Tất cả sản phẩm

Khắc phục hậu quả rồi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cụ thể là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả (số tiền) thì có bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nhờ Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Luật sư xin chia sẻ tới bạn một vài thông tin sau đây: 1.Căn cứ nào để được miễn trách nhiệm hình sự? Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau: "1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." Người phạm tội được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo một trong những trường hợp nêu trên. 2.Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc đã khắc phục được hậu quả không phải là căn cứ để không truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 3.Người phạm tội đã khắc phục được hậu quả gây ra là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau: Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; ..." Như vậy, theo quy định trên thì việc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt cụ thể. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dùng mạng xã hội để Báo chốt Cảnh sát giao thông khi đang thi hành nhiệm vụ bị xử phạt như thế nào? Hiện nay giới trẻ có rất nhiều hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo,... để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp đã bị công an xử phạt vậy hành vi này bị xử phạt theo tội gì và mức phạt là bao nhiêu - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: ... e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 2. Về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt của hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân: 4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: ... b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì thẩm quyền ban hành xử phạt sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục cấp hộ chiếu trong nước - Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng cho phép người mang nó di chuyển qua nước ngoài. Hộ chiếu có thể được sử dụng để đi du lịch, đi công tác, học tập, kinh doanh, đăng ký kết hôn với người nước ngoài,...v.v. Dưới đây là thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 1. Điều kiện để cá nhân được cấp hộ chiếu trong nước Căn cứ theo Điều 21 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam, những cá nhân thuộc các trường hợp sau không được cấp hộ chiếu trong nước bao gồm: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm bao gồm: + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh + Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài + Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. + Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. + Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. + Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. + Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh cho phép. - Vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trong nước bao gồm: - Hai ảnh mới chụp, không quá 6 tháng, cỡ 4cm x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông nền trắng. - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; - Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu. - 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (mẫu TK01)  3. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2:  Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử trực tiếp nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng) hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có), cụ thể: + Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. + Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Bước 3:  + Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp chưa cấp hộ chiếu phổ thông thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước là 8 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho người cao tuổi đã có giấy tờ cá nhân? Tại việt nam có rất nhiều người cao tuổi vì một lý do nào đó đã có giấy tờ cá nhân nhưng không có giấy khai sinh hoặc gặp vướng mắc về hồ sơ thủ tục, không rõ đâu là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho người cao tuổi - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Điều kiện để người cao tuổi được cấp giấy khai sinh Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch thì 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện sau đây, công dân sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân: - Sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 - Chưa đăng ký khai sinh - Đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân chứng  minh thân nhân Theo đó, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện khai sinh ở Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú khi xuất cảnh. Còn đối với các trường hợp còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Như vậy, người cao tuổi muốn đi đăng ký khai sinh thì phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân gồm những gì? Căn cứ Tiểu mục 17 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký khai sinh lần đầu cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân tại UBND xã gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; Người có yêu cầu đăng ký khai sinh thực hiện việc nộp/xuất trình các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: - Văn bản cam đoan của người yêu cầu về việc chưa được đăng ký khai sinh. - Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân (nếu có). Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến); - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Ai được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản? Đóng bảo hiểm trong bao lâu thì được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản? Trên quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer gửi đến bạn đọc bài viết về Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2023 Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng nhưng nhu cầu sau:  1. Điều kiện về đối tượng Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con; 2. Điều kiện về thời gian  - Người lao động nữ sinh con; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - Người lao động nữ sinh con  đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thế nào là kết hôn trái pháp luật - Kết hôn là một sự kiện trọng đại trong cuộc sống của mỗi người, nhưng không phải tất cả các cuộc kết hôn đều tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi kết hôn mà chủ thể không đủ các điều kiện luật quy định thì được gọi là kết hôn trái pháp luật.  1. Khái niệm về kết hôn trái pháp luật  1.1 Khái niệm, mục đích của kết hôn hợp pháp là cơ sở để xác định việc kết hôn trái pháp luật Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể tại Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Hệ thống pháp luật HN&GĐ quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố sau: - Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau, ý chí và mong muốn đó được thể hiện bằng tờ khai của họ trong tờ khai đăng ký kết hôn cũng như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. - Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận. Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, kết hôn theo quy định của pháp luật là căn cứ để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn. Mục đích của kết hôn Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa – xã hội khác.   Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có giải thích: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp, cụ thể là không vi phạm điều kiện về độ tuổi, về ý chí, người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự hay không được kết hôn trong những trường hợp mà pháp luật cấm kết hôn. Điều đó có nghĩa là, chỉ khi tuân thủ các điều kiện kết hôn, thì cuộc hôn nhân mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng đúng nghĩa. 1.3 Hệ quả của việc kết hôn trái pháp luật a.Hệ quả về mặt pháp lý Từ việc định nghĩa kết hôn trái pháp luật ta có thể hiểu đó là một hành vi vi phạm những điều kiện kết hôn, không thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Những hành vi như vậy ắt hẳn sẽ dẫn đến những hậu quả cho xã hội. Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật trước kết xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, vi phạm những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, thậm chí còn có thể phạm vào một số tội quy định trong Bộ luật hình sự. Không chỉ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, việc kết hôn trái pháp luật còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Những cuộc hôn nhân không hợp pháp, kết hôn không có đăng ký kết hôn khiến cho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác. b.Hệ quả về mặt xã hội Quan hệ hôn nhân vốn là một quan hệ xã hội, chính vì vậy, trước những hành vi kết hôn trái pháp luật dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp không chỉ gây ra những hệ quả về pháp lýmà chắc chắn sẽ còn gây ra những hệ quả về mặt xã hội một cách nặng nề. Kết hôn trái pháp luật không thể tạo ra những gia đình hạnh phúc, lành mạnh. Một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nó phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý… Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về két hôn trái pháp luật. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Cháu năm nay 14 tuổi. Khi sinh cháu, mẹ khai sinh cho cháu mà không có tên bố do bố mẹ cháu chưa đăng ký kết hôn. Bố cháu bị bệnh và mất cách đây hơn 10 năm. Hiện nay mẹ cháu đã lấy chồng khác và sinh được 2 em. Còn cháu muốn chuyển về sống với ông bà nội. Cháu xin hỏi bố cháu đã mất thì cháu có được nhận bố không? Thủ tục như thế nào? Cảm ơn cháu đã đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Công ty xin giải đáp thắc mắc của cháu như sau: Căn cứ Khoản 1, Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Đối chiếu với quy định trên thì cháu có quyền nhận cha đẻ của mình (cho dù cha cháu đã chết). Do cháu là người chưa thành niên nên mẹ cháu sẽ là người có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch giải quyết thủ tục con nhận cha theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Hộ tịch: “3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật” và quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này (không có tranh chấp).   Về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:  “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”. Thủ tục đăng ký con nhận cha được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch, theo đó mẹ cháu cần chuẩn bị các giấy tờ và đến nộp tạ i. Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của hai mẹ con. Các giấy tờ gồm: - Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Về chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT- BTP, gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con. 2. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Ủy ban nhân dân xã sẽ xem xét, thẩm tra hồ sơ, nếu thấy việc con nhận cha là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho chị. Căn cứ trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân xã ghi bổ sung phần khai về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của cháu. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ tục con ngoài giá thú nhận cha. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi có hộ khẩu tại quận A, thành phố Hà Nội. Năm 2014, tôi kết hôn với người đàn ông mang Quốc tịch Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Đầu năm 2021, tôi sinh con tại Trung Quốc và đã đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Khi đăng ký khai sinh vợ chồng tôi đã lựa chọn cho con mang quốc tịch Việt Nam. Dự định đầu năm nay, tôi sẽ về nước để làm thủ tục ghi chú kết hôn của tôi và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh cho con. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các việc trên và hồ sơ, thủ tục giải quyết như thế nào? Đối với câu hỏi trên của bạn. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp như sau: Trước hết để được làm thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, chị cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau: “1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. 2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.” 1.Về thẩm quyền giải quyết Tại khoản 1, Điều 48 Luật Hộ tịch quy định: “1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.”.  Như vậy, theo quy định này thì UBND quận A là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ghi chú kết hôn của chị và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh cho con chị. 2.Thủ tục ghi chứ kết hôn Thủ tục ghi chú kết hôn được quy định tại Điều 50 Luật Hộ tịch và Điều 35 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau: “Điều 50. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, huỷ việc kết hôn 1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.”  “Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn 1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này. 2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.” 3.Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh được quy định tại Điều 49 Luật Hộ tịch và khoản 1 Điều 22 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau: “Điều 49. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử 1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.”  “Điều 22. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 1. Công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nếu có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch, cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh và bản sao Giấy khai sinh cho người yêu cầu.” Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc ghi chú kết hôn và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trên quy định hiện hành, Công ty Luật VietLawyer giới thiệu bạn đọc bài viết về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất.   1. Thế nào là tai nạn lao động? Theo quy định tại koản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. 2.  Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của luật hiện hành bao gồm: - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; - Người làm việc theo hợp đồng lao động (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; - Cán bộ, công chức, viên chức; - Công nhân thuộc lực lượng công an, quân đội hoặc những người làm trong các tổ chức cơ yếu của chính phủ - Quân nhân chuyên nghiệp của quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan…. - Những người phục vụ công an, quân đội có thời hạn, người làm các công tác cơ yếu và được hưởng lương như quân nhân. - Học viên đang theo học tại các trường công an, quân đội - Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và có hưởng tiền lương; 3. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. Về điều kiện bệnh nghề nghiệp Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do  Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh. 4. Giám định mức suy giảm khả năng lao động Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định - Sau khi thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Những người vừa bị tổn thương do tai nạn lao động hoặc vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp. 5. Điều kiện hưởng trợ cấp Theo Điều 40 và Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 5%  -30%. - Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. - Điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc "04 trường hợp xét xử vắng mặt theo quy định mới nhất" Tại Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên toà như sau: - Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. - Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong 04 trường hợp: + Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; + Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; + Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; + Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Để được kinh doanh bất động sản các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo bất động sản được đưa vào kinh doanh phải thoả mãn được các điều kiện được kinh doanh được pháp luật quy định. Vậy điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh là gì? Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với quý bạn đọc như sau:  1. Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh Tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định các loại bất động sản đưa vào kinh doanh như sau: Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm: 1. Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân; 2. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân; 3. Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh; 4. Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất. 2. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh  Tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh gồm:  1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. 2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đăng ký quyền sở hữu là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc công nhận và chứng thực về phương diện pháp lý các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ dân sự. Vậy những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu gồm những gì? Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn như sau:  Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015, nêu rõ: – Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký. – Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. Như vậy, với quy định này có thể thấy, không riêng bất động sản, một số loại động sản khác cũng phải đăng ký quyền sở hữu. Cụ thể các loại tài sản phải đăng ký bao gồm: Tài sản là bất động sản – Đất đai – Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai – Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng – Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tài sản là động sản – Tàu biển (theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP) – Phương tiện nội thủy địa (theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014) – Tàu cá (theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT) – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) – Tàu bay (theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP) – Phương tiện giao thông đường sắt (theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT) – Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009) – Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666