Tất cả sản phẩm

Chị Ánh - Hà Nội có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Chị cho thuê nhà nhưng không có hợp đồng có bị phạt không?" Về bản chất căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà là thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: – Thông tin cá nhân của người cho thuê và người thuê; – Bảng mô tả chi tiết các đặc điểm của nhà ở cho thuê: Về kết cấu, diện tích, hệ thống điện nước, … Trường hợp đối tượng cho thuê là căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu, sử dụng chung và sở hữu, sử dụng riêng,…; – Giá cho thuê nhà ở; – Thời hạn cho thuê và quy định về hình thức, thời hạn trả tiền thuê; – Các quy định về thời hạn giao nhà; – Quyền và nghĩa vụ của các bên; – Cam kết của các bên; – Các thỏa thuận khác; – Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; – Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; – Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Căn cứ theo các quy định trên, đối với việc thuê nhà các bên cần phải thỏa thuận và phải lập thành văn bản hợp đồng có các nội dung được quy định như trên. Việc lập hợp đồng thuê nhà giúp cho quyền lợi của cả bên thuê và bên cho thuê được bảo vệ nếu có tranh chấp phát sinh và đảm bảo đúng quy định pháp luật về hình thức của việc cho thuê nhà. Do đó, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định về mức phạt đối với hành vi không lập hợp đồng khi cho thuê nhà nói trên. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Theo quy định của Pháp luật Hình sự: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự." Ngoài quy định về các hành vi nguy hiểm cho xã hội, Pháp luật còn quy định cụ thể những người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Vậy trong trường hợp cá nhân sử dụng rượu bia, chất kích thích không kiểm soát được bản thân mà phạm tội thì có được coi là tội phạm hay không?  I: Tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự là gì? Quy định của Pháp luật về mất năng lực trách nhiệm hình sự như thế nào? Theo Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tình trạng mất năng lực trách nhiệm hính sự:  "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự." Người được coi là mất năng lực trách nhiệm hình sự là những đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng vì nguyên nhân như mắc các bệnh tâm thần, bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Khi chứng minh được người thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội đang trong tình trạng mất năng lực trách nhiệm dân sự thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.  Đối với những cá nhân trong mất năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại điều 21 BLHS 2015 sẽ bắt buộc phải chữa bệnh theo Điều 49 BLHS 2015: Điều 49: Bắt buộc chữa bệnh "1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 tại bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. 2,  Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự 3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù." II: Trường hợp sử dụng rượu bia khiến mất kiểm soát phạm tội có được coi mất năng lực trách nhiệm hình sự hay không? Khi không kiểm soát được bản thân sử dụng rượu bia chất kích thích mạnh phạm tội thì đối tượng thực hiện hành vi đó vẫn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm.  Căn cứ theo Điều 13: Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác: "Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự." Chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi trong khi sử dụng rượu bia chất kích thích mạnh khiến bản thân không làm chủ được hành vi của bản thân đã xác định được rõ bản thân và dự tính được những nguy hiểm khi uống rượu gây ra nhưng vẫn thực hiện việc uống rượu và chất kích thích. Vì vậy, khi người có phạm tội khi sử dụng rượu bia chất kích thích mất kiểm soát thì không được coi là người mất năng lực trách nhiệm hình sự.  Trên đây là nhận định của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời.
     Đầu cơ là một cụm từ ít gặp chủ yếu được thấy trong kinh doanh và buôn bán. Vậy Đầu cơ là gì? Đầu cơ có phải là vi phạm pháp luật? Đây là thắc mắc của những người mới bắt đầu tham gia đầu tư kinh doanh hoặc đang tìm hiểu thị trường mong muốn kiếm lời - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Khái niệm về đầu cơ      Đầu cơ là Hành vi mua vét hàng hóa nhằm bán lại. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.      Do vậy, hành vi đầu cơ được quy định là tội phạm trong luật hình sự Việt Nam rất sớm. Tuy nhiên, nội dung pháp lí cũng như đường lối xử lí tội này cũng có nhiều thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, vì sự thay đổi điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đầu cơ. 2. Tội đầu cơ theo Bộ luật Hình sự      Căn cứ theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội đầu cơ như sau: 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa      Theo căn cứ tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:      Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: + Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; + Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:    Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1  Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CPtrong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật; + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Tội đầu cơ theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các trường hợp miễn chấp hành hình phạt - Miễn chấp hành hình phạt là không buộc phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt mà Tòa án đã quyết định áp dụng đối với người bị kết án.  Miễn chấp hành hình phạt là một trong các chế định thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam. Đây là trường hợp một người đã bị Tòa án quyết định hình phạt trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trước khi bản án được đưa ra thi hành thì người bị kết án được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt được miễn chấp hành hình phạt còn lại trong trường hợp bản án đã được đưa ra thi hành do có những điều kiện nhất định Theo quy định tại điều 62 Bộ luật hình sự 2015, các trường hợp sau đây được miễn chấp hành hình phạt. Một là, người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá và đại xá. Đặc xá là biện pháp khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước hạn đối với người bị kết án đang chấp hành hình phạt từ nếu đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định. Đại xá là một biện pháp khoan hồng đặc biệt của Nhà nước, do Quốc hội quyết định có nội dung là miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt đối với tất cả những người đã thực hiện loại hành vi nào đó bị pháp luật hình sự coi là tội phạm vào thời điểm hành vi đó được thực hiện. Văn bản đại xá thường được ban hành khi có sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước và có hiệu lực đối với những tội phạm xảy ra trước và khi văn bản đại xá đó được ban hành. Tội phạm đã được đại xá là căn cứ để không khởi tố vụ án, khởi tố bị can; nếu vụ án đang khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành hình phạt. Hai là, người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sau khi bị kết án, người bị kết án đã lập công. Sau khi bị kết án, người bị kết án đã lập công là trường hợp sau khi bị kết án người chấp hành có có thành tích xuất sắc trong lap động, học tập, công tác, chiến đấu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận hoặc giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra và xử lý tội phạm; cứu được tính mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản (có giá trị từ 30.000.000đ trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. - Sau khi bị kết án, người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp người bị kết án đang bị mắc một trong các bệnh như: Ung thư giai đoạn cuổi, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tin độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng. - Sau khi bị kết án, người bị kết án đã chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đâu là trường hợp người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn (Ví dụ: Gia đình thuộc hộ nghèo, bố mẹ, vợ chồng đau yếu, không có khả năng lao động, người bị kết án là lao động chính trong gia đình...), người bị kết án chăm chỉ lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội các phong trào thi đua của địa phương, tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quyết định của bản án. Ba là, người bị kết án phạt từ có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thi theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Lập công lớn là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều ta tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản (có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên) của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hoặc xác nhận. Bốn là, người bị kết án phạt tù đến ba năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Năm là, người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết dịnh miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại. Sáu là, người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạp tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quán chế cải tạo tốt được hiểu là người đó chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của người bị kết án, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, cơ qua, đơn vị nơi cư trú, làm việc. Người được miễn chấp hành hình phạt nêu trên vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ sửa chữa, bồi thường thiệt hại, nộp án phí...) do Tòa án tuyên trong bản án. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp miễn chấp hành hình phạt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
 
hotline 0927625666