Tất cả sản phẩm

Anh Dũng - Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Theo đó, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mất khả năng thanh toán thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Tiktoker triệu view quảng cáo sản phẩm cho trẻ em sai sự thật bị xử lý như thế nào? Dạo gần đây, ở trên mạng xã hội xôn xao về clip của 1 Tiktoker 1,2M follow quảng cáo sản phẩm thạch canxi giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ em. Tiktoker này khẳng định sản phẩm này được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đứng top 1 sản phẩm các bà mẹ ở Nhật Bản tin dùng. Tuy nhiên, sau khi clip quảng cáo đó được đăng tải đã có rất nhiều phản ứng trái chiều của cư dân mạng. Nhiều người sau khi mua sản phẩm đã bức xúc phản hồi cho rằng thông tin về sản phẩm không rõ ràng, không có giấy tờ nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, một số người ở Nhật cũng xác nhận rằng sản phẩm này bên Nhật không hề nổi tiếng như những lời quảng cáo của Tiktoker trên.  Sau đó, chính Tiktoker này đã lên video xin lỗi mọi người, thừa nhận bản thân đã đưa những thông tin chưa xác thực và đính chính thông tin về sản phẩm mình quảng cáo. Hình ảnh Tiktoker đưa ra lời xin lỗi và một số bình luận của cư dân mạng. Ảnh: Báo Dân trí Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng hành vi quảng cáo sai sự thật của Tiktoker trên bị xử lý như thế nào? Hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức xử phạt hành chính căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP  ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ) quy định như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này. Hành vi quảng cáo sai sự thật nếu bị nếu đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các nền tảng mạng xã hội, việc xuất hiện ngày càng nhiều các clip quảng cáo sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội không còn là điều gì xa lạ. Đi kèm với đó, có không ít vụ việc đã bị cư dân mạng "bóc phốt" vì chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ không giống như những lời quảng cáo gây ảnh hưởng đến với người tiêu dùng hiện nay. Chính vì thế, cần đặt ra trách nhiệm kiểm chứng thông tin, chất lượng sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội trước khi nhận quảng cáo sản phẩm đó. 
Các phương pháp định giá đất mới trong Dự thảo Luật đất đai 2023 - Dự thảo Luật đất đai sau 2 lần trình Quốc hội cho ý kiến, dự thảo tiếp tục được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện. Trong đố, chế định về các phương pháp định giá đất được quan tâm, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc định giá đất theo thị trường được đề cập từ những dự thảo đầu tiền của Luật đất đai. Nguyên tắc được nêu ra trong bói cảnh thị trường đất đâi tại Việt Nam vẫn tồn tại cơ chế hai giá. Một là khung giá đất Nhà nước ban hành, sử dụng để tính tiền đóng thuế và tính giá đất đền bù giải tỏa dự án. Hai là giá cả trên thị trường, thường xuyên biến động và cao hơn nhiều lần so với khung giá đất. Dự thảo Luật đất đai đề xuất bỏ khung giá đất, chuyển sang xác định giá phù hợp với mức phổ biến trên thị trường. Trong bản Dự thảo Luật Đất đai mới nhất đã quy định cụ thể 4 phương pháp giá đất và cho phép Chính phủ quy dịnh phương pháp đinh giá mới chưa được quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. I/ Phương pháp so sánh Là phương pháp xác định giá đất trên cơ sở phân tích, so sánh, điều chỉnh mức giá của các thửa đất so sánh (sau khi đã loại trử giá trị tài sản gắn liền với đất nếu có) để xác định giá trị của thửa đất cần định giá. II/ Phương pháp thặng dư Là phương pháp định giá đất dựa trên quy đổi dòng thu nhập ròng hằng năm trong tương lai về hiện tại thông qua tỉ suất vốn hóa hoặc tỉ suất chiết khấu phù hợp. III/ Phương pháp thu nhập  Là phương pháp xác định giá đất bằng cách lấy thu nhập ròng bình quân năm trên một diện tích đất chia cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của loại tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ trên địa bàn cấp tỉnh của 3 năm liền kề (tính từ 1.1. đến hết 31.12) trước thời điểm định giá. IV/ Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất Là phương pháp định giá đất dựa trên quy đổi dòng thu nhập hàng năm trong tương lai về hiện tại thông qua tỉ suất vốn hóa hoặc tỉ suất chiết khấu phù hợp Ngoài ra bổ sung thêo một phương pháp định giá mới chưa được đưa vào dự thảo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thương vụ Quốc hội là xây dựng Bảng giá đất theo khu vực, vị trí. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định bảng giá dất lần đầu để công bố và thực hiện từ ngày 1/1/2026. Hằng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để áp dụng từ ngày 01/01 của năm tiếp theo.  Cách áp dụng phương pháp định giá đất định quy định như sau: - Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá thửa đất, khu đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp khi có tối thiểu 03 thửa đất so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp định giá theo phương pháp hệ số điều chỉnh - Phương pháp thu nhập được áp dụng để định giá đối với đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp mà xác định được các khoản thu nhập và chi phí từ việc sử dụng đất, trừ trường hợp định giá theo phương pháp so sánh - Phương pháp thặng dư được áp dụng để định giá đối với thửa đất, khu đất phi nông nghiệp chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chưa đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch chi tiết xây dựng, trừ trường hợp định giá theo phương pháp so sánh - Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để định giá đất trong trường hợp xác định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật Đất đai mà không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh; xác định giá đất của thửa đất, khu đất cần định giá để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Xử phạt hành chính trang trại chăn nuôi quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường 1.Quy định về xử lý chất thải chăn nuôi Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi: “1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây: a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ; b) Chăn nuôi nông hộ. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại: – Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ; – Chăn nuôi nông hộ. Căn cứ Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại: “1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác. 2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản; b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng; c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. 3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôiđáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sửdụng cho cây trồng; c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sửdụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. 4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi. 5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.” 2.Hành vi xả chất thải chăn nuôi ra môi trường xử phạt thế nào? Căn cứ Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại: “1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.” Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức tiền lên đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục như một biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Tại Khoản 3, Khoản 8, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Đối với các hành vi gây ra ô nhiễm đất, nước (như nước ngầm, nước mặt bên trong và bên ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc là không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh thì sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là dưới 05 lần đối với các thông số môi trường thông thường; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần cho đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 05 lần cho đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, trong nước hoặc trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường. 3.Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực chăn nuôi Căn cứ Nghị định 14/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và Nghị định 07/2022 sửa đổi một số Điều của Nghị định 14, quy định những người sau đây có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Trưởng công an các cấp; Chánh Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Anh Quang - Hà Giang có gửi câu hỏi về VietLawyer như sau: "Tết đến, quê em hay có rủ nhau chơi ba cây ăn tiền khoảng mấy triệu, em không tham gia mà chỉ ngồi xem có bị quy vào hành vi đánh bạc hay không tố giác tội phạm hay không? Em cảm ơn ạ" Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin giải quyết thắc mắc của anh như sau:  I: Đánh bạc là gì? Hành vi xem đánh bạc có được cho là vi phạm Luật Hình sự hay không?  Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mang tính chất hơn thua, may rủi kèm theo việc được nhận lợi ích hoặc tài sản có giá trị quy đổi.  Điều 321 Bộ Luật hình sự có quy định:  Người nào đánh bạc trái phép dưới bất cứ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này quy định tại điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cấu thành của tội phạm đánh bạc quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm:  Chủ thể của tội phạm đánh bạc là những cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ số tuổi theo quy định của Pháp luật Khách quan của tội phạm đánh bạc là các hình thức cá cược, hơn thua (xổ số, cờ bạc, cá độ bóng đá,...) với tích chất ăn tiền, tài sản, lợi ích với trị giá tài sản trên 5.000.000 đồng.  Mặt chủ quan của tội phạm đánh bạc là lỗi cố ý.  Mặt khách thể  của tội phạm đánh bạc là trật tự an toàn xã hội. Như vậy, khi bạn xem đánh bạc mà bạn không tham gia cá cược ăn thua thì không đáp ứng đủ yếu tố khách quan của tội phạm đánh bạc nên không thể khẳng định bạn vi phạm tội đánh bạc.  II: Hành vi xem đánh bạc có được coi là không tố giác tội phạm hay không?  Theo điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:  1, Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.  Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định:  Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, hoặc đang được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.  Tại điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 có liệt kê các tội phạm theo quy định nếu không tố giác sẽ bị được coi là hành vi không tố giác tội phạm nhưng không bao gồm Điều 321 quy định về tội đánh bạc.  Vì vậy xem đánh bạc cũng không được coi là hành vi không tố giác tội phạm.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Bạn Quốc - Thái Bình có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Cho tôi hỏi thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo pháp luật hiện hành?" Cảm ơn câu hỏi của bạn, Vietlawyer xin giải đáp như sau: 1. Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau: 1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. 2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Theo đó, điểm d khoản 1 nêu trên quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo pháp luật hiện hành Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước 2: Nộp hồ sơ - Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (cấp huyện) - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những nhiệm vụ sau: - Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích; - Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân sẽ nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước - trong đó nêu rõ số tiền và hạn nộp); - Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng; - Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Bước 4: Trả kết quả  Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế (xuất trình biên lai đã nộp tiền khi nhận quyết định). - Thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
"Phạt nguội" vi phạm giao thông từ phản ảnh của người dân qua mạng xã hội Ngày 8/10 vừa qua, trên các phương tiện báo chí phản ánh một người phụ nữ điều khiển môtô phân khối lớn buông cả hai tay tại địa bàn TP.Thủ Đức và một đoạn clip ngắn trên Facebook có nickname “NGỌC TRINH” (số ID: 594433115371267) có 42.400 lượt thích, 517 lượt chia sẻ với nội dung một người phụ nữ điều khiển phương tiện xe môtô biển số 59AA-001.** di chuyển trên cầu Ba Son. Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết qua nguồn tin phản ánh trên phương tiện báo chí, Công an TP.Thủ Đức đã tiếp nhận đoạn clip. Đội CSGT Bến Thành (Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh) và Đội CSGT – Trật tự Công an TP Thủ Đức đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của bà Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh) tại nhà người này. Lực lượng CSGT hai đơn vị đã phân công cán bộ phối hợp Công an phường Phú Hữu (TP.Thủ Đức) liên lạc với người vi phạm tại nơi ở của Ngọc Trinh nằm trên địa bàn phường Phú Hữu. Ngọc Trinh đồng ý làm việc với CSGT tại nhà, lý do là vừa bị ngã xe, đang bị thương ở chân không đi lại được. Buổi làm việc có sự chứng kiến của Công an phường Phú Hữu. Làm việc với CSGT, Ngọc Trinh thừa nhận các hành vi vi phạm khi lái mô tô qua cầu Ba Son (phường Bến Nghé, quận 1), Khu Công nghệ cao TP.HCM (TP.Thủ Đức). N.T dang hai tay, đứng trên môtô phân khối lớn chạy trong đoạn đường thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: VietNamplus Dưới góc nhìn của luật sư, sau vụ việc này chúng tôi nhận thấy việc xử lý các vi phạm về giao thông qua quá trình tiếp nhận nguồn tin phản ánh trên mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông từ người dân đã thực sự dần đi vào thực tiễn. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, mạng xã hội ra đời đáp ứng kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của người dân. Với những thông tin, sự kiện diễn ra thường ngày khắp mọi nơi trên thế giới đều được truyền tải qua mạng xã hội. Trong số đó, có không ít những thông tin phản ánh về tình hình trật tự an toàn xã hội xung quanh chúng ta. Đặc biệt những thông tin được đăng tải phổ biến nhất trên mạng xã hội hiện nay là những thông tin liên quan đến vấn đề sai phạm trật tự an toàn giao thông. Nhiều bạn đọc còn thắc mắc, liệu CSGT có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp trên hay không? Tại khoản 2 Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt của CSGT trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Theo đó có thể thấy CSGT có thẩm quyền xử phạt rất nhiều tình huống, hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông. Đồng thời căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể theo khoản 11 Điều 80 của Nghị định này có quy định về trường hợp người có thẩm quyền được phép sử dụng những thông tin từ từ tổ chức cá nhân cung cấp để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính như sau: Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt …. 11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này. Như vậy, CSGT được quyền sử dụng thông tin, hình ảnh từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để xác minh, phát hiện hành vi vi phạm giao thông. Cùng với đó, Điều 24 Thông tư 32/2023/TT-BCA và đã nêu rõ Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 135/2021/NĐ-CP: Điều 29. Thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính 1. Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm: a) Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; b) Phòng Cảnh sát giao thông; c) Đội Cảnh sát giao thông - trật tự thuộc Công an cấp huyện. … 5. Căn cứ kết quả xác minh quy định tại khoản 4 Điều này, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).... Như vậy, ngoài tuần tra kiểm soát, tăng cường các chốt giao thông ở những “điểm nóng”, “điểm đen”, CSGT còn phạt nguội qua hệ thống camera và phạt nguội qua thông tin phản ánh của người dân hay những thông tin qua mạng xã hội. Việc có thêm sự vào cuộc, tham gia của người dân trong việc giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ có tác dụng răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Qua đó, nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông và văn hóa giao thông trong thời gian tới.
Hạ Vy - Tuyên Quang gửi câu hỏi đến VietLawyer như sau: "Em chào anh chị, Em là sinh viên có thuê phòng trọ, em đang thuê phòng trọ nhưng chủ trọ có thông báo chấm dứt hợp đồng và không cho em thuê. Anh chị cho em hỏi chủ trọ có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không ạ? Em cảm ơn".  Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về Công ty Luật VietLawyer, công ty trả lời câu hỏi của em như sau:  Trường hợp nhà cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước thì theo Điều 84 Luật nhà ở 2014 về thu hồi nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:  1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này; b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở; c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua; d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này; đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án; e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua. Trường hợp nhà cho thuê không phải thuộc sở hữu Nhà nước:  Theo Điều 131 Luật Nhà ở năm 2014 về Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở:  1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật này. 2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; c) Nhà ở cho thuê không còn; d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 Luật này. Xét các tình tiết trường hợp của em không thuộc các quy định trên thì áp dụng Điều 132 quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở:   1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này; b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng; d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê; e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục; g) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 129 Luật này. 3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. 4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu em không thuộc trường khoản 2 tại điều 132 Luật nhà ở 2014 thì chủ trọ không được tự ý kết thúc hợp đồng thuê nhà và bắt buộc việc thông báo đơn phương kết thúc hợp đồng thuê nhà phải báo trước 30 ngày cho người được thuê.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bạn Minh - Hà Nội gửi câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi năm nay ngoài 30 tuổi, đã có gia đình. Hiện tôi đang làm công nhân ở khu công nghiệp huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cho hỏi tôi quy định pháp luật về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư". Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khái niệm nhà ở xã hội Theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 đưa ra khái niệm như sau: Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này. 2. Những trường hợp nào được mua nhà ở xã hội? Theo Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 quy định các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; 4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. 3. Quy định pháp luật về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào? Theo Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: 1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây: a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực; b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này; c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này. 2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây: a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa. Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69 - QĐ/TW 2022 , Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.  Vậy, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không? Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh dân số năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau. 2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 quy định như sau: 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Vi phạm chính sách dân số. 2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo đó, nếu Đảng viên sinh con thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm chính sách dân số và có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau: - Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. - Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. 3. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào? Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 - QĐ/TW năm 2022 nêu rõ: 10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố. Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật. Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định. 4. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về thời hiệu kỷ luâr đối với đảng viên sinh con thứ 3: 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật. 2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. ... b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3 là khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của Đảng viên đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Do đó, tùy vào trường hợp vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật là khác nhau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ. 5. Đảng viên sinh con thứ 3 trong những trường hợp nào thì sẽ không bị xử lý kỷ luật? Căn cứ Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị xử lý kỷ luật gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Thời gian vừa qua tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe khách Thành Bưởi gây tai nạn nghiêm trọng khiến 5 người tử vong và 4 người khác bị thương nặng. Chế tài tài xế điều khiển xe khách gây tai nạn trên phải chịu là gì?  Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Xe khách Thành Bưởi thực hiện điều khiển gây tai nạn cả về vật chất, sức khoẻ, tính mạng cho tài xế và hành khách trên xe khách 16 chỗ bắt buộc phải bồi thường theo thoả thuận đối với những gia đình, cá nhân bị thiệt hại  và theo mức bồi thường của các bộ luật khác quy định.    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ: … 3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; … 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tài xế xe khách Thành Bưởi có thể đối diện mức phạt tù lên đến 15 năm và chịu các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm, hành nghề lên đến 05 năm.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Bạn Chi - Vĩnh phúc có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư được thực hiện như thế nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 114 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy đinh về việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư như sau: Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau: a) Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; c) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. 2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 3. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này. Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
 
hotline 0927625666