Tất cả sản phẩm

Thủ tục lập di chúc hợp pháp?  Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời. Vậy thủ tục lập di chúc như thế nào là hợp pháp? Hãy cùng Vietlawyer tìm hiểu về vấn đề này dưới bài viết dưới đây. 1. Điều kiện di chúc hợp pháp  Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện người lập di chúc như sau: 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về điều kiện di chúc hợp pháp, cụ thể như sau: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 2. Các hình thức lập di chúc 2.1. Di chúc bằng văn bản bao gồm: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng; - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. 2.2. Di chúc miệng: - Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. - Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. Lưu ý: Nếu lập di chúc bằng văn bản, thì di chúc phải ghi rõ những nội dung sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 3. Thủ tục lập di chúc hợp pháp 3.1. Thủ tục lập di chúc miệng Thủ tục lập di chúc miệng được tiến hành như sau: - Người để lại di chúc phải tuyên bố ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng; - Hai người này ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại; - Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; - Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ. 3.2. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ - Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu); - Dự thảo Di chúc; - Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…; - Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô… Bước 2: Nộp hồ sơ - Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; - Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở. Do đó, khi thực hiện công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện. Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người này. Sau khi được giải thích quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người này sẽ được hướng dẫn ký hoặc điểm chỉ vào văn bản. Đặc biệt, việc công chứng, chứng thực di chúc vẫn phải mời người làm chứng nếu: - Người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc; - Người lập di chúc không ký hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc. Người làm chứng trong trường hợp này cũng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã. Sau đó, Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc. Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc. Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng. Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc (Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC). Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp. Riêng thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về thủ tục lập di chúc hợp pháp. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về việc lập di chúc, hoặc các vấn đề về pháp luật dân sư, vui lòng liên hệ Công ty Luật Vietlawyer để được giải đáp, chia sẻ. Trân trọng.
Thủ tục cấp giấy phép môi trường theo pháp luật hiện hành như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường gồm những gì? Trình tự của việc cấp giấy phép môi trường được quy định ra sao? Trên cơ sở pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ về vấn đề này như sau:  1. Hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường; - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; - Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. 2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường  Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau: - Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; - Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường; -Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường. - Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ. Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó. Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường. 3. Thời hạn cấp giấy phép môi trường là bao lâu? Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời hạn cấp giấy phép môi trường như sau: Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau: a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Hòa Bình được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Hòa Bình. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.  Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Hòa Bình, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Hòa Bình: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hòa Bình, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Lương Sơn, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Cao Phong, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đà Bắc, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Kim Bôi, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Kỳ Sơn, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Lạc Sơn, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Lạc Thủy, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Mai Châu, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Tân Lạc, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Huyện Yên Thủy.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hòa Bình của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Thủ tục mở quán kinh doanh trà sữa - Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng trà sữa được mở ra, vậy khi bạn muốn mở cửa hàng trà sữa thì cần phải làm gì?  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn các thủ tục cần thiết để mở cửa hàng trà sữa như sau: Trước hết, cửa hàng trà sữa quy mô nhỏ thì có thể mở với quy mô hộ kinh doanh cá thể. Theo quy định khoản 1 Điều 66 tại Nghị định 78/2015/N Đ-CP về đăng ký kinh doanh thì: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi muốn mở cửa hàng trà sữa thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi bạn định mở quán. 1. Đăng ký kinh doanh - Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình và nộp lệ phí đăng ký. - Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện: +) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; +) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định; +) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. - Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp. 2. Xin Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Nộp hồ sơ tại Chi cục/ Cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Hồ sơ gồm:  - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng); - Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATVSTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm); - Bản cam kết đảm bảo ATVSTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phầm do đơn vị sản xuất kinh doanh; - Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; - Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về ATVSTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm. +) Chi cục hoặc Cục ATVSTP tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. +) Chi cục hoặc Cục ATVSTP trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho Tổ chức; Trường hợp kết  quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về Thủ tục mở quán kinh doanh trà sữa. Quý khách có thắc mắc, cần hỗ trợ giải quyết nhanh liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất ? Tôi nghe nói có quy định không được sử dụng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, vậy nếu người ta vẫn dùng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, để sinh sống thì sẽ bị xử phạt như thế nào vậy? - Anh Huy Hùng (Lâm Đồng).  Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Theo đó, pháp luật đã nghiêm cấm không được phép sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Vì vậy, nếu người sử dụng căn hộ chung cư vi phạm thì sẽ có những chế tài xử lý riêng. Cụ thể, theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này; b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; đ) Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; e) Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. Lưu ý: Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tại điểm e khoản 1 Điều 70 được quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 lần mức phạt tiền của tổ chức. Theo đó, nếu như sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (áp dụng với tổ chức vi phạm). Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ từ 10 - 20 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Sơn La được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Sơn La. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa biết làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Sơn La, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Sơn La: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Sơn La; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Quỳnh Nhai; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Mường La; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Thuận Châu; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Phù Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Bắc Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Mai Sơn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Sông Mã; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Yên Châu; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Mộc Châu Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Sốp Cộp.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sơn La của Công ty luật Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Thủ tục đăng ký mở phòng khám tư nhân như thế nào? Hãy cùng Vietlawyer cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé! 1. Điều kiện mở phòng khám tư nhân Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 02 hình thức: - Phòng khám đa khoa; - Phòng khám chuyên khoa. Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh như sau: - Có Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh); - Có Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh (giấy phép con). Trong đó, Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để xin Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: - Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; - Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng; 2. Hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao). - Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao). - Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám. - Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám. - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh. -  Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Hợp đồng thu gom rác thải. 3. Thẩm quyền cấp phép - Sở Y tế tỉnh, thành phố. 4. Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân Bước 1: Nộp hồ sơ Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh. - Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhân hồ sơ cho người nộp hồ sơ; - Trường hợp nộp qua đường bưu điện: trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Nhận kết quả * Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC). Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử... "Hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân"
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Yên Bái được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Yên Bái. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Yên Bái, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Yên Bái: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Yên Bái; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thị xã Nghĩa Lộ; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Yên Bình; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Lục Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Văn Chấn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Văn Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Trấn Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Trạm Tấu; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Mù Cang Chải.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Yên Bái của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Hành vi ném đất đá, chất thải, tự ý xông vào nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào? Nhà tôi và nhà hàng xóm có mẫu thuẫn liên quan về việc hát karaoke ồn ào từ tuần trước. Hôm qua, khi đang quét sân tôi  có thấy hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy qua và ném đất đá vào nhà hàng xóm rồi chạy xe đi mất. Nhà hàng xóm thấy có tiếng động liền chạy ra cổng, người này nói do tôi ném nên đã vào trong cổng nhà trong sân trước cửa nhà tôi to tiếng, muốn đánh tôi. Với những hành vi trên, trong trường hợp người kia chứng minh được tôi có ném đá vào nhà họ và không chứng minh được thì những người vào nhà tôi có phạm luật gì không? Nếu có thì sẽ bị phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tường đến từ Việt Trì - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi ném đất đá, chất thải vào nhà hàng xóm theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Trước tiên, về hành vi ném đất đá vào nhà người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử." Như vậy, mức phạt tiền đối với người vi phạm hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a, d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều này như sau: "..... 13. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này; .... d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;" Hình ảnh minh họa Lưu ý rằng: Hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, nếu anh là người ném đất đá vào nhà hàng xóm, người hàng xóm này tố cáo hành vi của anh đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh sự việc đúng như tố cáo của người này thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu ở trên. 2.Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là bao lâu? Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá, cụ thể như sau: Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá là 01 năm. 3. Hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì có áp dụng xử lý hình sự hay không? Về hành vi tự ý xông vào chỗ ở của nhà hàng xóm ném đất đá, anh vui lòng tham khảo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau: 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Theo đó, việc xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm hay chưa sẽ do cơ quan điều tra xác định dựa trên lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế. Như vậy, với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế để có thể đứa đến hình phạt cụ thể cho đối tượng đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Tuyên Quang được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Tuyên Quang. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang của VietLawyer Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Tuyên Quang, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Tuyên Quang: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Tuyên Quang; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Sơn Dương; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Yên Sơn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Hàm Yên; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Chiêm Hóa; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Na Hang và Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Lâm Bình. Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tuyên Quang của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án Gây rối trật tự công cộng tại Công ty Luật Vietlawyer. Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật và đang dần có xu hướng gia tăng trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, ít ai hiểu rõ quy định dấu hiệu để định tội này và cụ thể đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thì tội phạm về tội này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật. Chính vì thế, việc thuê Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự nói chung và trong vụ án Gây rối trật tự công cộng nói riêng là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng và tranh tụng; góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan. Để bạn đọc có thể hiểu hơn về vai trò của luật sư trong các vụ án về Gây rối trật tự công cộng, Công ty Luật TNHH VietLawyer xin chia sẻ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây. I. Căn cứ pháp lý Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. II. Nội dung tư vấn 1. Gây rối trật tự công cộng là gì? Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Trong đó, nơi công cộng được hiểu là những địa điểm "kín” (rạp hát, rạp chiếu bóng...) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố...) mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. 2. Cấu thành tội phạm của tội Gây rối trật tự công cộng 2.1. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội gây mất trật tự công cộng là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. 2.2. Về khách thể của tội phạm Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. 2.3. Mặt khách quan của tội phạm + Về hành vi: Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…cụ thể như: Có lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng; Có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng (đặc biệt là phụ nữ); Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng (như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô…)… + Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ  triệu đồng trở lên; Chết người… Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như hành vi trên có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy theo từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không. 2.4. Mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. 3. Mức hình phạt với tội Gây rối trật tự công cộng Theo đó, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung tăng nặng của tội này là bị phạt tù từ 02 - 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Phạm tội có tổ chức; - Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; - Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; - Xúi giục người khác gây rối; - Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; - Tái phạm nguy hiểm. Như vậy, người phạm tội gây gối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù đến 07 năm. Hành vi gây rối trật tự công cộng còn có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu hoặc tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, khi hành vị này đã gây ra thiệt hại cho sở hữu, sức khoẻ đến mức cấu thành tội phạm hoặc đã gây thiệt hại cho tính mạng. III. Dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án Gây rối trật tự công cộng tại Vietlawyer. VietLawyer xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa vụ án Gây rối trật tự công cộng như sau: 1. Quy trình thực hiện dịch vụ Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo. Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bào chữa Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án. Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho thân chủ nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. 2. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ uật sư bào chữa trong vụ án Gây rối trật tự công cộng của Vietlawyer?  Quyền bào chữa là một quyền thuộc phạm trù nhân quyền trong hoạt động Tư pháp. Đây được xem như là phương tiện pháp lý cần thiết để những chủ thể như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nói chung và trong vụ án Gây rối trật tự công cộng nói riêng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ý thức được vấn đề này, VietLawyer luôn luôn mong muốn mang lại cho quý khách hàng những dịch vụ bào chữa tốt nhất,với mục đích tận dụng việc tham gia tố tụng của mình để bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của khách hàng,  Vietlawyer xin thông tin đến Qúy khách hàng những lợi ích to lớn của việc sử dụng Dịch vụ thuê Luật sư bào chữa tại VietLawyer trong các vụ án Gây rối trật tự công cộng như sau: 2.1. Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao - Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp; - Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; - Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Công An, Giám đốc pháp chế, Giảng viên.... 2.2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bào chữa cho các bị can, bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích. Chúng tôi – các Luật sư tại Vietlawyer với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm, đã bào chữa thành công cho rất nhiều vụ án hình sự nói chung và vụ án cố ý gây thương tích nói riêng, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho bị can, bị cáo và người nhà; 2.3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực Đội ngũ luật sư tại Vietlawyer của chúng tôi luôn có ý thức kết hợp việc trấn an tinh thần, giúp bị can, bị cáo, người nhà bị can, bị cáo yên tâm, bình tĩnh suy xét, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý, giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, giúp khách hàng có niềm tin hơn trước những lắng lo giữa lưng chừng lao lí; Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Sau khâu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề pháp lý mà khách hàng đang mắc phải, chúng tôi cam kết đưa ra những phương án giải quyết pháp lí hiệu quả nhất cho khách hàng, cụ thể là giúp cho khách hàng đưa ra các định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án cố ý gây thương tích. Nói không với những trường hợp bỏ rơi khách hàng, chỉ giải quyết vấn đề pháp lí của khách hàng một cách thờ ơ, dở chừng, nhằm mục đích kinh tế; 2.4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng; 2.5. Tiết kiệm thời gian Chúng tôi - các Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn bào chữa nhiều vụ án  hình sự liên quan, có thể đảm bảo rằng thủ tục nộp hồ sơ cho tòa án, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất. 2.6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Khi tiếp cận với các vụ án về Gây rối trật tự công cộng, Vietlawyer luôn muốn tìm hiểu, chia sẻ với khách hàng và gia đình về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo. Đằng sau mỗi vụ án, mỗi bị can, bị cáo lại có những khóc khuất riêng, đặc biệt là đối với những bị can, bị cáo còn chưa thành niên, hay những người lớn tuổi, chúng tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để hiểu, để bào chữa cho họ theo những hướng có lợi nhất. Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, bị can, bị cáo là người dân tộc thiểu số Vietlawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ bào chữa để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng Vietlawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, nếu bạn hoặc người thân thích của bạn có liên quan đến các vụ án về Gây rối trật tự công cộng thì hãy chủ động liên hệ với Luật sư ngay để đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bạn cũng như cho những người thân của . Công ty Luật Vietlawyer với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm dày dặn hơn chục năm trong lĩnh lực hình sự sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Kạn được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Kạn. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.   3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023.   5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn của VietLawyer Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Kạn, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Kạn: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Bắc Kạn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Ba Bể; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Bạch Thông; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Chợ Đồn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Chợ Mới; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Na Rì; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Ngân Sơn; Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Pác Nặm. Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu).   Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
 
hotline 0927625666