Tất cả sản phẩm

Khi nào có thể khởi tố đối với tội vu khống - Việc người khác vu khống bạn là người phạm tội và bịa đặt bạn phạm tội trước cơ quan Nhà nước, đó là một trong những hành vi vu khống. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu khởi tố người đó với tội vu khống. Dưới đây là những dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội vu khống. 1. Định nghĩa  Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Cấu thành phạm tội 2.1 Khách thể Tội phạm này xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị vu khống. 2.2 Mặt khách quan Người vu khống có thực hiện một trong các hành vi như sau: + Bịa đặt những điều không có thật. Những điều không có thật rất đa dạng, miễn sao nó không phải là sự thật khách quan; + Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua việc sao chép gửi cho người khác, kể lại cho người khác nghe, đăng tin trên báo chí, internet, gửi tin nhắn qua điện thoại di động; + Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bịa đặt là người khác phạm tội bất kể là tội gì được quy định trong Bộ luật hình sự; Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (không cần biết danh dự, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có bị xâm phạm hay chưa. 2.3 Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Khi thực hiện hành vi, người phạm tội biết rõ những tin mà mình đặt ra, loan truyền hoặc đi tố cáo là không có thật mà vẫn thực hiện. Nếu khi loan truyền với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là người khác phạm tội mà mình không biết là không có thật thì không cấu thành tội phạm. Về mục đích, đối với hành vi "bịa đặt những điều không có thật" và "loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt" đòi hỏi phải có mục đích là "xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp" của người khác. Đối với hành vi "bịa ra chuyện người bị hại phạm tội và đi tố cáo với cơ quan Nhà nước" không cần mục đích. 2.4 Chủ thể Người có năng lực trách nhiệm hình sự - Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự . Khách hàng là người bị khác vu khống ảnh hưởng tới xâm phạm, danh dự nhân phẩm. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bảo vệ cho bị hại trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, hình sự hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v. 
Quan hệ tự nguyện với người dưới 18 tuổi thì có chịu trách nhiệm hình sự hay không ? -  Theo quy định pháp luật Việt Nam, độ tuổi tối thiểu quan hệ tình dục là 18 tuổi. Trong một số trường hợp người quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có nhiều yếu tố dẫn đến xảy ra tình huống quan hệ tự nguyện với người dưới 18 tuổi như: người quan hệ chưa có đầy đủ nhận thức về pháp luật, người dưới 18 tuổi tự nguyện, người dưới 18 tuổi che giấu tuổi của bản thân,... Cho nên, khách hàng cần phải chú ý về độ tuổi trước khi thực hiện hành vi nói trên. 1. Các quy định liên quan đến quan hệ tình dục tự nguyện với người dưới 18 tuổi Tùy theo độ tuổi của người dưới 18 tuổi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khác nhau. Đối với nạn nhân là người dưới 13 tuổi, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 142  Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: ... b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Đối với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người phạm tội phải trách nhiệm hình sự về tội Giao cấu và thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi  Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người quan hệ tình dục với người có độ tuổi đó khi bị tố giác, tố cáo phải có căn cứ chứng minh sự tự nguyện của người dưới 18 tuổi, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người quan hệ có thể quay video, ký giấy cam kết tự nguyện để có bằng chứng chứng minh sự tự nguyện Ngoài điều kiện về độ tuổi của người dưới 18 tuổi, còn phải xác định độ tuổi của người quan hệ cùng có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không, cụ thể: Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. 2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quan hệ tình dục tự nguyện đối với người dưới 18 tuổi theo trường hợp Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quan hệ tình dục tự nguyện đối với người dưới 18 tuổi được miêu tả dưới bảng như sau: Khách hàng là người không may xảy ra hành vi quan hệ với người dưới 18 tuổi thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bào chữa cho thân chủ trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, tố tụng hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v.   
Tiền sự là thuật ngữ không còn xa lạ trong các văn bản pháp luật và trong đời sống hàng ngày. Biện pháp xử phạt vi phạm phổ biến hiện nay là xử phạt vi phạm hành chính. Vậy bị xử phạt vi phạm hành chính có bị coi là có tiền sự hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đậy. 1. Tiền sự là gì? Vi phạm hành chính là gì? Tiền sự là thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong các văn bản pháp luật cũng như trong đời sống hàng ngày. Pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể khái niệm này. Tuy nhiên, trước đây Nghị quyết 01-HĐTP/NQ ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao( đã hết hiệu lực) có đề cập vấn đề này như sau: “ Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.” Theo đó, ta có thể hiểu người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính có thể là vi phạm các quy định về giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, môi trường, quy định về kinh doanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác. Do tiền sự là một tình tiết về nhân thân của người vi phạm nên trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định hình thức và mức độ xử lý vi phạm khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. 2. Người đã bị phạt hành chính có phải là có tiền sự không?  Tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính, tuy nhiên một người bị xử phạt hành chính và được coi là có tiền sự khi: - Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính đó là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ các trường hợp bị xử phạt hành chính là được coi là tiền sự như: + Hành vi đánh bạc lần đầu ( tổng số tiền thu được dưới 05 triệu đồng); + Trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 02 triệu đồng; + Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc... - Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Như vậy, người bị xử phạt hành chính mà thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì bị coi là có tiền sự. Nói cách khác, không phải trường hợp bị phạt vi phạm hành chính đều coi là tiền sự, ví dụ trường hợp vi phạm giao thông thông thường nếu có hành vi vi phạm này chỉ bị xử phạt tiền và không có dấu hiệu tội phạm thì không được coi là tiền sự. 3. Khi nào thì không bị coi là có tiền sự nữa? Người không còn tiền sự được hiểu là người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính. Người được xóa tiền sự được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau: “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, thời hạn xóa tiền sự được xác định như sau: - 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; - 01 năm kể từ ngày chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; - Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. Bên cạnh đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau: - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp quá thời hạn 01 năm thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả... - Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt có tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu 01 năm nêu trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có thắc mắc, yêu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh với tên gọi “Hộ kinh doanh Nhập Doanh nghiệp Vụ” thì có được không? -  Đây là câu hỏi từ anh Tuấn đến từ Thanh Hóa như sau: "Tôi đang có ý định bán thành phẩm xơ dừa, cần đăng ký hộ kinh doanh, tôi có được đặt tên hộ kinh doanh của mình là "Hộ kinh doanh nhập doanh nghiệp vụ" thì có được không ? Trả lời:  Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về quy định đặt tên hộ kinh doanh như sau:  Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. Như vậy, tên hộ kinh doanh của anh Tuấn có sử dụng cụm từ "doanh nghiệp", vi phạm vào khoản 3 Điều 88 của Nghị định nêu trên. Cho nên, anh Tuấn cần phải thay thế tên hộ kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải đáp thắc mắc, yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn Ngoài lĩnh vực trên khi quý bạn đọc cần tư vấn về các lĩnh vực pháp luật khác như: Hình sự, dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Đất đai...Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được các luật sư tư vấn kịp thời.  
Tên doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định. Bài viết dưới đây của VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. 1. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp Để thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp cần nộp các hồ sơ như sau: - Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp; - Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên); - Quyết định thay đổi tên công ty; - Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ. 2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên doanh nghiệp - Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 3. Trình tự thực hiện việc thay đổi tên doanh nghiệp Quy trình thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi Bước 2: Tra cứu tên công ty mới để đánh giá khả năng đăng ký Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa? Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn của chúng tôi ở nội dung bên trên. Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung. Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Bước 5: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty mới Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dịch vụ Luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án giết người. Thấu hiểu được nhu cầu của các khách hàng, Công ty Luật VietLawyer sẵn sàng cung cấp dịch vụ Luật sư bảo vệ bị hại với phương châm “Luật sư của bạn, luôn đồng hành chia sẻ cùng bạn”. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm về chuyên môn, với chục năm hành nghề Luật, VietLawyer tự tin sẽ đem đến sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. I. NHỮNG TRÁCH NHIỆM PHÁT SINH TỪ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 1. Trách nhiệm hình sự của bên gây thiệt hại Con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, con người sống trong xã hội có quyền tự nhiên là quyền sống và đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng.Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 2. Trách nhiệm dân sự  Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại; Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác mà gây nên thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người bị xâm phạm thì phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người. 3. Các khoản phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người Các khoản phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người bao gồm: các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định trong bộ luật dân sự 2015: – Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. – Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, như đã nêu ở trên; đồng thời phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. II.DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Vietlawyer xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án giết người như sau: 1. Quy trình thực hiện dịch vụ Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc như tường trình, các quyết định của cơ quan tố tụng, giấy tờ có liên quan…) từ gia đình người bị hại. + Luật sư tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn cách khai báo, cách trình bày rõ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo bảo vệ quyền lợi cho người bị hại; + Hướng dẫn gia đình bị hại viết bản tường trình, đơn từ, cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng có thẩm quyền; Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, người liên quan; Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật để thông báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thủ tục tố tụng bảo vệ quyền lợi cho bị hại, người liên quan; Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền và triển khai nghiên cứu hồ sơ, tìm các hướng giải pháp giải quyết vấn đề cho bị hại; Bước 5: Tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi của bị hại tại cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có bản án sơ thẩm, nếu quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại vẫn chưa được đảm bảo, luật sư sẽ hướng dẫn người bị hại, người liên quan thực hiện thủ tục kháng cáo. Nếu bản án đã hợp lý, Luật sư cùng người bị hại sẽ giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bị cáo đối với bị hại, thúc giục, nhắc nhở bị cáo và gia đình nếu chưa thực hiện đúng theo bản án sơ thẩm. 2. Lý do trong các vụ án hình sự khách hàng nên sử dụng dịch vụ Luật sư bảo vệ bị hại của Vietlawyer? Vietlawyer xin thông tin đến Qúy khách hàng những lợi ích to lớn của việc thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người liên quan như sau: 2.1. Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao - Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp; - Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; - Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Công An, Giám đốc pháp chế, Giảng viên.... 2.2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người liên quan trong các vụ án hình sự Chúng tôi – các Luật sư tại Vietlawyer với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm, đã bảo vệ thành công cho rất nhiều bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh mà bị can bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho các bị hại và người nhà; 2.3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực Đội ngũ Luật sư tại Vietlawyer luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng bị hại, gia đình bị hại giúp bị hại bớt phần sợ hãi, bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hay khi đứng trước phiên tòa. Các luật sư sẽ tư vấn, trò chuyện, chia sẻ để giúp bị hại bình tĩnh và đưa ra lời khai, lời trình bày chính xác và có lợi nhất. Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Sau khâu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề pháp lý mà khách hàng đang mắc phải, chúng tôi cam kết đưa ra những phương án giải quyết pháp lí hiệu quả nhất cho khách hàng, Luật sư là người sẽ tư vấn cho bị hại những “đường đi nước bước” để bị hại có thể được bảo vệ và dành được mức bồi thường thỏa đáng. Nói không với những trường hợp bỏ rơi khách hàng, chỉ giải quyết vấn đề pháp lí của khách hàng một cách thờ ơ, dở chừng, nhằm mục đích kinh tế; VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng. 2.4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức tốt nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng; 2.5. Tiết kiệm thời gian Chúng tôi - các Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn bảo vệ cho rất nhiều bị hại trong nhiều vụ án hình sự liên quan, có thể đảm bảo rằng thủ tục nộp hồ sơ cho tòa án, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất. 2.6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Khi tiếp cận với các vụ án hình sự, Vietlawyer luôn muốn tìm hiểu, chia sẻ về những nỗi đau, mất mát, khó khăn phải đối mặt với các bị hại, gia đình bị hại. Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, hại là người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nếu chẳng may bạn hoặc người thân thích của bạn đọc rơi vào trường hợp là bị hại trong các vụ án giết ngườithì hãy chủ động liên hệ với Luật sư ngay để đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Công ty Luật Vietlawyer với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm dày dặn hơn chục năm trong lĩnh lực hình sự sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Vụ tài xế tông bảo vệ tử vong trên đường nội khu của khu đô thị Vinhome Ocean Park chỉ vì trước đó bị nhắc nhở việc đỗ xe không đúng quy định, dẫn đến nhân viên bảo vệ này tử vong đang khiến dư luận xôn xao, phẫn nộ. Chị Thảo Vân ở Thái Bình có đặt câu về cho Công ty: "Một trong những vấn đề mà mọi người đều quan tâm hiện nay là bảo vệ có được phép khóa xe của những người đỗ xe vi phạm quy định của chung cư khu đô thị? Ban quản lý có quyền lập biên bản xử phạt những hành vi vi phạm tương tự như vậy hay không? Các tuyến đường nội bộ chung cư, khu đô thị thì do ai quản lý, kiểm soát?" Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc trên của quý bạn đọc qua bài viết sau: 1.Bảo vệ có được phép khóa xe của những người đỗ xe vi phạm quy định của chung cư khu đô thị? Khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở 2014 quy định: Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư, cụ thể đây là hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó. Tuy nhiên, trong trường hợp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt thì đây không được xem như phần sở hữu chung của nhà chung cư. Như vậy, có 2 trường hợp pháp luật quy định về ĐƯỜNG NỘI BỘ: Trường hợp 1: Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của Nhà chung cư, cụ thể là hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài của nhà chung cư. Trong trường hợp này, Ban Quản trị có quyền thay mặt các chủ sở hữu của Nhà chung cư thực hiện việc quản lý theo Quy chế quản lý Nhà Chung cư mà Bộ Xây dựng đã hướng dẫn trong Thông tư 02/2016/TT – BXD. Các chủ sở hữu nhà chung cư có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung này, (theo điểm đ Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014). Ngoài ra, các chủ sở hữu cũng có trách nhiệm trong việc bảo trì và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. (Điều 91 Luật nhà ở 2014) Thêm vào đó, Pháp luật về nhà ở cũng nghiêm cấm hành vi lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung dưới mọi hình thức. (khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014). Việc đỗ xe không đúng vị trí có thể bị coi là hành vi lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung của khu chung cư, theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, cho nên việc áp dụng hình thức xử lý là "khóa bánh xe" là đúng quy định của pháp luật. Trường hợp 2: Đường nội bộ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho nhà nước hoặc giao cho Chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt, thì trường hợp này đường nội bộ không được coi là phần sở hữu chung của Nhà chung cư. Trong trường hợp này, việc sử dụng đường nội bộ thực hiện theo quy định trong hồ sơ dự án được cấp phép hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước. Hành động bảo vệ khóa bánh xe của cư dân, khách tới khu đô thị sẽ là trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu đối với chủ phương tiện. Việc xem xét, xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp này thuộc về chính quyền địa phương. 2.Ban quản lý có quyền lập biên bản xử phạt những hành vi vi phạm tương tự như vậy hay không? Mặc dù các khu chung cư đều có nội quy riêng, song trong nhiều trường hợp, việc Ban Quản lý (BQL), Ban Quản trị (BQT) tòa nhà đứng ra xử phạt đối tượng vi phạm không đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, tại Điều 41, 42 Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý, sử dụng chung cư và Điều 104 Luật Nhà ở 2014, ban quản trị chung cư hay đơn vị quản lý vận hành chung cư không có quyền xử phạt vi phạm hành chính hay áp dụng chế tài để cưỡng chế cá nhân gây ra những hành vi này trong khu chung cư. Thông thường, căn cứ, tiêu chí để BQT, BQL các chung cư áp dụng để xử lý hành vi vi phạm chính là “Quy chế vận hành, sử dụng nhà chung cư” do cư dân biểu quyết thông qua tại hội nghị nhà chung cư. Tuy nhiên, không thể áp dụng một cách cứng nhắc, khuôn mẫu trong tất cả các trường hợp. Quy chế vận hành nhà chung cư được hiểu rằng nó áp dụng trong phạm vi các cư dân sống tại khu chung cư đó. Còn đối với các cư dân ngoài khu chung cư đến thăm nhà bạn, hay có việc gì gấp chỉ dừng đỗ xe tạm thời, họ không thể biết được Quy chế vận hành, sử dụng nhà chung cư này như thế nào, vậy nên việc lập biên bản xử phạt vi phạm họ theo tôi là không đúng thẩm quyền. Biện pháp xử lý các hành vi có thể gây hại cho cộng đồng trong trường hợp này là nhắc nhở trực tiếp với người vi phạm, nặng hơn là đăng tải trên trang cộng đồng để cư dân biết, in thông báo, chứng cứ dán ở bảng tin các tòa nhà.  3. Các tuyến đường nội bộ chung cư, khu đô thị thì do ai quản lý, kiểm soát? Điểm e Khoản 1 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, đối với đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, trong khu công nghiệp, sân cơ quan, bãi trông giữ xe, trường học, khu chung cư, khu đô thị, tuyến đường đang thi công thì không thuộc mạng lưới đường bộ. Do đó, việc phương tiện đi lại, hay xảy ra tai nạn trên các đoạn đường bên trong khu chung cư, khu đô thị thì được coi là vụ việc an ninh trật tự, việc giải quyết do trưởng công an cấp quận, huyện chỉ đạo lực lượng cảnh sát điều tra giải quyết hoặc có thể phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông để xử lý kịp thời. Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông 2. Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm: a) Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; b) Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; c) Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; d) Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh - Trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do khác nhau như do nhu cầu phát triển thị trường mới, Công ty có nhu cầu tìm một văn phòng mới ở trung tâm để giao dịch với khách hàng,... mà công ty cần thay đổi trụ sở. Khi thay đổi địa chỉ công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty nhanh chóng, đầy đủ và đúng quy định pháp luật. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký với nội dung gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Quyết định và bản sao hợp lện biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ dông đối với CTCP và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới với nội dung Thông báo gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp, MST hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp MST); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, số CMND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty; + Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH 1TV; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với CTCP; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký. 3. Thời gian thực hiện thủ tục và giải quyết hồ sơ: - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm làm hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. - Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Ngoài ra, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý như sau: - Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST); - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo doanh nghiệp đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến theo mẫu 09-MST. Trên đây là thủ tục thay đổi trụ sở kinh doanh, Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu thay đổi trụ sở kinh doanh hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ | Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp, nhà hàng đăng ký hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Căn cứ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, doanh nghiệp, nhà hàng thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ khi đáp ứng các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp, nhà hàng được thành lập theo quy định của pháp luật; - Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; - Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. - Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm: - Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh - 2 Bản sao - Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ - 1 Bản sao - Hợp đồng mua bán sản phẩm rượu với thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bản chính và bản điện tử đến Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và đánh giá hồ sơ. Trong thời hạn 10  làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 10 ngày làm việc Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con Ngoài lĩnh vực trên khi quý bạn đọc cần tư vấn về các lĩnh vực pháp luật khác như: Hình sự, dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Đất đai...Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được các luật sư tư vấn kịp thời.
Bạn đang muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh? Công ty bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh? Bài viết dưới đây của VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. 1. Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì? – Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh công ty. 2. Trình tự thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 2.1 Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh 2.1.1. Hồ sơ thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên - 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định; - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện); - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có). 2.1.2. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần - 01 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản); - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện) kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có). 2.1.3. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên - 01 Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản); - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện). 2.2 Trình tự thực hiện thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh Bước 1: Nộp hồ sơ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. - Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. - Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định. Bước 3: Nhận kết quả - Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả. - Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xử lý hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác? - Hiện nay, các trang mạng xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những lợi ích mà các trang mạng đem lại thì còn có rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người đặc biệt là hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về việc xử lý hành vi trên như sau: 1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: "Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình,..." Vì vậy, trường hợp bị người khác đăng hình ảnh lên mạng xã hội bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng lời nói thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì người xúc phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Xử lý hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cũng theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/N Đ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Kèm theo là phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật theo quy định tại khoản 14 điều này. Vì vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, đăng hình ảnh lên mạng xã hội Facebook có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời bị buộc gỡ bỏ các thông tin sai sự thật trên theo quy định tại khoản 3 điều này. Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về việc xử lý hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh - Mới nhất 2023 - Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020. Ngày chuyển tình trạng pháp lý "tạm ngừng kinh doanh" là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. 1. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh  - Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc. - Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh - Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); - Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần,...); - Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. 3. Thủ tục tạm ngừng hồ sơ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh 4. Thời hạn tạm ngừng hoạt động Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì mỗi lần doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa 01 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian). Trên đây là thủ tục về tạm ngừng kinh doanh, quý khách hàng có thắc mắc, cần hỗ trợ tạm ngừng kinh doanh hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Trân trọng./.
 
hotline 0927625666