Tất cả sản phẩm

Chị Hoa (Bắc Kạn) có đặt câu hỏi về cho Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi đã kết hôn với nhau được 8 năm và có 2 đứa con. Do bất đồng quan điểm sống và chồng tôi thường xuyên say xỉn rồi về đánh tôi nên tôi không thế tiếp tục cuộc sống này được nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và xé giấy kết hôn. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Quy định về giấy đăng ký kết hôn như thế nào? Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận kết hôn nhau sau: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này” Theo đó Giấy đăng ký kết hôn hay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ thể hiện việc kết hôn giữa nam và nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân này. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ phát sinh cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng. 2. Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau: – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); – Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); – Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực); – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực); – Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình). Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhân đăng ký kết hôn nhưng nếu bạn bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Mai (Nghệ An) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu tôi ở chung với nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Hiện nay 2 chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn cá nhân và quyết định không ở chung với nhau nữa. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Ai được quyền nuôi con trong trường hợp này? Tôi cảm ơn." Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào? Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ: – Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên; – Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản? - Việc hưởng chế độ thai sản là một vấn đề quan trọng đối với những người tham gia Bảo hiểm Xã hội. Đây là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống mà nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chăm sóc gia đình. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về các điều kiện về chế độ thai sản thông qua bài viết dưới đây.  1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản Để được hưởng chế độ thai sản, người tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) phải đáp ứng hai điều kiện cụ thể theo quy định tại Điều 31 của Luật BHXH năm 2014. - Về đối tượng, chế độ này áp dụng cho: + Lao động nữ đang mang thai. + Lao động nữ đang trong giai đoạn sinh con. + Lao động nữ đang mang thai hộ cho người khác và người mẹ nhờ mang thai hộ. + Người lao động đang nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. + Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản. + Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. - Về thời gian đóng BHXH: + Người lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. + Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định, cần phải đã đóng đủ ít nhất 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. - Về trường hợp nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, nhưng vẫn đủ các điều kiện nêu trên, họ vẫn có quyền hưởng chế độ thai sản giống như những người lao động khác. 2. Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản? Khi nói đến việc hưởng chế độ thai sản và việc đăng ký kết hôn, chúng ta cần phân tích các quy định cụ thể tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để áp dụng cho từng lao động. - Đối với lao động nữ: + Như đã trình bày ở trên, điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ không liên quan đến việc đăng ký kết hôn. Thay vào đó, nó liên quan đến quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động. Do đó, pháp luật không hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con, không quan tâm đến việc họ đã đăng ký kết hôn hay chưa. + Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng - Đối với lao động nam: + Quy định về đối tượng hưởng chế độ thai sản đề cập đến "lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con". Điều này đòi hỏi việc công nhận quan hệ vợ chồng phải tuân theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Một kết quả trực tiếp của quy định này là quan hệ vợ chồng chỉ được coi là hợp pháp khi nam và nữ đã kết hôn theo quy định của pháp luật. Do đó, đối với người lao động chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng không được công nhận, và họ không được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam. + Trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Do vậy : Trong trường hợp không đăng ký kết hôn: - Đối với lao động nữ: Được hưởng chế độ thai sản. - Đối với lao động nam: Không được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trong trường hợp lao động nữ và lao động nam không đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì chỉ có lao động nữ được phép hưởng chế độ thai sản còn lao động nam thì không được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, nếu hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn thì người chồng cũng phải đảm bảo đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đang tạm giam có đăng ký kết hôn được không? Tôi và chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sống chung như vợ chồng 4 năm nay. Chúng tôi chuẩn bị đăng kí kết hôn thì anh phải chấp hành hình phạt tù. Vậy chúng tôi có đăng ký kết hôn được hay không? - M.Hiền (Nghệ An) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  1. Điều kiện kết hôn Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 9. Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Tiếp đó, theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP  thì khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt. 2. Thế nào là phạm nhân Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Một trong những nguyên tắc của thi hành án hình sự đó là: Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo... Như vậy, theo quy định của pháp luật, là phạm nhân không đồng nghĩa với việc họ bị tước hết mọi quyền mà theo từng loại tội phạm họ có thể bị tước các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân... kể cả sau khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù; không phải khi bản án hình sự có hiệu lực và quyết định thi hành án phạt tù được thi hành thì phạm nhân sẽ bị tước hết các quyền. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về việc trích xuất phạm nhân như sau: “Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định”.  Theo quy định này, phạm nhân chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định mà không được trích xuất để thực hiện việc đăng ký kết hôn. Mặt khác, Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC  ngày 17/6/2020 của  Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, cũng không quy định đối với trường hợp kết hôn với phạm nhân. Vì vậy, mặc dù không bị cấm đăng ký kết hôn nhưng người đang chấp hành hình phạt  tù không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Vợ chồng tôi đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn, vậy có bị phạt không? - Chị H.Huệ (An Giang) Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời như sau:  Về đăng ký kết hôn theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:  "1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn." Việc vợ chồng chị tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn được xem như chung sống với nhau như vợ chồng.  Như vậy, pháp luật vẫn thừa nhận việc anh chị sống chung mà không cần đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, nếu phát sinh vấn đề giữa vợ chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định về pháp luật hôn nhân gia đình.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi sắp lấy chồng bộ đội thì cần đáp ứng những điều kiện gì? - Chị T.Thy (Cần Thơ) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Thứ nhất, hai bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật  Cụ thể theo quy định Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này: +  Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Thứ hai, đáp ứng điều kiện kết hôn với bộ đội. Bạn không thuộc những trường hợp sau: - Gia đình của bạn đã có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. - Bản thân hoặc người thân là bố mẹ là người đang phải chấp hành án hình sự hoặc có tiền án theo quy định của pháp luật.  - Gia đình hoặc bản thân là người theo ton giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;  - Gia định hoặc bản thân người kết hôn với bộ đội có gốc là người Hoa (Trung Quốc) - Bạn hoặc bố mẹ bạn là người nước ngoài kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi lấy chồng người Hàn Quốc, đã kết hôn tại Hàn Quốc. Tôi được biết để được công nhận và đảm bảo được các quyền và lợi ích của chính mình cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của chồng của tôi thì cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Vậy thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam gồm những gì? - Chị M.Anh (Nghệ An) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời chị như sau: 1. Điều kiện thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam Theo Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam (tức là ghi chú kết hôn) đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài quy định như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. 2. Thủ tục ghi chú kết hôn theo pháp luật Việt Nam Tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Hộ tịch 2014, gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP - Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; - Ngoài giấy tờ trên, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân). Nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. 3. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn Theo khoản 2 Điều 35, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:  Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến - Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến được xem là một trong những dịch vụ công được nhiều người quan tâm. Với thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến, các cặp đôi có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn một cách đơn giản, tiện lợi mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp  ban hành Quyết định số 309/QĐ-BTP về việc ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến. 1. Quy trình giải quyết đăng ký kết hôn trực tuyến Bước 1: Nộp, tiếp nhận hồ sơ  - Người có yêu cầu truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống. - Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định là UBND xã hoặc UBND huyện nếu có yếu tố nước ngoài. - Người có yêu cầu cung cấp thông tin trên biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân (có mẫu kèm theo), đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định, nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sư có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác , đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ gửi thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn qua điện thoại, nêu rõ thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì gửi thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn qua điện thoại di động cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung. Trường hợp người có yêu cầu không bổ sung, hoàn thiện được thì thông báo từ chối giải quyết qua thư điện tử. Bước 3: Công chức làm công tác hộ tịch in Giấy chứng nhận kết hôn và trả kết quả cho công dân ở Bộ phận một cửa Bước 4: Hai bên nam, nữ phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để xác định đúng nhân thân, kiểm tra thông tin và ký vào sổ đăng ký kết hôn và bản chính 2. Thành phần hồ sơ  - Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân - Người có yêu cầu tải lên bản chụp các giấy tờ sau: + Giấy tờ hợp lệ để chứng minh người có yêu cầu đủ điều kiện kết hôn + Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Các thông tin có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư điền tự động thì không phải tải lên. 2.1 Nội dung biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn  I. Thông tin về bên nữ có yêu cầu giải quyết TTHC cấp Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân (1) Ảnh (trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài); (2) Họ, chữ đệm, tên; (3) Ngày, tháng, năm sinh (tách biệt riêng 03 trường thông tin ngày, tháng, năm); (4) Giới tính; (5) Dân tộc; (6) Quốc tịch; (7) Số định danh cá nhân; (8) Giấy tờ tùy thân: Loại giấy tờ sử dụng (CCCD/CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế); số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; bản chụp đính kèm; (9) Nơi cư trú (nơi thường trú/nơi tạm trú); (10) Kết hôn lần thứ mấy: (11) Tình trạng hôn nhân; (12) Yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân: □ Có □ Không (13) Nơi xác nhận tình trạng hôn nhân: II. Thông tin bên nam có yêu cầu giải quyết TTHC cấp Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân (1) Ảnh (trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài); (2) Họ, chữ đệm, tên; (3) Ngày, tháng, năm sinh (tách biệt riêng 03 trường thông tin ngày, tháng, năm); (4) Giới tính; (5) Dân tộc; (6) Quốc tịch; (7) Số định danh cá nhân; (8) Giấy tờ tùy thân: Loại giấy tờ sử dụng (CCCD/CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế); số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; bản chụp đính kèm; (9) Nơi cư trú (nơi thường trú/nơi tạm trú); (10) Kết hôn lần thứ mấy: (11) Tình trạng hôn nhân; (12) Yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân: □ Có □ Không (13) Đề nghị cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn: □ Có Số lượng bản sao yêu cầu: ... □ Không (14) Hồ sơ đính kèm theo quy định. 3. Thời hạn giải quyết  Đối với hồ sơ ĐKKH thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã: thời hạn giải quyết là 15 giờ, nếu không giải quyết được ngày thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thông tin thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về các điểm mới trong việc thực hiện đăng ký kết hôn trực tuyến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Việt Nam - Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt hoặc với người nước ngoài. Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Luật Hộ tịch 2014 Vietlawyer, xin được tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: 1. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở đâu? Khi làm giấy đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đến UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể: + Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; + Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; + Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. 2. Đăng ký kết hôn cần những gì? Khi đi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);  - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau: * Giấy tờ phải nộp: + Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; + Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp. + Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước. Trường hợp đã có thông tin tình trạng hôn nhân trong CSDLHTĐT, CSDLQGVDC thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). * Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây: - Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn); - Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó; - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. * Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. + Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú. + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). 3. Thủ tục đăng ký kết hôn Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Bước 3: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Khách hàng có nhu cầu tư vấn tiền hôn nhân thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hoặc tham khảo các dịch vụ tại đây.
Đăng Ký Kết Hôn - Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Luật Hộ tịch 2014, Vietlawyer, xin được tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn trong nước như sau: 1. Đăng ký kết hôn ở đâu? Khi làm giấy đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đến UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện không có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014. 2. Đăng ký kết hôn cần những gì? Khi đi làm giấy đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (Nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp) - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tiếp) các giấy tờ sau: * Giấy tờ phải nộp: Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban Nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn. * Giấy tờ phải xuất trình:  + Hộ chiếu hoặc CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú + Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. 3. Thủ tục đăng ký kết hôn Bước 1: Hai bên nam, nữ cùng có mặt nộp tờ khai đăng ký kết hôn và các giấy tờ như mục 2 cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Trên đây là nội dung đăng ký kết hôn đối với công dân Việt Nam với công dân Việt Nam ở tại Việt Nam. Ngoài ra, trong trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ có một số thủ tục khác. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về hôn nhân gia đình, từ đăng ký kết hôn, ly hôn, chia tài sản, giải quyết tranh chấp quyền nuôi con... có thể liên hệ ngay với Vietlawyer.vn để được tư vấn và báo giá dịch vụ.
 
hotline 0927625666