Tranh chấp lãnh thổ trên thế giới thường là những tranh chấp khó giải quyết và có thể gây ra những nguy cơ mất ổn định cho khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Có những tranh chấp là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau. Khi Liên hợp quốc được thành lập, pháp luật quốc tế đã có những quy định về giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình. Vậy các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế là gì? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây:
1. Tranh chấp quốc tế
Nghiên cứu khái niệm về tranh chấp quốc tế (international disputes) thì trên thực tế hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo PCIJ - Tòa án thường trực công lý quốc tế cho răng: "tranh chấp là sự không thỏa thuận được với nhau trong một vấn đè nào đó của luật pháp hoặc các sự kiện, là sự đối lập nhau về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa hai chủ thể với nhau". Còn IJC - Tòa án Công lý quốc tế cho rằng đó là "một tình huống mà cả hai bên đều duy trì một cách rõ ràng quan điểm đối lập nhau liên quan đến việc thể hiện hay không thể hiện nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hiệp ước". Từ đặc điểm chung của các quan điểm trên có thể hiểu tranh chấp quốc tế là là sự không thống nhất, hay thậm chí là xung đột về quan điểm pháp lý và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau của các chủ thể của pháp luật quốc tế.
2. Lãnh thổ và tranh chấp lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia (national territory) là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia, trong đó quốc gia có thể áp đặt một chế độ pháp lý cho việc quản lý tất cả các hoạt động.
Lãnh thổ quốc gia được hình thành gắn liền với lịch sử ra đời nhà nước, gắn liền với những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia; đây là cơ sở, nền tảng vật chất tất yếu để quốc gia tồn tại và phát triển. Lãnh thổ quốc gia là một yếu tố cơ bản tạo nên tư cách pháp lý quốc gia trong cộn đồng quốc tế, là minh chứng sự tồn tại của một quốc gia trên thực tế.
Trong số các đối tượng tranh chấp, các tranh chấp có nguyên nhân về chính trị, pháp lý liên quan đến lãnh thổ biên giới quốc gia, an ninh, quốc phòng giữa các quốc gia từ trước đến nay luôn rất phức tạp, dai dẳng, có nguy cơ rất lớn đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế. Trong thực tiễn lịch sử thế giới, tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia còn là nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp của nhiều cuộc xung đột quân sự lớn.
3. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế
Khi các tranh chấp quốc tế xảy ra, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới, chấm dứt xung đột, bất đồng giữa các bên liên quan. Không chỉ vậy, giải quyết tranh chấp còn góp phần thúc đẩy các quốc gia tuân thủ và thực hiện luật quốc tế triệt để, hiệu quả hơn. Dựa trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đã được các bên tranh chấp thừa nhận áp dụng để giải quyết tranh chấp theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình phù hợp với pháp luật quốc tế.
“a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
d. Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật".
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong Công ước La Hay 1899 và 1907, ghi nhận tại Hiệp ước Briand-Kellog ngày 27/8/1928. Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế lần đầu tiên tại khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý", và được khẳng định một lần nữa tại Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Nghị quyết số 2625).
Hiến chương Liên hợp quốc đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33 như sau: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”.
Căn cứ vào nội dung của Điều 33 Hiến chương, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể chia thành hai nhóm cơ bản:nhóm các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính chất ngoại giao và nhóm các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán quốc tế, thông qua các Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.
Nhóm biện pháp ngoại giao
- Biện pháp đàm phán (thương lượng): Đây là biện pháp dễ áp dụng và được sử dụng phổ biến nhất cũng như đem lại hiệu quả nhất. Biện pháp đàm phán dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và không có sự can dự của bên thứ ba. Mục đích, thành phần, cấp tham gia và hình thức của đảm phán do chính các quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
- Biện pháp hòa giải bởi một bên trung gian: đây là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính ngoại giao có sự tham gia của bên thứ ba với sự chấp nhận của các bên tranh chấp, được quy định trong các Công ước La Hay 1899 và 1907. Bên trung gian tham gia để khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian hòa giải có thể là một hoặc số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.
Nhóm biện pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết tranh chấp, giá trí hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết để chia cơ quan tài phán quốc tế thành hai loại là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.