợp nào bị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể như sau: Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể 1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây: a) Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; b) Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; c) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý; d) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy. 2.Người sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào? 2.1. Xử lý hình sự người sử dụng trái phép chất ma túy Hiện nay, Bộ luật Hình sự không quy định bất kỳ tội danh nào với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, nếu một người chỉ sử dụng trái phép chất ma túy mà không có các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ không bị xử lý hình sự; còn nếu người sử dụng trái phép chất ma túy mà có đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự tương ứng với những hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy đó. 2.2. Xử phạt hành chính người sử dụng trái phép chất ma túy Theo căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau: Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. ...... 8. Hình thức xử phạt bổ sung: ... d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này. Ngoài ra, theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021 người sử dụng ma túy còn có thể áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy: Các biện pháp cai nghiện ma túy 1. Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tự nguyện; b) Cai nghiện ma túy bắt buộc. 2. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Ngoài ra, nếu người sử dụng trái phép chất ma túy mà đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính tương ứng với những hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy đó. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Vừa qua ngày 08/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 819/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin để bạn đọc có thể nắm được nội dung của quyết định như sau:  1. Đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2030, phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đồng bộ, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và hướng tới đạt trình độ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Kết nối đồng bộ hạ tầng phòng cháy và chữa cháy với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của quốc gia; hạn chế sự gia tăng nguy cơ cháy, nổ, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người và tài sản, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, với một số mục tiêu cụ thể như sau: Xây dựng hệ thống trụ sở, trang thiết bị và công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy, trong đó ưu tiên xây dựng trụ sở của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại những khu vực trung tâm và các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, chữa cháy, quản lý vận hành, kiểm định kỹ thuật và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. .. đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Bảo đảm đủ điều kiện thành lập và hoạt động của các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, đội dân phòng phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương theo quy định của pháp luật. 2. Phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy, chữa cháy Phát triển đồng bộ mạng lưới cấp nước phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo yêu cầu về lưu lượng và áp lực dòng chảy theo tiêu chuẩn quy định, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy; khai thác tối đa và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy. Phát triển đồng bộ các loại hình giao thông đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy; từng bước cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, ngõ, hẻm trong các khu dân cư đảm bảo xe chữa cháy sẵn sàng hoạt động khi xảy ra cháy, nổ tai nạn, sự cố. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống trung tâm thông tin chỉ huy; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy chữa cháy và xử lý tin báo sự cố; đảm bảo kết nối, đồng bộ với hệ thống thông tin chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của từng bộ, ngành và địa phương; hoàn thiện chuyển đổi số và triển khai dịch vụ công mức độ cao nhất đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. 3. Phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy Quyết định nêu rõ Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đến năm 2030 bao gồm: Phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại và công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy. Trong đó, về phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy, căn cứ Quy hoạch tổng thể quốc gia và đặc thù của lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và chữa cháy được chia thành 06 vùng. Mỗi vùng có các địa phương trung tâm và địa phương trọng điểm để được ưu tiên đầu tư nhằm phục vụ các địa phương trong vùng và giáp ranh khi có nhu cầu. 4.  Phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy Về phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy, theo Quyết định, xây dựng trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau Ở Trung ương gồm:  1- Cơ quan Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  2- Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành quốc gia về phòng cháy, chữa cháy gắn với triển khai "Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố";  3- Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);  4- Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  5- Kho phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  6- Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);  7- Bảo tàng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam;  8- Nâng cấp, cải tạo, xây mới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo, huấn luyện của Trường Đại học phòng cháy và chữa cháy.  Ở địa phương gồm:  1- Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 2- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tính chất hoạt động của từng đơn vị, địa phương. 3- Các Trung tâm giáo dục cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (bố trí tại các địa phương trung tâm của Vùng). 5. Thí điểm thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện Bên cạnh đó, Quyết định nêu cụ thể việc bố trí trụ sở, công trình của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện. Cụ thể, xây dựng, bố trí trụ sở làm việc đối với các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; đảm bảo điều kiện hoạt động cho các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Bố trí, sắp xếp trụ sở làm việc và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho lực lượng dân phòng phù hợp với tình hình, đặc điểm hoạt động ở địa phương. Nghiên cứu thí điểm xây dựng phương án bố trí địa điểm hoạt động cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện tại các khu đô thị, khu dân cư, làng nghề và hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ... 6. Đầu tư khoảng 89.332 tỷ đồng xây dựng hạ tầng phòng cháy, chữa cháy Quyết định nêu rõ, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình; hệ thống thông tin liên lạc) cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2030 dự kiến khoảng 89.332 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn địa phương hỗ trợ; nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước. Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tại các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương được xác định trong quá trình lập, phê duyệt các dự án cụ thể của các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ - Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này dưới bài viết dưới đây: 1. Mức lương tối thiểu mỗi vùng Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:  2. Xác định địa bàn vùng xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau - Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. - Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. - Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất. - Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới. - Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất. - Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về mức lương cơ sở, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hưởng chế độ thai sản? – Tôi tham gia BHXH từ năm 2015, hiện nay tôi mang thai và dự sinh vào tháng 3. Vậy tôi cần làm thủ tục gì và cần những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: “1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, Người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. 5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những giấy tờ cần chuẩn bị để hưởng chế độ thai sản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trường hợp nào người lao động được bồi thường tai nạn lao động? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định: "Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Các trường hợp được bồi thường: a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.  b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên)." Theo đó tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định: "Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động 1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động)." Như vậy theo quy định trên bạn được bồi thường tai nạn lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.  Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
 
hotline 0927625666