Tất cả sản phẩm

Cho vay nặng lãi bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? 1.Lãi suất cho vay hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 463. Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định." Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ." Như vậy, tổ chức, cá nhân nào cho vay thỏa thuận lãi suất vượt quá 20%/năm thì sẽ trái với quy định của pháp luật và có thể sẽ phải chịu các loại trách nhiệm sau đây: 1.1. Trách nhiệm hành chính Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt vi phạm như sau: "Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ... 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: …. đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự; ... 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này." Như vậy, trường hợp không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền quá tỷ lệ lãi suất quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra tại điểm a khoản 7 Điều này thì sẽ phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi cho vay lãi vượt mức quy định. 1.2. Trách nhiệm hình sự Hành vi cho vay nặng lãi mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm sau đây thì người cho vay có thể phải chịu trách nhiệm hình sự: - Mặt khách thể Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân. - Mặt chủ thể Chủ thể “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý - Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng thể hiện ở một trong các hành vi sau: + Cho người khác vay và áp đặt mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên;  + Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Điều 201 Bộ luật hình sự quy định 02 khung hình phạt, cụ thể: - Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 (tội phạm ít nghiêm trọng) thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Người phạm tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 (tội phạm ít nghiêm trọng) thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? 1. Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được xác định như thế nào? Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Theo quy định thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho nay nặng lãi là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định. 2. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ bao nhiêu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội cho vay nặng lãi như sau: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự và khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ 30.000.000 đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự 3. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? Theo khoản 1 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thì khoản thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được quy định như sau: Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. 4. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự hành vi cho vay nặng lãi như thế nào? Đối với quy định về xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự cho hành vi cho vay nặng lãi thì tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định cụ thể như sau: - Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay. - Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. - Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự. 5. Xử lý đối với khoản tiền gốc và khoản thu lợi bất chính trong tội cho vay nặng lãi Đối với tiền gốc và lãi trong mức  20%/năm: Tiền gốc là phương tiện phạm tội của người cho vay nặng lãi vì vậy khoản tiền này sẽ bị tịch thu theo quy định của điểm a, khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để bổ sung vào ngân sách nhà nước. Đối với khoản tiền lãi tương ứng mức 20%/năm sẽ được xác định đây là khoản tiền do phạm tội mà có nên khoản tiền ấy sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đối với khoản thu lợi bất chính: Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do đó, khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Trường hợp người vay chưa trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người cho vay, tức là chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính thì hành vi cho vay nêu trên chưa thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Do đó, trong trường hợp này sẽ không xem xét đến việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người cho vay. Đây là hướng dẫn rất quan trọng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để xác định tội phạm cho vay nặng lãi tại Công văn 4688/VKSTC-V14. Đối với trường hợp tính lãi suất khác nhau trong từng giai đoạn cho vay: Trường hợp khoản tiền vay lúc đầu được tính lãi suất vượt quá 20%/năm và khoản tiền thu lợi bất chính thỏa mãn điều kiện tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (giai đoạn 1), người vay chưa trả lãi cho giai đoạn này mà cộng dồn khoản lãi đó vào tiền gốc để tiếp tục vay với lãi suất cho phép của pháp luật (giai đoạn 2), đến lúc bị xử lý người vay vẫn chưa trả được tiền gốc và lãi của giai đoạn 1 mà chỉ trả lãi trên tổng nợ. Trường hợp này cần phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với người cho vay về hành vi phạm tội cho vay nặng lãi, kể từ thời điểm cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm ở giai đoạn 1. Vì bản chất của hợp đồng vay ở giai đoạn 2 là thỏa thuận chốt nợ của hai bên bằng hợp đồng vay nợ nhằm che giấu khoản tiền thu lợi bất chính của bên cho vay đối với hành động cho vay này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Nhặt được của rơi, không trả lại người mất có bị xử phạt? Trên thực tế rất nhiều trường hợp người đi đường nhặt được tài sản có giá trị rơi trên đường hoặc bị bỏ quên ở một nơi nào đó. Vậy trường hợp nhặt được tài sản của người khác đánh rơi, bỏ quên, người nhặt được nên xử lý như thế nào? Nếu không trả lại tài sản cho người làm mất có bị xử phạt không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Nhặt được tài sản của người khác nên xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, khi nhặt được tài sản của người khác đánh rơi thì người nhặt được phải xử lý như sau: 1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Như vậy, khi bạn nhặt được của rơi bạn có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an gần nhất. Nếu bạn nhặt được của rơi mà không trả lại sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2. Không trả lại người bị mất tài sản có bị xử phạt không? Theo quy định thì người nhặt được tài sản phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, theo yêu cầu của những người này. Trường hợp các chủ thể trên có yêu cầu trả lại tài sản nhưng người nhặt được không trả lại tài sản nhặt được thì tùy vào giá trị tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định. 2.1. Xử phạt hành chính Căn cứ theo quy định Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau: 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản trong trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp nhặt được của rơi tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; trường hợp tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Nhặt được tài sản bao lâu thì được xác lập quyền sở hữu? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau: 2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì tùy thuộc vào giá trị tài sản bạn sẽ được hưởng một phần giá trị như sau: -  Tài sản có giá trị ≤ 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được sở hữu tài sản đánh rơi, bỏ quên. -  Tài sản có giá trị > 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá; 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước. -  Tài sản là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa: Tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tiền lương của người lao động có được ưu tiên thanh toán khi công ty bị giải thể không? Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: "2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả." Như vậy, không chỉ tiền lương mà bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết cũng được ưu tiên thanh toán khi công ty bị giải thể. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Công ty giải thể thì hợp đồng lao động còn thời hạn giữa công ty và người lao động có bị chấm dứt hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau: "Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này. 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.  5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này. 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này. 11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này. 12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc." Theo quy định nêu trên, công ty không thuộc trường hợp cá nhân chấm dứt hoạt động, thì hợp đồng lao động giữa người lao động với công ty sẽ bị chấm dứt kể từ ngày công ty bị giải thể. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nhân viên trộm cắp tài sản của công ty bị xử lý như thế nào? - Trộm tài sản của công ty là việc nhân viên lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của công ty một cách bất hợp pháp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, bên cạnh đó, hành vi lấy trộm tài sản công ty còn là hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Trộm cắp tài sản có bị sa thải không? Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải như: - Khiển trách. - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. - Cách chức. - Sa thải. Trong đó, hình thức kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật… Có thể thấy, người lao động có hành vi trộm cắp tài sản tại công ty có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không quy định chi tiết giá trị tài sản trộm cắp từ bao nhiêu tiền trở lên thì người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Theo đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ căn cứ vào nội quy lao động của công ty. Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, nội quy lao động của công ty phải ghi nhận cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động cũng như các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Tóm lại, công ty, doanh nghiệp có quyền xử lý kỷ luật sa thải với nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản tại nơi làm việc. Cần lưu ý rằng công ty không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Ví dụ, công ty không thể vừa sa thải, vừa cắt hết lương của người lao động vi phạm kỷ luật lao động. 2. Nhân viên trộm tài sản của công ty có bị đi tù không? Không chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động sa thải, người lao động trộm cắp tài sản của công ty có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây còn có thể bị truy cứu hình sự về Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017): - Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; - Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản... chưa được xóa án tích lại vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình; - Tài sản là di vật, cổ vật. Cũng theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt với Tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau: Hình phạt chính: - Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: + Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc + Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên. - Khung 02: Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp: + Phạm tội có tổ chức; ​+ Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 - dưới 200 triệu đồng; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung 03: Phạt tù từ 07 - 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Khung 04: - Phạt tù từ 12 - 20 năm khi: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; ​+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng. Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021) Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết.
Khi mang thai hộ người lao động nữ được nghỉ bao nhiêu ngày theo chế độ thai sản ??? Qua bài viết này Công ty Luật VietLawyer sẽ gửi đến bạn đọc những quy định mới nhất về Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ  Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ  được quy định như sau: Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản:  - Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. - Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. -  Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.  + 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; + 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; + 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; + 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào? Người bạo hành trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Văn hóa người Việt từ xưa thường quan niệm "thương cho roi cho vọt", đa số hiểu theo nghĩa đen như vậy là đã sai. Người trong gia đình có quyền dạy bảo con cái, trẻ nhỏ nhưng không có quyền răn đe, đánh đập trẻ nhỏ. Thực tế, vấn đề bạo hành trẻ em đang được xã hội rất quan tâm, nhiều trường hợp bạo hành dẫn đến thương tích nặng hoặc thậm chí làm trẻ tử vong. Vậy người bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Bạo hành trẻ em là gì? Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 giải thích định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định về bạo lực trẻ em: 6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với người dưới 16 tuổi, trong đó bao gồm: - Bạo lực thể chất: là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể. - Bạo lực tinh thần: còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em. 2. Hành vi bạo lực đối với trẻ em bị xử lí như thế nào? Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: 3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm, người bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này; b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này. Như vậy, người có hành vi bạo lực trẻ em nhưng chưa đủ truy cứ trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em. 2.2. Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Mục 1 Chương II Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền và bổn phận của trẻ em. Tùy vào hành vi bạo hành trẻ em, người bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội giết người. Cụ thể: * Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. * Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại Điểm c, Điểm e Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ... c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; ... e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; ... * Đối với tội giết người được quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):   1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: ... b) Giết người dưới 16 tuổi; ...   Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dười 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người phạm tội là thân nhân của người có công với cách mạng có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? - Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có thể là phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Vậy, người phạm tội là thân nhân của người có công với cách mạng có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Người phạm tội là thân nhân của người có công với cách mạng có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Căn cứ theo điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người có công như sau: "Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng." Như vậy theo căn cứ nêu trên thì người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con liệt sĩ, người có công với cách mạng sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn những trường hợp là người thân khác của người có công với cách mạng, liệt sĩ khác  được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51. 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 2. Người có công với cách mạng là ai? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về người có công với cách mạng như sau: "Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng 1. Người có công với cách mạng bao gồm: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng." Như vậy, theo quy định trên thì người có công với cách mạng bao gồm những người sau đây: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. - Liệt sĩ. - Bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. - Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến. - Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh. - Bệnh binh. - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. - Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế. - Người có công giúp đỡ cách mạng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Chồng tôi đang đóng bảo hiểm xã hội, khi tôi sinh con anh ấy được nghỉ hưởng chế độ thai sản không? - T.Hoà (Hà Nam) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Nếu chồng bạn đang đóng bảo hiểm xã hội, khi bạn sinh con thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản.  Cụ thể: Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Lao động nữ khi đi khám thai được hưởng chế độ thai sản hay không? Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ như thế nào?... Đây là những thắc mắc chung của phần lớn lao động nữ.  Trên quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer gửi tới bạn đọc bài viết về "Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của lao động nữ" để bạn đọc nắm bắt và hiểu rõ thêm về vấn đề này. 1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Lưu ý:  Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3. Thời gian hưởng chế độ sinh con Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Lưu ý: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Ngoài ra: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng; Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật. 4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.  5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai Người lao động nữ được nghỉ 07 ngày đối với biện pháp đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với biện pháp triệt sản.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạn tôi có mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Vừa rồi, tôi có mua lại mảnh đất đó. Nhưng đợt này tôi lại bận đi công tác xa nhà dài ngày. Tôi có thắc mắc là thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng công chứng mua bán đất là bao lâu? Đã ký hợp đồng công chứng mua bán mà chậm sang tên sổ đỏ có bị xử phạt không? - câu hỏi của anh Long (Hà Giang).  Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời bạn như sau: 1.Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất là bao lâu? Theo khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ... 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; ... 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. 7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán đất phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ. 2.Quá thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất có bị xử phạt hành chính không? Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai như sau: Không đăng ký đất đai 1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu. 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Như vậy, nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, riêng đối với tại khu vực đô thị, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì số tiền phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn. 3.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. ... Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là 02 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666