Tất cả sản phẩm

"Xe máy tham gia giao thông mà quên mang bảo hiểm xe máy thì bị phạt bao nhiêu?" - Không phải ai cũng am hiểu, rõ ràng từng quy định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông không mang bảo hiểm xe máy. 1. Khi điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ: Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe. - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55  Luật Giao thông đường bộ 2008. - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, khi tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Xử phạt hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điều 23. Phạt tiền – Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa; b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị M (Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2021 nhưng dạo gần đây chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn và đã không còn ở chung với nhau nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi có phát hiện Giấy đăng ký kết hôn của tôi bị mất và Toà nói nếu không có Giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết cho tôi. Trong trường hợp này thì thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Như vậy, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, (có thể là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi bạn đang cư trú hiện nay) để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại khoản 2 điều này. - Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn với chồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất. Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương. Thứ tư, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, trước đó nội dung này không có trong Luật Đất đai 2013. Thứ năm, để đồng bộ với quy định phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sạch do Nhà nước tạo lập hoặc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, cũng như đất chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 quy định khá thoáng về việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với hầu hết dự án phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại. Theo đó, dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và người có đất ở đề xuất làm dự án nhà ở thương mại thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Thứ bảy, Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, gồm trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ tám, Luật Đất đai 2024 được cho phép áp dụng ngay một số quy định mà không cần chờ đến ngày có hiệu lực 1/1/2025. Có thể kể đến như quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển nhằm tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị K (Nghệ An) có đặt câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào luật sư. Hiện tại gia đình tôi đang muốn chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất ở thì gia đình chúng tôi phải nộp những khoản tiền nào ạ? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Đất phi nông nghiệp là gì? Đất phi nông nghiệp là một danh mục đất rộng lớn, không phục vụ mục đích nông nghiệp mà thay vào đó được dành cho nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, đất này bao gồm nhiều loại, từ đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đến đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đến đất ở đô thị và nhiều loại đất khác, mà tất cả đều không dành cho mục đích làm nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp, một nhóm đất có mục đích sử dụng đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai theo Luật Đất đai 2013. Theo khoản 2 Điều 10 của luật này, đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất khác nhau, mỗi loại đều phục vụ cho mục đích cụ thể và đóng góp vào sự phát triển đa chiều của xã hội. Đất ở là một phần quan trọng của nhóm đất này, với đất ở tại nông thôn và đô thị, còn được gọi là đất thổ cư, đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng những không gian sống và làm việc cho cộng đồng. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất dành cho quốc phòng, an ninh đóng góp vào cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia. Ngoài ra, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm đất khu công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và sản xuất. Đất sử dụng cho mục đích công cộng như đất giao thông, thủy lợi, và đất có di tích lịch sử – văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cộng đồng. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cũng có đất riêng để phục vụ nhu cầu tôn giáo của cộng đồng, trong khi đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng giữ gìn và tôn vinh ký ức của người đã khuất. Với sự đa dạng này, nhóm đất phi nông nghiệp không chỉ phản ánh sự phức tạp của đời sống xã hội mà còn chứa đựng những cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất đai trong cộng đồng. 2. Các loại phí phải nộp khi chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở  Chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở là quá trình thay đổi mục đích sử dụng của một khu vực đất từ mục đích ban đầu không phải là nông nghiệp sang mục đích làm đất ở. Điều này có thể xảy ra khi một khu vực đất, ban đầu được xác định cho các mục đích khác như công nghiệp, dịch vụ, hoặc khác, sau đó được quyết định chuyển đổi để phát triển dự án nhà ở, khu đô thị, hoặc các mục đích dân cư khác. Phí chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở bao gồm: Tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đặc biệt là khi xem xét hai trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Trong Trường hợp 1, khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP rõ ràng chỉ đạo về việc không công nhận đất này là đất ở thuộc khu dân cư. Trong trường hợp này, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Điều này áp dụng khi đất vườn, ao được chuyển sang làm đất ở và người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền. Trong Trường hợp 2, khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở, quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP chỉ đạo về việc tính tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Trong trường hợp này, tiền sử dụng đất phải nộp là mức chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng cộng, cả hai trường hợp trên đều thể hiện rằng việc nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở được quy định chặt chẽ và minh bạch, đồng thời giúp đảm bảo công bằng trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận – Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới. – Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp. Lệ phí trước bạ – Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí. – Cách tính lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5% Phí thẩm định hồ sơ Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên: – Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này. – Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Tuấn Anh - Bắc Giang có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Trường hợp nào được miễn, giảm án phí dân sự theo pháp luật hiện hành? Tôi xin cảm ơn". Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi như sau. 1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự là là một khoản chi phí tiến hành tố tụng mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trường hợp nào được miễn án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp. 3. Trường hợp nào được giảm án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 13. Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp. 2. Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền ánphí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Pháp luật có quy định rõ thế nào là tiền án, thế nào là tiền sự cụ thể trong Nghị quyết 01-HĐTP 18/10/1990. Ta có thể hiểu đơn giản như sau: Tiền án là “Án”- bản án đã có hiệu lực mang ý chí tòa án, người có tiền án là người phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ luật hình sự 2015. Về Tiền sự, “Sự” có nghĩa là sự việc, sự kiện pháp lý xảy ra và phân biệt với “Án” ở đây hậu quả pháp lý dừng lại ở mức hành chính. Vậy người đã từng vi phạm giao thông thuộc trường nào trong hai trường hợp trên? Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái với pháp luật, có lỗi cố ý của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông. Theo định nghĩa trên, Pháp luật quy định về trách nhiệm pháp lý của người chủ thể thực hiện hành vi vi phạm giao thông phụ thuộc và hậu quả pháp lý mà chủ thể gây ra. Các trường hợp được xác định bị truy cứu trách nhiệm hình sự là những trường hợp người vi phạm giao thông có các hành vi vi phạm quy định được nêu ra trong Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 1 chương XXI). Các trường hợp vi phạm trong quy định trên của luật và đã có quyết định của tòa án thì được xem là người có tiền án cho hành vi vi phạm giao thông và gây ra hậu quả quy định. Chủ thể bị xử phạt hành chính chỉ xảy ra khi chủ thể có năng lực hành vi hành vi dân sự có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự như đã nêu ở trên. Trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong nghị định rõ các đối tượng, hành vi và chế tài các chủ thể phải chịu khi thực hiện hành vi đấy. Khi chủ thể thỏa mãn các yêu cầu thì sẽ được coi như là bị xử phạt hành chính và có tiền sự trong pháp luật trật tự an toàn giao thông. Điều này có nghĩa không hoàn toàn các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính đều được coi là có tiền sự, vì chỉ có những vi phạm có “dấu hiệu tội phạm” mới được xác định là có tiền sự còn các vi phạm giao thông thông thường không được coi là có tiền sự. Như vậy, hành vi vi phạm giao thông của chủ thể được xem là Tiền sự hay không phải xem xét yếu tố mà Pháp luật quy định tính chất mức độ, của hành vi, hậu quả. Các quy định cụ thể đã xác định các yếu tố quyết định chủ thể được coi là có Tiền sự hay chỉ xác định là xử phạt vi phạm thông thường.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tử tuất  2023 1. Chế độ tử tuất là gì? Chế độ tử tuất là là chế độ mà Bảo hiểm xã hội bù đắp phần thu nhập của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang hưởng lương hưu,… không may qua đời. Chế độ này sẽ giúp đảm bảo cho cuộc sống nhân thân của người lao động và giải quyết các chi phí phát sinh khác. 2. Chế độ trợ cấp mai táng Trợ cấp mai táng là trợ cấp quan trọng đầu tiên khi xét hưởng chế độ tử tuất. Cụ thể là khoản 1 Điều 66 thuộc Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ mai táng phí được quy định như sau: Đối tượng lao động khi qua đời mà người lo mai táng được nhận hỗ trợ mai táng 1 lần gồm: – Người lao động tham gia BHXH (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, của Luật trên) đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tuy nhiên đã có thời gian đóng từ 1 năm trở lên; – Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; – Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp mai táng sẽ bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động qua đời. 3. Chế độ trợ cấp tuất Trợ cấp tuất bao gồm trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng. Tùy vào trường hợp và xét trên những yêu cầu cụ thể mà nhân thân xác định mình được hưởng loại trợ cấp tuất nào. 3.1. Chế độ trợ cấp tuất một lần Dựa trên Điều 69 – Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng trợ cấp tuất một lần phụ thuộc số năm đã đóng BHXH, thời điểm tham gia và mức bình quân lương tháng đóng BHXH. Người lao động thuộc nhóm đối tượng nhận trợ cấp mai táng và phải thỏa những điều kiện sau mới được nhận trợ cấp tuất một lần, bao gồm: – Người lao động qua đời không nằm trong trường hợp hưởng tuất mỗi tháng. – Người lao động qua đời thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định. – Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định, có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần. (Trừ trường hợp có con nhỏ dưới 06 tuổi, có con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên). – Trường hợp người lao động qua đời mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3.2 Chế độ bảo hiểm trợ cấp tuất hàng tháng Dựa trên Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, điều kiện để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như sau. 3.2.1. Đối với người lao động đã mất Người lao động khi qua đời được hưởng trợ cấp mai táng và thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây: – Đã đóng đủ 15 năm BHXH trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; – Đang hưởng lương hưu; – Qua đời do tai nạn lao động hoặc do bệnh nghề nghiệp; – Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên. 3.2.2. Đối với thân nhân Thân nhân cũng phải phải đáp ứng 1 trong những điều kiện sau đây mới được nhận trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm: – Con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi nhưng giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hoặc con được sinh ra khi người bố chết, người mẹ đang trong giai đoạn mang thai. – Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc có chồng từ đủ 60 tuổi trở lên. Hoặc người vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. – Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; – Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 4. Hồ sơ xin trợ cấp tử tuất 4.1. Chuẩn bị hồ sơ Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: – Sổ bảo hiểm xã hội – Bản sao giấy chứng tử/ bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố của Tòa án người lao động đã qua đời còn hiệu lực pháp luật. – Tờ khai của nhân thân – Biên bản giám định của nhân thân về mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được cấp bởi Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng tương đương 81% trở lên. – Nếu qua đời do tai nạn hoặc nghề nghiệp thì cung cấp thêm biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh án có giám định y khoa. (Cần có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí nếu thanh toán phí hoặc bản kê nội dung giám định y khoa). 4.2. Địa điểm nộp hồ sơ trợ cấp tử tuất  Trong thời gian 90 ngày kể từ khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đời thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động. Do vậy, nếu người lao động qua đời khi đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nhân thân nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Các trường hợp khác sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. 4.3. Thời hạn giải quyết hồ sơ tử tuất  Cơ quan bảo hiểm có nghĩa vụ giải quyết hưởng chế độ tử tuất tối đa 08 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về chế độ bảo hiểm tử tuất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự 1. Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 129 BLTTHS 2015 quy định: Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. 2. Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 2 Điều 129 BLTTHS 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. (Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành) - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. 3. Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 129 BLTTHS 2015: - Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. - Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản. Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. 4. Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ điều 130 BLTTHS 2015 - Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: + Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; + Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; + Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; + Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại. -Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Chưa phải là vợ chồng thì có được gặp nhau ở buồng hạnh phúc hay không? Câu hỏi của bạn Đức Cầu (ĐakLak) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Trước hết cần phải hiểu "buồng hạnh phúc" là gì? “Buồng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là các phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24h. 1.Chưa phải là vợ chồng thì có được thăm phạm nhân không? Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA “1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột….. 2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.” Như vậy, chưa phải vợ chồng thì vẫn có thể được thăm phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Khi đến gặp phạm nhân, phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu. Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu. 2.Thủ tục để vợ/chồng được gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định cụ thể thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc như sau: Thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. Như vậy, chưa phải vợ chồng thì sẽ không được gặp nhau tại buồng hạnh phúc. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Bạn Văn Mạnh (Thái Bình) có đặt câu hỏi về cho Luật sư: Tháng trước tôi có nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND xã về sai phạm trong vấn đề xây dựng, do không đồng ý với quyết định xử phạt trên nên tôi đã làm đơn khiếu nại. Sau 20 ngày kể từ ngày nộp đơn, tôi có nhận được quyết định giải quyết khiếu nại bác bỏ những nội dung tôi đưa ra mà không có bất cứ buổi làm việc nào với tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục giải quyết đơn khiếu nại của công dân theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Và cách giải quyết của UBND xã trên có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: 1. Quyền khiếu nại là gì? Điều 2 luật Khiếu nại 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. => Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính; những quyết định, hành vi này chỉ bị khiếu nại khi người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. 2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã được quy định cụ thể tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại. Cụ thể: Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp xã theo quy định tại Điều 17 Luật khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do. Bước 3: Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Nếu thấy chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh. Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại. Trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc. Bước 5:  Ra quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại 3.Thời hạn giải quyết Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên. Theo Điều 28 Luật khiếu nại Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết Như vậy, trong trường hợp của bạn, trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại, UBND xã không tổ chức bất cứ một buổi làm việc nào với người khiếu nại. Như vậy, UBND xã đã không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại của công dân. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lần 2 đến cấp trên trực tiếp ( trường hợp của bạn là Chủ tịch UBND huyện) để được giải quyết. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Mua bán căn hộ qua vi bằng có làm sổ hồng được không? Anh Hoàng Đức (Hà Nội) có đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer như sau: Năm 2022, vợ chồng tôi có mua lại một căn hộ của một người bạn. Vì là chỗ bạn bè thân quen nên giữa hai bên chỉ lập vi bằng về việc mua bán giữa hai bên mà không lập Hợp đồng mua bán căn hộ. Luật sư cho tôi hỏi, giờ tôi muốn làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) thì vi bằng mua bán có được coi là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng cho gia đình tôi không? Cảm ơn Đức đã đặt câu hỏi về cho công ty, sau đây VietLawyer sẽ cung cấp một vài thông tin cần thiết để giải đáp cho thắc mắc của bạn: 1.Vi bằng là gì? Theo quy định tại khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được giải thích là văn bản do Thừa phát lại lập theo theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Nội dung của vi bằng là ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Theo đó, tại vi bằng Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện được lập vi bằng một cách khách quan, trung thực mà những sự kiện, hành vi đó do đích thân Thừa phát lại chứng kiến. Nếu thấy cần thiết, Thừa phát lại hoàn toàn có thể mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Về nguyên tắc, vi bằng không có giá trị thừa nhận hoặc đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ có ý nghĩa về việc ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế. Đồng thời, theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng được coi là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.  2.Mua bán nhà vi bằng có làm sổ hồng được không? Theo Luật Đất đai năm 2013, để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hai bên mua bán cần có Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Những giấy tờ này phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong trường hợp mua bán nhà ở vi bằng thì văn phòng thừa phát chỉ ghi nhận lại nội dung cụ thể của sự kiện giao nhận tiền, giấy tờ, và giao nhận nhà giữa 2 bên chứ không ghi nhận nguồn gốc mảnh đất và tính pháp lý của mảnh đất đó. Ngoài ra, vi bằng không có giá trị pháp lý và không thể thay thế cho các văn bản được công chức, chức thực nên vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện việc sang tên tài sản bất động sản cho bên mua. Trong trường hợp, vi bằng được lập trái với quy định pháp luật, người mua sẽ phải chịu các rủi ro về mặt pháp lý, thậm chí mất trắng tài sản vừa mua. Như vậy, bất động sản được mua bán bằng giấy tờ vi bằng sẽ không thể làm sổ hồng. Đồng nghĩa với việc người mua nhà vi bằng sẽ không làm được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tóm lại, đất được mua bán bằng giấy tờ tay được lập vi bằng sẽ không làm được sổ, tức là không làm được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ khiến cho người mua nhà gặp phải rất nhiều rủi ro và có nguy cơ thiệt hại lớn về tài sản như bất động sản đó đã bị người bán mang đi thế chấp ngân hàng hay người bán đã bán mảnh đất/ ngôi nhà đó cho nhiều người hòng chiếm đoạt tài sản. Với những trường hợp như vậy, người mua sẽ khó có thể kiện tụng, hay lấy lại tiền của mình bởi vi bằng không có giá trị về mặt pháp lý và cũng không thể sử dụng để thay thế cho các văn bản được công chứng, chứng nhận. Vì vậy, khi mua bán các tài sản có giá trị cao, người mua cần đặc biệt cẩn thận và không nên sử dụng hình thức mua bán nhà vi bằng để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Người lao động bị sa thải có được chốt bảo hiểm xã hội không? Chị A (Hà Giang) đã gửi câu hỏi về Công ty luật VietLawyer để nhờ tư vấn vụ việc như sau: Năm 2022, tôi ký hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với Công ty cổ phần xây dựng HB. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, do con trai tôi bị ốm nằm viện nên tôi xin phép phòng nhân sự nghỉ 5 ngày để chăm sóc cháu, sau 05 ngày tình trạng cháu vẫn chưa tốt nên được nên tôi đã tự ý nghỉ thêm 02 ngày mà không báo với công ty. Do đó Công ty quyết định sa thải đối với tôi vì cho rằng tôi nghỉ quá 5 ngày/ tháng. Từ khi nhận quyết định sa thải đến nay, tôi đã nhiều lần liên lạc với Công ty để xin được chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để làm nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, nhưng Công ty vẫn chưa giải quyết cho tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Khi tôi bị Công ty sa thải thì có được chốt thời gian đóng BHXH và được trả lại Sổ bảo hiểm xã hội hay không? Luật sư tư vấn: Đối với trường hợp của chị A, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm như sau, rất mong có thể giúp chị bảo vệ được quyền lợi của mình: 1. Việc Công ty ra Quyết định sa thải chị A có đúng quy định của pháp luật hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP: “Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.” Như vậy, người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong 30 ngày đầu kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc thì sẽ bị áp dụng kỷ luật sa thải; nếu tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng Về các trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Điều 13. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc; 2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.” Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng bao gồm: +) Bị thiên tai, hỏa hoạn không khắc phục được; +) Bản thân, bố mẹ, con hợp pháp bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền; Trong trường hợp của bạn: con của bạn bị bệnh phải nhập viện để cấp cứu, điều trị, do đó việc bạn nghỉ việc chăm sóc con coi là nghỉ việc có lý do chính đáng. Do đó công ty không thể căn cứ vào việc bạn nghỉ việc này để sa thải bạn. Trong trường hợp công ty vẫn tiến hành sa thải bạn; việc sa thải này trái với quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền lợi của mình; bạn có thể yêu cầu Công đoàn hoặc hòa giải viên tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải được; bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. 2.Người lao động bị sa thải có quyền được chốt và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội: Tại khoản 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là: “Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.” Như vậy, khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì họ vẫn được người sử dụng lao động giải quyết các quyền lợi, chế độ như các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khác, cụ thể Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.” Trở lại với câu hỏi của chị A, trong trường hợp chị bị Công ty sa thải, chị vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời trả lại Sổ bảo hiểm xã hội đã giữ của chị. Việc Công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của chị A là hành vi trái pháp luật, gây khó khăn cho người lao động khi họ thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc các chế độ khác thuộc quyền lợi chính đáng của người lao động. Vì vậy, hành vi giữ sổ của người lao động có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: “Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.” Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt được xác định gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Do đó, chị Đ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho Công ty Luật lập Công văn yêu cầu Công ty giải quyết việc hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội, đồng thời, phân tích rõ hậu quả pháp lý mà Công ty có thể phải gánh chịu nếu không giải quyết yêu cầu của chị Đ theo quy định của pháp luật. 3. Người lao động bị sa thải cần làm gì để đòi lại sổ bảo hiểm xã hội: Trong trường hợp quá thời hạn giải quyết quyền lợi cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do sa thải mà người sử dụng lao động vẫn chưa chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động có các quyền sau: – Gửi Công văn gửi trực tiếp người sử dụng lao động về việc yêu cầu hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời, trả lại bản cứng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. – Khiếu nại tới Thanh tra lao động thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết quyền lợi cho người lao động. – Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi người sử dụng lao động đóng trụ sở. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
 
hotline 0927625666