Câu chuyện hành chính, sách nhiễu dân của một số bộ phận cán bộ trong bộ máy Nhà nước thậm chí có các trường hợp lạm dụng chức vụ quyền lực Nhà nước và người dân phân phó để thực hiện các hành vi mang tính chất trục lợi cá nhân. Các hành vi được đánh giá là có ảnh hưởng xấu đến xã hội đã được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật. Đặc biệt trong Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng đã có cụ thể quy định về tội phạm này.
Pháp luật Hình sự có quy định cụ thể mức phạt sẽ là tù có thời hạn từ 01 đến 07 năm cho các hành vi lợi dụng hoặc vì động cơ cá nhân mà vượt quá quyền hạn của mình mà mức thiệt hại ở mức 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Căn cứ vào các hình thức tăng nặng như có thể xác định các mức phạt nặng hơn và hình phạt bổ sung:
“ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Chủ thể của tội phạm “Lạm dụng chức quyền khi thi hành công vụ” được xem là chủ thể đặc biệt trong BLHS 2015 vì không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể thực hiện được hành vi phạm tội này. Phải là chủ thể được cấp quyền lực cho phép thực hiện công vụ và từ công vụ đấy mới phát sinh các hành vi được đánh giá là vi phạm pháp luật.
Về mặt khách thể mà tội phạm, hành vi tác động lên một khoảng rất rộng bao gồm cả quyền lợi của người dân và cả thất thoát tài sản và ngân sách của Nhà nước. Hậu quả của hành vi có thể ảnh hưởng về sau vì khi những người thực hiện công vụ công việc sẽ là ứng dụng lên rất nhiều người mang tính chất cộng đồng.
Tội “Lạm dụng trong khi thi hành công vụ” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” có dấu hiệu phạm tội vô cùng giống nhau. Nhiều người không có các kiến thức sâu rộng về pháp lý sẽ rất hay nhầm lẫn các tội phạm này. Về mặt chủ thể và khách thể là hoàn toàn giống nhau, phân biệt hai tội này ở mặt khách quan của tội phạm.
Đối với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” hành vi của chủ thể không làm hoặc thực hiện là hành vi cố tình làm trái các công vụ được giao mục đích để trực lợi bất chính. Ở đây có thể nhận định trên danh nghĩa của công vụ được giao nhưng thực hiện hành vi khác (có thể vi phạm pháp luật hoặc không) trên danh nghĩa của chức vụ quyền lực được giao hoặc sử dụng làm công cụ hỗ trợ hành vi mục đích trục lợi.
Đối với tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, chủ thể vẫn thực hiện hoàn toàn các chức vụ được giao nhưng lại làm vượt quá quyền hạn của các chức trách được giao tuy không được phân công quyền lợi sẵn có. Để đánh giá mức độ lạm quyền ở mức độ như thế nào và lạm quyền mức độ ra sao cũng rất khó có thể đánh giá.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.