Tất cả sản phẩm

Ngày 30/12/2024, Bộ giáo dục và đào tạo có ra Thông tư về quy định đặt ra đối với việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Trong đó có nội dung về việc yêu cầu đăng kí kinh doanh đối với việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học. Vậy trong bài viết này Vietlawyer xin chia sẻ về nội dung này như sau:  1. Dạy thêm ngoài trường học là gì? Dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm không do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở tổ chức thực hiện.  2. Dạy thêm ngoài trường học phải đăng kí kinh doanh?  Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành vào ngày 30/12/2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2025 về việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học như sau:  Điều 6: Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường 1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này). Theo đó, việc tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn phải thực hiện việc công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở.  2. Trường hợp nào không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT - BGDĐT, có 3 trường hợp không được day thêm, tổ chức dạy thêm cụ thể: Thứ nhất, không tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Tức, không được tổ chức dạy thêm đối với các môn học chính khóa được giảng dạy theo chương trình giáo dục tiểu học trừ những môn nêu trên (ví dụ: môn Toán, Văn là không được tổ chức dạy thêm) Thứ hai, giáo viên không được dạy thêm ngoài trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công giảng dạy theo kế hoạch giáo dục tại các trường học. Ví dụ: giáo viên được phân công giảng dạy học sinh của lớp 7A1 tại trường Trung học cơ sở Đoàn Lập thì sẽ không được tổ chức dạy thêm có thu tiền với chính những học sinh trong lớp 7A1 này ngoài trường học Thứ ba, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia "quản lí, điều hành" việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia "dạy thêm" ngoài nhà trường.  Điều 4: Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm 1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. 2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. 3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
   Chị B - Hà Nam có gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer với nội dung như sau: “Mẹ tôi, tôi và em trai đang gặt lúa lúa ở cánh đồng thì đột nhiên mẹ tôi bị chóng mặt rồi ngất, thấy vậy em trai tôi liền bế mẹ tôi lên đường thì nhìn thấy xe máy đang để ở gần đường, xe không khoá. Do quá vội nên em tôi đã nổ máy với mục đích để đưa mẹ tôi vào bệnh viện cấp cứu. Chủ của chiếc xe đã thấy hành động của em tôi và báo công an. Xin hỏi Luật sư, việc em trai tôi tự ý lấy xe của người khác đưa người đi cấp cứu có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!". Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?    Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.    Thông thường người phạm tội lợi dụng sự vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để lấy tài sản trước mắt họ mà họ không có khả năng ngăn cản. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình (biết mà không thể giữ được). Các yếu tố cấu thành Về mặt chủ thể    Người phạm tội này có thể là bất kỳ ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch), có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi) và từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Về mặt khách quan    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thể hiện bởi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, không cần phải che giấu hành vi phạm tội trước mặt người đó. Người phạm tội chỉ thực hiện hành vi khi lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người khác trong quá trình quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh… Những hoàn cảnh này thường kéo dài và diễn ra một cách bất ngờ, khiến họ không thể có đủ khả năng để có thể bảo vệ tốt tài sản của mình, chỉ có thể đứng nhìn người khác lấy tài sản đi một cách công khai.    Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.     Tuy nhiên, phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan chức năng có mức xử phạt hợp lý. Về mặt khách thể    Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của người bị chiếm đoạt tài sản. Đó là quan hệ tài sản giữa tài sản với người chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản bị chiếm đoạt được pháp luật bảo vệ. Về mặt chủ quan    Lỗi của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi này. Thể hiện qua việc người phạm tội thực hiện hành vi với ý chí chủ quan, cố ý thực hiện hành vi một cách công khai, dứt khoát và quyết đoán. Mục đích của hành vi này là lợi dụng sơ suất của người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản để ngang nhiên chiếm đoạt tài sản đó trước sự chứng kiến của họ. Hình phạt    Theo quy định tại Điều 172 Luật Hình sự năm 2015, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ bị:    (i) Khung 1 (Khoản 1): Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.    (ii) Khung 2 (Khoản 2): Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hành hung để tẩu thoát; tái phạm nguy hiểm;chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.    (iii) Khung 3 (Khoản 3): Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.    (iv) Khung 4 (Khoản 4): Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tự ý lấy xe của người khác đưa người đi cấp cứu có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?    Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.    Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.    Như vậy, theo thông tin chị B cung cấp, em trai chị đã có hành vi lấy công khai lấy xe máy nhưng không có mục đích chiếm đoạt mà chỉ có mục đích đưa mẹ chị đi bệnh viện cấp cứu vì mẹ chị bị chóng mặt rồi ngất. Do đó, em trai chị không phạm tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tách thửa đất là một quy trình quan trọng trong quản lý đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất. Do vậy, việc tách thửa cần tuân thủ các quy định pháp lý chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, đồng thời tránh những tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng. Trong bối cảnh đô thị hóa, nhu cầu này của người dân ngày càng gia tăng nên cần nắm quy định về điều kiện tách thửa đất. Vì vậy, trong bài viết này, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ cụ thể về vấn đề này như sau:  1. Về diện tích tối thiểu Để tách thửa đất điều kiện đầu tiên cần đáp ứng là đủ điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đối với mỗi tỉnh thành lại có quy định cụ thể khác nhau về diện tích hạn mức áp dụng cho từng loại đất. Đây là điều kiện áp dụng đối với tất cả các tỉnh thành và các loại đất. Điều đó đồng nghĩa với việc thửa đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa. Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (bao gồm cả trường hợp hợp thửa với thửa đất liền kề). Ví dụ: Tại thành phố Hải Phòng, theo Quyết định số 31/2024/QĐ – UBND quy định tại Điều 12 về diện tích đất tối thiểu phải đáp ứng của đất trồng cây hàng năm sau khi tách thửa như sau: Khu vực Diện tích tối thiểu Các xã đã thực hiện việc dồn điền, đổi thửa  700m2/thửa Các xã còn lại 360m2/thửa Các phường, thị trấn 200m2/thửa 2. Đất không có các loại giấy chứng nhận Về nguyên tắc đất không có các Giấy chứng nhận theo điểm a khoản 1 Điều 220 Luật đất đai 2024 sẽ không đủ điều kiện tách thửa (Cụ thể: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất). Vì tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; mà theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật Đất đai 2024. 3. Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên thi hành án, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước hết thời hạn sử dụng * Đất đang có tranh chấp Tại quyết định về điều kiện tách thửa của Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành đã quy định rõ đất không có tranh chấp mới được tách thửa. Trong khi đó nhiều tỉnh, thành không quy định rõ điều kiện này. Mặc dù vậy, trên thực tế việc tách thửa thường được thực hiện chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Chính vì vậy, đất có tranh chấp sẽ không đủ điều kiện tách thửa. * Đất đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khi quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không chỉ quyền tách thửa mà quyền khác như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp cũng không thể thực hiện được (theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024). Đồng thời, khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008). 4. Đất hết thời hạn sử dụng Thời hạn sử dụng đất được chia thành hai nhóm, đất sử dụng ổn định lâu dài (như đất ở của hộ gia đình, cá nhân) và đất sử dụng có thời hạn (như đất nông nghiệp). Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… Đồng nghĩa với việc muốn tách thửa cũng cần phải còn thời hạn sử dụng đất. 5. Không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Nguyên tắc này cũng được các tỉnh, thành quy định rõ trong quyết định quy định về điều kiện được phép tách thửa. Theo đó, nhiều tỉnh, thành quy định rõ muốn tách thửa phải phù hợp với mục đích sử dụng đất. 6. Đất đã có thông báo thu hồi Khoản 1 Điều 85 Luật Đất đai 2024 quy định trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải gửi văn bản thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) biết: - Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp. - Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm: lý do thu hồi đất; diện tích, vị trí khu đất thu hồi; tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; kế hoạch di dời người dân khỏi khu vực thu hồi đất; kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
   Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, dịch vụ cho thuê, cho thuê khoán tài sản ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định mà không phải bỏ ra chi phí lớn để mua lại tài sản đó. Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định như thế nào về hợp đồng thuê khoán tài sản?  Công ty Luật VietLawyer  xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?    Theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”    Như vậy, hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận của bên cho thuê tài sản và bên thuê mà bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên cho thuê. Ví dụ như: Cá nhân thuê xe đi du lịch; Công ty thuê nhà/ đất làm văn phòng, cửa hàng; Doanh nghiệp thuê cây cảnh trang trí sự kiện;.... Đặc điểm của hợp đồng thuê khoán    * Đối tượng:    Điều 484 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”    Đối tượng của hợp đồng thuê khoán rất đa dạng nhưng đảm bảo không bị pháp luật cấm. Việc khai thác công dụng của vật cho thuê không gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và không bị pháp luật cấm.    * Giá cả và thời hạn trong hợp đồng thuê khoán:    Theo Điều 486 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giá thuê khoán:  “Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.”    Giá thuê khoán là khoản tiền mà bên thuê khoán phải ttả cho bên cho thuê khoán. Giá thuê khoán do các bên thoả thuận. Nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá xác định khi đấu thầu. Phương thức trả tiền thuê do các bên thoả thuận.    Theo Điều 485 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:  “Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.”    Tuỳ thuộc vào giá trị sử dụng của vật thuê khoán mà các bên thỏa thuận về thời hạn thuê, nhưng thời hạn thuê khoán không thể thấp hơn một chu kỳ khai thác thông thường vật thuê khoán và còn phụ thuộc vào những vật chất khác mà người thuê khoán dùng để khai thác công dụng của vật thuê.    * Hình thức:    Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể hình thức của Hợp đồng thuê khoán. Theo tinh thần của luật các bên có thể tự lựa chọn hình thức giao kết. Tùy từng đối tượng cụ thể và trong những trường hợp nhất định mà pháp luật sẽ quy định hình thức của hợp đồng.    Hợp đồng thuê khoán phải có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định. Với đối tượng thuê khoán là bất động sản, là loại tài sản chịu sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước, pháp luật có quy định phải công chứng, chứng thực nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác tài sản thuê khoán sai mục đích sử dụng mà pháp luật đã quy định. Quyền và nghĩa vụ của các bên    * Đối với bên cho thuê khoán:    - Quyền bên cho thuê khoán    + Yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.    + Yêu cầu bên thuê khai thác tài sản thuê khoán theo đúng công dụng, mục đích như đã thỏa thuận.    + Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê làm mất tài sản hoặc làm giảm sút giá trị quá mức khấu hao tài sản.    + Bên cho thuê khoán có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng trong những trường hợp sau:    (1) Nếu bên thuê khoán vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, dựa trên căn cứ đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên cho thuê đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên thuê với một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.    (2) Nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán không phải là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán.    - Nghĩa vụ bên cho thuê khoán    + Giao tài sản cho thuê đúng thời hạn, đúng tình trạng đã thoả thuận.    + Nếu cho thuê gia súc, trường hợp gia súc bị chết do trở ngại khách quan thì bên cho thuê khoán phải chịu một nửa số thiệt hại đó.    + Đảm bảo quyền sử dụng cho bên thuê khoán    + Nhận tài sản khi hết hạn hợp đồng.    * Đối với bên thuê khoán:    - Quyền của bên thuê khoán    + Yêu cầu bên cho thuê giao đúng tài sản thuê khoán đã thỏa thuận    + Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê khoán trong thời hạn thuê.    + Yêu cầu giảm, hoặc miễn tiền thuê khoán nếu hơi lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng.    + Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.    + Yêu cầu bên cho thanh toán cho mình những chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản theo thỏa thuận.    - Nghĩa vụ của bên thuê khoán    + Phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích ban đầu mà các bên thỏa thuận và phải báo cáo với bên cho thuê khoán biết về tình trạng tài sản và tình trạng khai thác tài sản định kỳ.    + Bên thuê khoán có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê, bảo dưỡng tài sản thuê bằng chi phí của mình.    + Người thuê khoán không được cho thuê khoán lại nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê.    + Trả tiền thuê khoán đầy đủ và đúng phương thức, kể cả trong những trường hợp không khai thác được công dụng của tài sản thuê khoán.    + Khi chấm dứt hợp đồng, bên thuê khoán phải trả tài sản thuê khoán đúng thời gian, địa điểm như đã thỏa thuận. Nếu bên thuê khoán làm hư hỏng, hao mòn quá mức tài sản thuê theo thoả thuận thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê.    + Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ, bên thuê khoán phải trả lại tài sản. Nếu bên thuê đã đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật vào tài sản thuê khoán thì có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán những khoản chi phí đó. Ngược lại, bên thuê khoán vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên cho thuê thì phải bồi thường thiệt hại đó. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán    Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.    Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.        
Lắp camera quay lén người khác có thể hiểu là hành vi sử dụng thiết bị là camera để ghi hình và lưu giữ hình ảnh của người khác mà không được người đó cho phép. Đặc biệt, nhiều trường hợp, lắp camera để quay lén các hình ảnh nhạy cảm, riêng tư của người khác nhằm đe dọa, bôi nhọ danh dự, nhâm phẩm của người khác. Do đó, lắp camera quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong bài viết này,  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ cụ thể về vấn đề này như sau:  1. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; Do đó, với trường hợp lắp camera quay lén là hành vi thu thập thông tin cá nhân của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ. 2. Chịu trách nhiệm hình sự Tùy vào hành vi, mức độ cũng như mục đích của việc lắp camera quay lén người khác, người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt sau đây: Thứ nhất, trong trường hợp lắp camera quay lén người khác để xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì vi phạm vào “Tội làm nhục người khác” được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Và tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại sẽ có khung hình phạt tương ứng. Thứ hai, nếu quay lén người khác nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén có nội dung nhạy cảm, vi phạm vào “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015. 3. Phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, mỗi cá nhân được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do đó, nếu hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm, người bị hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại bởi cá nhân có quyền với hình ảnh của mình. Do đó, khi có người thực hiện hành vi quay lén nười khác, người bị hại có quyền yêu cầu người thực hiện hành vi xâm phạm uy tín, danh dự… của người khác phải công khai xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại. Vậy, khi có hành vi lắp camera quay lén người khác thì người đó có thể bị chịu trách nhiệm hình sự như đã trình bày phía trên.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
   Anh L - Nam Định có gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer với nội dung như sau: “Tôi quê ở Nam Định, đợt trước có làm việc tại một công ty ở Hà Nội. Tôi có đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ. Hiện tại, vì nhiều lí do nên tôi đã xin nghỉ việc ở công ty để về quê. Tôi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp ở quê. Xin hỏi Luật sư, nơi nhận trợ cấp thất nghiệp có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!". Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Bảo hiểm thất nghiệp    Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013:    “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”    Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp gồm có 04 chế độ tại Điều 42 Luật Việc làm năm 2013. Cụ thể là: “1, Trợ cấp thất nghiệp. 2, Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 3, Hỗ trợ Học nghề. 4, Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.” Trợ cấp thất nghiệp và điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp    Trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 quyền lợi mà người lao động được nhận khi tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là khoản tiền trợ cấp được trích từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để chi trả cho người lao động bị mất việc làm căn cứ vào quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước đó.    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:    1, Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp:    - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.    - Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.    2, Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn (Điểm a,b Khoản 1 Điều 43);    3, Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (Điểm c Khoản 1 Điều 43).     Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2021 hợp đồng mùa vụ đã bị bãi bỏ và chỉ còn 2 loại hợp đồng được ghi nhận là hợp đồng xác định và không xác định thời hạn (Điều 20 Bộ Luật lao động năm 2019);    4, Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.    5, Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ 06 trường hợp sau:    - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.    - Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.    - Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.    - Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù.    - Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm thất nghiệp?    Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) về thời hạn và nơi nhận hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì:    - Người lao động chưa có việc làm, mong muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (trong thời hạn 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc).    - Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ nếu:    + Đang ốm đau, thai sản    + Bị tai nạn    + Gặp dịch bệnh, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, sóng thần, địch họa    - Nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc.    Như vậy, theo thông tin anh L chia sẻ, nơi nhận trợ cấp thất nghiệp không bắt buộc là nơi anh đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi anh L đã nghỉ việc, muốn nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương thì trong thời hạn 03 tháng từ ngày nghỉ việc, anh L phải nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Hiện nay, khi văn hóa mở cửa - hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng, ngôn ngữ giao tiếp cũng theo đó du nhập vào thị trường Việt Nam. Tiếng Anh chính là một trong những ngôn ngữ mang theo bản sắc văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới du nhập vào thị trường nước nhà. Tiếng Anh trải dài trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả pháp lý. Vậy những từ ngữ thông dụng khi sử dụng tiếng anh liên quan đến lĩnh vực pháp lý là gì? Công ty Luật Vietlawyer xin chia sẻ vấn đề này qua bài viết dưới đây. Actus reus /ˌaktəs ˈrēəs/: Khách quan của tội phạm  Arraignment /əˈreɪn.mənt/: Sự luận tội  Arrest /əˈrest/: bắt giữ  Accountable /əˈkaʊn.tə.bəl/: Có trách nhiệm  Accredited /əˈkred.ɪt/: ủy quyền, ủy nhiệm, ủy thác, bổ nhiệm  Acquit /əˈkwɪt/: xử trắng án, tuyên bố vô tội  Affidavit /ˌæf.əˈdeɪ.vɪt/: Bản khai  Argument /ˈɑːɡ.jə.mənt/: Sự lập luận, lý lẽ  Attorney /əˈtɜː.ni/: Luật Sư (= lawyer, barrister; advocate)  Argument for /ˈɑːgjʊmənt/: Lý lẽ tán thành  Act and deed /ækt_ænd_diːd/: văn bản chính thức (có đóng dấu)  Act as amended  /ækt_æz_əˈmend/: luật sửa đổi  Act of god  /ækt_əv_ɡɒd/: thiên tai, trường hợp bất khả kháng  Adversarial process /ˌæd.vəˈseə.ri.əl_ˈprəʊ.ses/: Quá trình tranh tụng  Alternative dispute resolution /ɒlˈtɜː.nə.tɪv_dɪˈspjuːt_ˌrez.əˈluː.ʃən/: Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác  Appellate jurisdiction  /əˈpel.ət_ˌdʒʊə.rɪsˈdɪk.ʃən/: Thẩm quyền phúc thẩm  Bail /beɪl/: Tiền bảo lãnh  Bench trial /bentʃ_traɪəl/: Phiên xét xử bởi thẩm phán  Bill of attainder /beɪl_əv_əˈtāndər/: Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản  Be convicted of /bi_kənˈvɪk.tɪd-e: Bị kết tội  Bring into account /brɪŋ_ˈɪn.tu_əˈkaʊnt/: Truy cứu trách nhiệm Commit /kəˈmɪt/: Phạm tội  Crime /kraɪm/: Tội phạm  Client /ˈklaɪ.ənt/: Thân chủ  Civil law /ˌsɪv.əl_ˈlɔː/: Luật dân sự  Class action /ˌklɑːs ˈæk.ʃən/: Vụ khởi kiện tập thể  Collegial courts /kəˈliː.dʒi.əl_kɔːt/: Tòa cấp cao  Common law  /ˈkɒm.ən_ˈlɔ/: Thông luật  Concurrent jurisdiction /kənˈkʌr.ənt ˌdʒʊə.rɪsˈdɪk.ʃən/: Thẩm quyền tài phán đồng thời  Concurring opinion //kənˈkɜːrɪŋ/_əˈpɪn.jən//: Ý kiến đồng thời  Corpus juris /ˈkɔː.pər.ə_ˈi̯uː.ris/: Luật đoàn thể  Court of appeals /kɔːt_əv_əˈpiːl/: Tòa phúc thẩm  Criminal law /ˈkrɪm.ɪ.nəl/: Luật hình sự  Certificate of correctness /səˈtɪf.ɪ.kət_əv_kəˈrekt.nəs/: Bản chứng thực  Class action lawsuits /klɑːs_æk.ʃən_ˈlɔː.suːt/: Các vụ kiện thay mặt tập thể   Conduct a case /kənˈdʌkt_eɪ_keɪs/: Tiến hành xét xử  Congress /ˈkɒŋ.ɡres/: Quốc hội  Constitutional rights /ˌkɒn.stɪˈtʃuː.ʃən.əl/: Quyền hiến định   Damages /ˈdæm·ɪ·dʒɪz/: Khoản đền bù thiệt hại  Defendant /dɪˈfen.dənt/: Bị cáo.  Deal (with) /diːl/: Giải quyết, xử lý.  Dispute /dɪˈspjuːt/: Tranh chấp, tranh luận  Declaratory judgment /dəˈklerəˌtôrē_ˈdʒʌdʒ.mənt//: Án văn tuyên nhận  Deposition /ˌdep.əˈzɪʃ.ən/: Lời khai  Dissenting opinion /dɪˈsen.tɪŋ_əˈpɪn.jən/: Ý kiến phản đối  Decline to state /dɪˈklaɪn_tu_steɪt/ː Từ chối khai  Delegate /ˈdel.ɪ.ɡət/: Đại biểu  Democratic /ˌdem.əˈkræt.ɪk/: Dân Chủ  Designates /ˈdez.ɪɡ.neɪt/: Phân công  Felony /ˈfɛləni/: Trọng tội  Fine /faɪn/: Phạt tiền  Financial Systems Consultant /faɪˈnænʃəl_ˈsɪstɪmz_kənˈsʌltənt/: Tư vấn tài chính  Fiscal Impact /ˈfɪskəl/: Ảnh hưởng đến ngân sách công  Forfeitures /ˈfɔːfɪʧəz/: Phạt nói chung  Free from intimidation /ɪnˌtɪmɪˈdeɪʃən/: Không bị đe doạ, tự nguyện.  Grand jury /grænd_ˈʤʊəri/: Bồi thẩm đoàn  General Election /ˈʤɛnərəl_ɪˈlɛkʃən/: Tổng Tuyển Cử  General obligation bonds /ˈʤɛnərəl_ˌɒblɪˈgeɪʃən_bɒndz/: Công trái trách nhiệm chung  Government bodies /ˈgʌvnmənt_ˈbɒdiz/: Cơ quan công quyền     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một loại hợp đồng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích một cách hợp pháp và tối đa của các chủ thể có liên quan. Vậy Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?  Công ty Luật VietLawyer  xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?    - Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức (gọi là bên sử dụng) sử dụng một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan trong một thời hạn nhất định. Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan    - Căn cứ vào năng lực sử dụng quyền có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng độc quyền và hợp đồng sử dụng không độc quyền:    + Hợp đồng sử dụng độc quyền: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao và ngay cả chủ sở hữu cũng không có quyền sử dụng các quyền năng đó trong thời hạn chuyển giao.    + Hợp đồng sử dụng không độc quyền: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà các bên có thoả thuận sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng vẫn có quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền sử dụng các quyền năng đó cho các chủ thể khác.    - Căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng một lần và hợp đồng sử dụng nhiều lần:    + Hợp đồng sử dụng một lần: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền năng đã được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt (mặc dù thời hạn sử dụng có thể vẫn còn).    + Hợp đồng sử dụng nhiều lần: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó thì bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã được chuyển giao nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Số lần sử dụng các bên có thể ấn định hoặc tuỳ thuộc vào ý chí của bên sử dụng theo thoả thuận giữa các bên. Hợp đồng này tạo điều kiện thuận lợi cho bên sử dụng có thể sử dụng nhiều lần mà không cần phải xin phép hoặc ký kết hợp đồng lại với bên chuyển giao.    - Căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định hoặc không xác định:    + Hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thoả thuận về thời hạn sử dụng và bên sử dụng chỉ được sử dụng các quyền năng đã chuyển giao trong khoảng thời gian đó.    + Hợp đồng sử dụng có thời hạn không xác định: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thoả thuận về thời hạn sử dụng là không xác định. Trong trường hợp này, bên sử dụng sẽ được sử dụng các quyền đã chuyển giao cho đến hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan do pháp luật quy định.    Ngoài ra, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể được phân loại thành hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, hợp đồng một người sử dụng hoặc nhiều người sử dụng… Đặc điểm của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan    * Chủ thể:    - Bên chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:    Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ thì bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ thể khác, họ vẫn là chủ sở hữu của các quyền này và vẫn có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng hoặc chuyển nhượng các quyền đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.    Ngoài ra, bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có thể không phải là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Họ có thể là người được chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan nhưng theo thoả thuận với chủ sở hữu họ có quyền chuyển giao lại quyền sử dụng này cho người khác.    Trong trường hợp bên chuyển giao là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm,... phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm,... có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu khác.    - Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:    Bên sử dụng có thể là cá nhân, tổ chức thông qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành sử dụng các quyền được bên kia chuyên giao. Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.    * Hình thức:     Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ quy định hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản.    * Đối tượng:    Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Khoản 3 Điều 19, Điều 20, Khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ.    Như vậy, đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao gồm quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn, quyền tài sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức phát sóng.    * Nội dung:     Theo quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung chủ yếu sau:    - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;    - Căn cứ chuyển quyền;    - Giá, phương thức thanh toán;    - Quyền và nghĩa vụ của các bên;    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.    Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận về các nội dung khác như phạm vi, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng, sửa đổi, huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm, mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng. Thời hạn sử dụng    Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có mối liên quan mật thiết với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả, quyền liên quan là loại quyền có thời hạn bảo hộ (trừ những quyền nhân thân gắn liền với tác giả). Thời hạn của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mặc dù do các bên thoả thuận nhưng phải trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc sử dụng trẻ em làm công cụ lao động khá phổ biến. Pháp luật Việt Nam đã quy định những nguyên tắc khi sử dụng lao động để bảo vệ trẻ em tránh trường hợp trẻ em bị lạm dụng sức lao động từ chính người sử dụng lao động. Vậy khi sử dụng lao động là trẻ em pháp luật đã có quy định như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.  1. Lao động trẻ em      Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định như sau: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”      Như vậy, sử dụng lao động trẻ em là việc người sử dụng lao động thuê người lao động chưa đủ 16 tuổi làm việc. 2. Nguyên tắc khi sử dụng lao động là trẻ em      Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động năm 2019 thì khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:      - Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. Bởi vì trẻ em chưa có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên người đại diện theo pháp luật sẽ nhân danh để ký kết hợp đồng lao động.      - Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;      - Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng. Điều này cho thấy pháp luật rất quan tâm đến sức khỏe của trẻ em, trẻ em muốn làm việc thì phải có đủ sức khỏe phù hợp với công việc đó.       - Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.      Điều cần lưu ý đối với người sử dụng lao động khi tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc phải thông báo bằng văn bản về Sở LĐ-TBXH cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc. Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở LĐ-TBXH.      - Thời gian làm việc cho lao động là trẻ em:      Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật lao động năm 2019 thì thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 3. Xử phạt vi phạm về sử dụng lao động là trẻ em 3.1. Xử phạt hành chính do vi phạm về sử dụng lao động là trẻ em      Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (đã sửa đổi bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thi khi người sử dụng lao động vi phạm đối với lao động là trẻ em thì sẽ bị xử lý như sau:      - Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.      - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:      +) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;       +) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;      +) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.      - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:      +) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;      +) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại: Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động. 3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em      - Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.      - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:      +) Phạm tội nhiều lần;      +) Đối với nhiều trẻ em;      +) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.      - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
      Ngày nay, khi phương tiện điện tử ngày càng phát triển việc mọi người dần chuyển qua việc trao đổi công việc và thông tin hàng ngày trên các ứng dụng tin nhắn càng trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng. Từ đó, kèm theo những tranh chấp có thể xảy ra trong những quá trình này. Vậy câu hỏi đặt ra là ảnh chụp màn hình tin nhắn có được coi là chứng cứ sử dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án không? Trong bài viết này, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về nội dung này như sau:          Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Vậy để được coi là chứng cứ hợp pháp thì cần đáp ứng 3 điều kiện sau: (1) có thật; (2) khách quan; (3) được thu thập theo trình tự pháp luật quy định.          Căn cứ Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:  Điều 94. Nguồn chứng cứ Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. …. Như vậy, các chứng cứ có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập trong quá trình tố tụng thuộc các nguồn trên thì được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự. Bên cạnh đó, theo Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005, ảnh chụp màn hình được xem là một dạng dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, để được xem là chứng cứ hợp pháp thì tài liệu này phải được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm. Do đó, ảnh chụp màn hình tin nhắn sẽ được coi là chứng cứ hợp pháp trong vụ việc dân sự nếu đáp ứng được 3 điều kiện: (1) tin nhắn trong ảnh chụp màn hình là đúng sự thật; (2) khách quan; (3) người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
   Hiện nay, nhu cầu thành lập các doanh nghiệp, công ty đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong số đó không thể không kể đến việc góp vốn vào các công ty cổ cổ phần. Vậy Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như thế nào về Điều kiện, thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Góp vốn là gì?    Theo quy định tại Điểm 14 Khoản 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. 2. Điều kiện góp vốn vào công ty cổ phần 2.1. Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn phải là các tài sản sau đây: “1, Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”    Như vậy, vốn góp phải là tài sản được liệt kê theo quy định trên hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Do đó, việc góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được coi là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.   2.2. Về chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần     Căn cứ theo Khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chủ thể góp vốn: “Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”    Về nguyên tắc thì mọi chủ thể sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng hợp pháp thì đều có quyền góp vốn trừ các trường hợp bị cấm. Theo Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có hai đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần là: “ a, Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b, Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”    Theo quy định trên, thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ở đây là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người trong cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị. 3. Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần    Từ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, để làm thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty, bạn phải thực hiện các thủ tục như sau:    + Định giá tài sản.    + Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.    + Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản.    + Cấp giấy chứng nhận.    Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Cụ thể: “1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.”    - Góp vốn từ nhận chuyển nhượng cổ phần:    Để trở thành cổ đông của công ty, bạn cũng có thể nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 1 thành viên là cổ đông của công ty. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ không ghi trong giấy phép kinh doanh mà thủ tục này sẽ do các bên thỏa thuận theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, việc thay đổi về tỷ lệ cổ phần và thay đổi về cổ đông nếu có phải được thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ bao gồm:    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;    + Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;    + Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.    Theo Điều 31 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Riêng nếu có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty thì công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày.    - Góp vốn từ mua cổ phần được chào bán:    Theo Điều 123 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng và cổ đông hiện hữu để huy động thêm vốn. Ngoài ra, các cổ đông hiện hữu của công ty có thể chuyển nhượng cổ phần của mình. Vì vậy, để trở thành cổ đông của công ty, cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Bí mật kinh doanh là tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào sự thành công và tăng trưởng bền vững. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc bảo vệ bí mật kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Vậy các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Bí mật kinh doanh là gì?    Tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy đinh: “ Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”    Như vậy, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. 2. Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh    Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó”    - Bí mật kinh doanh hợp pháp: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác định trên cơ sở của thông tin được bảo vệ theo quy định pháp lý và thuộc phạm vi bí mật kinh doanh theo khoản 23 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Điều này ám chỉ rằng thông tin phải là một phần của hoạt động kinh doanh hợp pháp và chưa được tiết lộ công khai.    - Bảo mật thông tin: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh yêu cầu việc thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ thông tin này khỏi việc tiết lộ không được phép hoặc sử dụng một cách trái pháp luật. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các chính sách bảo mật nội bộ, quản lý truy cập thông tin và kỹ thuật mã hóa dữ liệu.    - Chứng minh hợp pháp: Để thiết lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, người sở hữu phải có khả năng chứng minh rằng thông tin đó thực sự là bí mật kinh doanh và đã được bảo mật một cách hợp pháp. Điều này có thể bao gồm việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu hoặc chứng cứ khác chứng minh việc bảo mật thông tin.    -  Tuân thủ pháp luật: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng liên quan đến việc tuân thủ các quy định và điều kiện được đề ra trong luật pháp liên quan. Điều này bao gồm việc thực hiện các yêu cầu về đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. 3. Các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?         Theo quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:    - Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;    - Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;    - Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;    - Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;    - Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;    - Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 4. Điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ    Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:   " 1, Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;    2, Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;    3, Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được."    - Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được: Điều này ám chỉ rằng thông tin được xem xét là bí mật kinh doanh khi nó không phải là thông tin mà mọi người đều biết và có thể dễ dàng tiếp cận. Điều này cần phải được xác định theo bản chất độc đáo và độc quyền của thông tin đó.    - Tạo lợi thế kinh doanh: Thông tin khi được sử dụng trong kinh doanh phải mang lại lợi thế cho người nắm giữ bí mật kinh doanh so với những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Điều này đặc biệt quan trọng vì bí mật kinh doanh thường được coi là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.    - Bảo mật cần thiết: Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được bởi những người không có quyền truy cập. Điều này bao gồm việc thiết lập các chính sách và quy trình bảo mật, quản lý truy cập và mã hóa thông tin.    Lưu ý rằng theo quy định tại Điều 85 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có một số loại thông tin không được xem là bí mật kinh doanh và không được bảo hộ. Cụ thể:    - Bí mật về nhân thân: Bao gồm thông tin cá nhân và riêng tư của cá nhân.    - Bí mật về quản lý nhà nước: Liên quan đến các thông tin quản lý của các cơ quan, tổ chức nhà nước.    - Bí mật về quốc phòng, an ninh: Bao gồm thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.    - Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh: Các loại thông tin không có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc
 
hotline 0927625666