Tất cả sản phẩm

Chị Ánh - Hà Nội có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Chị cho thuê nhà nhưng không có hợp đồng có bị phạt không?" Về bản chất căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà là thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: – Thông tin cá nhân của người cho thuê và người thuê; – Bảng mô tả chi tiết các đặc điểm của nhà ở cho thuê: Về kết cấu, diện tích, hệ thống điện nước, … Trường hợp đối tượng cho thuê là căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu, sử dụng chung và sở hữu, sử dụng riêng,…; – Giá cho thuê nhà ở; – Thời hạn cho thuê và quy định về hình thức, thời hạn trả tiền thuê; – Các quy định về thời hạn giao nhà; – Quyền và nghĩa vụ của các bên; – Cam kết của các bên; – Các thỏa thuận khác; – Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; – Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; – Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Căn cứ theo các quy định trên, đối với việc thuê nhà các bên cần phải thỏa thuận và phải lập thành văn bản hợp đồng có các nội dung được quy định như trên. Việc lập hợp đồng thuê nhà giúp cho quyền lợi của cả bên thuê và bên cho thuê được bảo vệ nếu có tranh chấp phát sinh và đảm bảo đúng quy định pháp luật về hình thức của việc cho thuê nhà. Do đó, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định về mức phạt đối với hành vi không lập hợp đồng khi cho thuê nhà nói trên. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay, đa số người lao động và sinh viên sống tại các thành phố lớn đều phải thuê phòng trọ hoặc nhà trọ để có nơi ở. Vì thị trường nhà đất đắt đỏ, việc mua một ngôi nhà riêng là điều khó khăn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên cạnh việc ký hợp đồng thuê nhà.Bạn cũng cần nắm rõ các quy định pháp luật về việc thuê nhà trọ. Những lưu ý cần biết khi thuê phòng trọ - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Hợp đồng thuê phòng trọ Hợp đồng thuê nhà trọ - nhà ở vốn là một trong những yếu tố ràng buộc giữa đôi bên người thuê trọ và người cho thuê trọ mà khi có bất cứ vấn đề không tốt xảy ra thì “hợp đồng thuê nhà” sẽ là căn cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên, đặc biệt là người thuê nhà trọ. Vì vậy mà nếu không có hợp đồng thì mọi lời nói đều gần như chỉ là lời nói gió bay mà thôi. Việc có được bản hợp đồng sẽ giúp 2 bên dù có muốn làm gì đi nữa thì cũng cần xét chiếu theo bản hợp đồng này. Phần lớn các chủ nhà đa số là người nắm đằng chuôi khi cho thuê trọ, họ chủ động nên thường có lợi hơn khi cho thuê trọ. Người thuê trọ nhiều khi vì không hiểu rõ, không có kinh nghiệm nên có thể bị lừa, bị trở mặt khiến bản thân lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Rất nhiều trường hợp chủ nhà lật lọng những thỏa hiệp ban đầu khi mà người thuê trọ có ý muốn chuyển trọ. Chẳng hạn như chây lỳ không chịu trả tiền đặt cọc, hay vặn vẹo đủ các khoản khác nhau khi hợp đồng thuê nhà không nói rõ hoặc không có. Vậy để tránh mất quyền lợi của mình, người thuê phòng trọ hãy “xem xét kỹ càng hợp đồng thuê nhà/ thuê phòng” trước khi ký tên thỏa thuận. Trong trường hợp có nhiều người cùng thuê phòng trọ thì nên ghi đầy đủ hết tất cả thông tin người thuê vào mẫu hợp đồng để tránh những phát sinh sau này. Để bảo đảm về tính pháp lý thì những thông tin người tham gia hợp đồng phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin của các bên trong giao dịch thuê trọ (đối với cá nhân:Họ và tên, CMND/CCCD/Hộ chiếu…; đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ của tổ chức…); Mô tả đặc điểm của căn nhà trọ cho thuê, phòng trọ cho thuê (diện tích, không gian sử dụng, phòng có nội thất hay không…); Thời gian thuê trọ (thông thường hợp đồng thuê trọ thường được lập từ 6 tháng đến 1 năm thuê); Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; Cam kết của các bên về giao dịch thuê trọ; Các thỏa thuận khác (nếu có); Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê trọ; Ngày/tháng/năm giao kết hợp đồng thuê trọ; Số tiền cọc thuê trọ (số tiền này nhằm hỗ trợ bên cho thuê khi bên thuê trọ khi bên thuê trọ có hành vi phá hoại tài sản có sẵn trong phòng trọ cho thuê…); Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên. Lưu ý trường hợp là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người ký và đóng dấu của tổ chức (nếu có). 2. Quy định về việc đặt cọc khi thuê trọ Khi chấp nhận thuê phòng trọ, người thuê phải đặt cọc một số tiền nhất định cho chủ trọ. Lúc này nếu số tiền quá nhỏ và mức độ uy tín của chủ trọ cao thì bạn có thể không cần đến Hợp đồng đặt cọc thuê phòng trọ. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc như sau: Điều 328. Đặt cọc 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Theo đó, đặt cọc thuê trọ đối với người lao động và sinh viên được hiểu là việc các bạn giao cho bên chủ nhà trọ (thông thường) một khoản tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê trọ. Nhưng nếu cảm thấy không chắc chắn bạn nên làm hợp đồng đàng hoàng để tránh tình trạng bị mất cọc và rất nhiều những vấn đề rủi ro khác phát sinh. Theo đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn hay không thì bạn cần căn cứ vào thoả thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà. Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận, số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên cho thuê vì bạn không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng thuê. 3. Quy định về việc trả cọc, mất cọc thuê trọ Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc trả, mất cọc thuê trọ như sau: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: Trường hợp A thuê trọ của B và đặt cọc 1 triệu đồng thì: - Trường hợp ký kết hợp đồng: 1 triệu đồng đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trọ; - Trường hợp người thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì sẽ mất 01 triệu đồng tiền cọc; - Trường hợp người cho thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì phải trả 01 triệu đồng tiền cọc và trả 01 khoản tiền tương đương tiền cọc là 01 triệu đồng Lưu ý: Trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận. 4. Giấy tạm trú, khai báo nhân khẩu Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì các đơn vị cho thuê nhà trọ phải chịu trách nhiệm khai báo và làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho khách thuê tại cơ sở kinh doanh của mình. Điều kiện đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: Công dân đến sinh sống ngoài phạm vi đơn vị hành chính, nơi đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên. Vì mục đích công tác, học tập hoặc mục đích khác phải đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể gia hạn thêm nhiều lần. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại nơi cấm theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Vì vậy, trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về người thuê nhà, nhưng thông thường chủ nhà sẽ hỗ trợ làm thủ tục đăng ký khi cho họ thuê nhà. Chủ trọ khi đi đăng ký tạm trú cho khách trọ của mình phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau đây: Giấy CMND: Nếu không có giấy CMND thì phải có giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và trả kết quả cho người đăng kí. Nếu không không xác nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Những điều cần biết khi thuê trọ". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666