Pháp luật về hợp tác xã - Hợp tác xã là một loại hình phổ biến có từ thời bao cấp, tuy nhiên do chế độ tư hữu phát triển nên mô hình hợp tác xã không còn phù hợp. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã vẫn phù hợp đối với các dự án hợp tác phát triển nông thôn đối các thôn xóm chưa có nhiều điều kiện về vốn. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích cho người đọc các quy định liên quan đến hợp tác xã.
1. Khái niệm về hợp tác xã
Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã".
Để thành lập hợp tác xã, cần ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và đều chung một nhu cầu. Các thành viên trong hợp tác xã đều có quyền ngang nhau và đồng sở hữu đối với hợp tác xã.
2. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã
Thành viên hợp tác xã phải là: "Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam".
Có thể thấy để có thể thành thành viên Hợp tác xã, cá nhân phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp hợp tác xã tạo việc làm thì cá nhân tham gia có thể là cá nhân nước ngoài, không bắt buộc phải cư trú tại Việt Nam.
3. Các loại hình hợp tác xã
- Hợp tác xã thông thường: thường áp dung cho quy mô nhỏ trong xã và số lượng thành viên hạn chế;
- Liên hiệp hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, tạo nên bởi ít nhất 4 hợp tác xã, quy mô lớn với số lượng thành viên đông;
- Doanh nghiệp của hợp tác xã: là tổ chức liên doanh rộng hơn liên hiệp hợp tác xã, có quy mô tương đương với công ty cổ phần.
4. Đặc điểm của loại hình hợp tác xã
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên không dựa trên vốn góp: các thành viên trong hợp tác xã có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, quyền bỏ phiếu của các thành viên là bằng nhau không phụ thuộc vào vốn góp;
- Có giới hạn số vốn góp: Thành viên không được góp vốn vượt 20% vốn điều lệ của hợp tác xã, nhằm đảm bảo tính công bằng cho các thành viên;
- Có thể nhận các khoản trợ cấp mà không cộng thêm vào vốn điều lệ;
- Thu nhập của thành viên hưởng theo năng lực đóng góp cho công ty;
Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.