Hiện nay, có nhiều người hành nghề “ gái gọi” tự chụp ảnh nóng của mình đưa lên các trang mạng xã hội. Nhiều người lợi dụng để phát tán những hình ảnh này trên mạng xã hội. Mặc dù hành nghề “ gái gọi” nhưng bị hại đang lo sợ, xấu hổ, thậm chí cảm thấy nhục nhã trước những ánh nhìn đầy miệt thị của những người xung quanh thì đối tượng tung clip dường như vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.Vậy người tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng và bị người khác phát tán thì người đưa ảnh và người phát tán ảnh sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo đó, hành vi bán dâm và đưa phát tán ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, về hành vi bán dâm
Căn cứ Điều 25 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể về tội bán dâm như sau:
“Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Như vậy, trường hợp "hành nghề" "gái gọi" có hành vi chụp ảnh đưa lên các trang mạng xã hội do đó trường hợp của bạn có thể bị xử phạt vi phạm về hành vi bán dâm. Mức phát hành vi này có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc có thể phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thứ hai, về hành vi đưa ảnh nóng lên mạng thì người phát tán ảnh nóng có thể sẽ bị truy cứu về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi đó có họ được xem là hành vi sao chép, lưu hành những hình ảnh nóng với nội dung khiêu dâm đồ trụy, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cấu thành tội phạm.
- Khách thể của tội phạm.
Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thẩn của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
- Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội này thể hiện ở hành vi sao chép, lưu hành hình ảnh có tính chất đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp
- Hình phạt.
Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung:
Khung 1: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm quy định tại khoản 4 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn.