Tất cả sản phẩm

Hợp đồng M&A là gì ? - Trong sản xuất kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp thường liên kết với nhau tạo ra tiềm lực cạnh tranh nhằm nâng cao lợi nhuận. Các liên kết này thường được thực hiện bằng hợp đồng M&A, cách thức là các doanh nghiệp bắt tay với nhau tạo nên một thực thể mới. Các mối cộng sinh này tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tạo nên một pháp nhân lớn mạnh hơn so với các pháp nhân khác tồn tại cùng ngành, dễ dàng thâu tóm miếng bánh thị trường. Dưới đây, công ty Luật Vietlawyer xin giới thiệu cho người đọc về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng M&A  Hợp đồng M&A được định nghĩa là hợp đồng bao gồm chuyển nhượng có chủ ý quyền kiểm soát và quyền sở hữu của các doanh nghiệp được tổ chức trong một hoặc nhiều doanh nghiệp. Hợp đồng M&A bao gồm sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions). Sáp nhập mô tả hai doanh nghiệp hợp nhất, trong đó một trong hai doanh nghiệp không còn tồn tại. Mua lại mô tả một doanh nghiệp có được phần lớn cổ phần của công ty được mua lại. Doanh nghiệp được mua lại vẫn giữ nguyên tên và cấu trúc pháp lý của mình. Dựa trên hai hoạt động chủ yếu trên có thể chia hợp đồng M&A thành các hình thức sau: Sáp nhập doanh nghiệp: hai công ty hợp nhất và một trong hai không còn tồn tại. Mua lại doanh nghiệp: Một công ty mua lại đa số cổ phần của công ty được mua lại, công ty vẫn được giữ nguyên tên và cấu trúc pháp lý. Hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất dẫn đến việc hình thành công ty hoàn toàn mới, các cổ đông của cả hai công ty chấp nhận việc hợp nhất và nhận cổ phần của công ty mới. Mời thầu doanh nghiệp: một doanh nghiệp mua lại chào mua công khai, liên hệ trực tiếp với các cổ đông của một công ty và đề nghị mua một số lượng cổ phiếu của họ. Mua lại tài sản doanh nghiệp: Một doanh nghiệp mua lại tài sản của một doanh nghiệp khác. Mua lại Hội đồng quản trị: Một doanh nghiệp mua lại quản lý lãnh đạo của một doanh nghiệp khác. Nếu dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong hợp đồng M&A có thể chia thành 4 loại : Hợp đồng cùng ngành (quan hệ ngang): Diễn ra đối với các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ dòng sản phẩm thị trường. Hợp đồng quan hệ dọc: Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Hợp đồng mở rộng thị trường: Diễn ra đối với các doanh nghiệp cùng bán một loại sản phẩm nhưng ở các thị trường khác nhau. Hợp đồng mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với các doanh nghiệp bán những sản phẩm khác nhau nhưng cùng chung một thị trường. Hợp đồng mở rộng kiểu tập đoàn: Diễn ra khi các doanh nghiệp không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đa ngành đa nghề. Có rất nhiều lý do thương vụ M&A được xác lập như hợp lực giúp tăng khả năng hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh; tăng thị phần bằng cách mua lại doanh nghiệp theo một mức giá nhất định; tăng sức mạnh định giá chuỗi cung ứng và loại bỏ cạnh tranh trong tương lai và giành được thị phần lớn hơn.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng M&A. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Food Reviewer, hot Tiktoker và câu chuyện “đạp đổ chén cơm” của các quán ăn? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Khái niệm Food Reviewer, hot Tiktoker? Food reviewer (người đánh giá món ăn - PV) còn được biết đến là những người chia sẻ những trải nghiệm ẩm thực, đánh giá về món ăn, thức uống, quán xá trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Mạng xã hội càng phát triển, nghề food reviewer càng trở nên phổ biến và được nhiều người theo đuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. Điều này dẫn đến hiện tượng "lạm phát" nghề reviewer ẩm thực trên các nền tảng mạng xã hội. Tiktoker là gì? Giải thích đơn giản nhất có thể nói Tiktoker là những người sử dụng Tiktok. Nền tảng mạng xã hội đang rất phổ biến và phát triển rất nhanh hiện nay. Tuy nhiên, không phải những người sử dụng Tiktok chỉ để xem nội dung thì đều được gọi là Tiktoker. Tiktoker được dùng để chỉ những người sử dụng Tiktok và thường xuyên sáng tạo nội dung về một chủ đề nào đó. Nó được kết hợp giữa hai từ “Tiktok” và “User” (người dùng). 2.Tiktoker review "dìm hàng" các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Hiện nay, trên mạng xã hội đang nổi lên các tiktoker chuyên đến các quán ăn để review. Hành vi này đã gây ra những ý kiến trái chiều. Có người phản đối vì tùy khẩu vị mỗi người nên không thể chỉ dựa theo khẩu vị của các tiktoker mà đánh giá chất lượng các món ăn. Cũng có nhiều người đồng tình vì nhờ thế khách hàng có thể lựa chọn nơi phục vụ tốt nhất. Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào cấm các hành vi đánh giá hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Bởi đây là quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Các TikToker cũng là khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Căn cứ khoản 4 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng: “4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.” Đồng thời, người tiêu dùng cũng có nghĩa vụ thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Do đó, việc đi review các quán ăn không phải là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu cố tình review sai sự thật, gây thiệt hại cho các chủ nhà hàng, quán ăn thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. 3. Tiktoker cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào? Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: “…d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;” Hành vi cố tình review sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Điều 99: Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 99. Điều 100: Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 100. Điều 101: Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101. Điều 102: Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, tùy vào mức độ, việc review sai sự thật sẽ bị xử lý với các mức phạt tương ứng như trên. 4. Các quán ăn đồng loạt treo ảnh các tiktoker với dòng chữ "không tiếp người trong hình" liệu có vi phạm pháp luật? Hiện nay, việc các chủ quán từ chối và không tiếp các khách này là quyền của họ. Không có quy định nào cấm các quán ăn không được từ chối khách. Tuy nhiên, việc treo hoặc dán hình ảnh của người khác là đang vi phạm đến quyền hình ảnh. Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình, và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Vì vậy nên việc sử dụng hình ảnh của các reviewer, tiktoker dán ở cửa hàng của mình, đặc biệt là sử dụng vào mục đích hơi tiêu cực như cấm người đó đến quán mình ăn khi không được sự chấp thuận của người đó là không phù hợp với quy định của BLDS. Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer thì chủ các cửa hàng quán ăn cũng không nên làm như vậy. Việc các chủ cửa hàng không muốn phục vụ một số cá nhân thì đó cũng là quyền của chủ cửa hàng, tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến các hiệu ứng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cửa hàng của mình. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc sự việc đang nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Có 02 tiền án được đặc xá hay không? "Được biết vào những dịp lễ như 30/4 - 1/5, 2/9 đều được đặc xá nhưng chồng tôi có 02 tiền án vậy anh ấy có được đặc xác không?" - (Chị T.Huyền - Vĩnh Long) Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  1. Điều kiện đặc xá theo quy định pháp luật Theo khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 có quy định về điều kiện được đề nghị đặc xá. Theo đó, tùy thuộc vào việc Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện dịp lễ 30/4 - 1/5, 2/9 thì người đang chấp hành hình phạt tù có thể được đề nghị đặc xá vào dịp lễ 30/4 - 1/5, 2/9 khi có đủ các điểu kiện sau: "- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; - Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; - Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; - Đã thi hành xong nghĩa vụ đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá: + Trả lại tài sản; + Bồi thường thiệt hại; + Nghĩa vụ dân sự khác; - Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; - Không thuộc một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá." 2. Các trường hợp không được đề nghị đặc xá Theo Điều 12 Luật Đặc xá 2018, Người có đủ điều kiện được đặc xá nhưng không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: "1. Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự; 2. Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự; 3. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác; 4. Trước đó đã được đặc xá; 5. Có từ 02 tiền án trở lên; 6. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định." Như vậy, chồng bạn dù có đủ điều kiện được đặc xá nhưng không được đề nghị đặc xá vì có 02 tiền án.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến không hồi kết - Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang phải vật lộn để chống lại hàng giả. Không thể phủ nhận sử chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người tiêu dùng và năng lực xử lý của cơ quan chức năng trước nạn hàng giả, hàng nhái. 1. Thực trạng hàng giả hàng nhái tại Việt Nam Theo thống kê lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lực lượng QLTT trên cả nước đã phát hiện, xử lý 138.374 vụ việc liên quan đến hàng giả (giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, do hàng giả đã ăn sâu và len lỏi vào mọi ngóc ngách của thị trường nên cuộc chiến chống hàng giả dường như là bất tận. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng khiến hàng giả, hàng nhái lan tràn nhanh chóng và khó kiểm soát hơn. ICC đã ước tính rằng giá trị của hàng giả trên toàn thế giới sẽ vượt quá 2 tỷ USD trong tương lai, tương đương với 3% GDP toàn cầu. Việt Nam, một thị trường béo bở cho những kẻ làm hàng giả, chắc chắn sẽ có tên trong danh sách. Trong số các ngành hàng, mỹ phẩm và dược phẩm là hai trong số những ngành hàng thường có số lượng và chủng loại hàng giả cao nhất trên thị trường. Đáng nói hơn, đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về sức khỏe, thậm chí tử vong do sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm giả. 2. Phân loại hàng giả Theo luật hiện hành, có ba loại hàng giả: (1) Loại thứ nhất: Hàng hóa bị làm giả về giá trị, công dụng hoặc các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật tạo nên công dụng chính của hàng hóa không đạt yêu cầu (dưới 70%); (2) Loại thứ hai: Hàng hóa có nhãn, bao bì ghi thông tin gian dối nhằm đánh lừa người tiêu dùng về các nội dung: nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phố hàng hóa; số đăng ký, số công bố, số mã vạch, xuất xử hàng hóa hoặc nới sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; (3) Loại thứ ba: Nhãn mác, bao bì giả. Điều này có nghĩa là bản thân các nhãn và bao bi là hàng giả. Trong trường hơp này thông tin ghi trên nhãn, bao bì có thể đúng nhưng không phải do tổ chức có quyền đối với hàng hóa in ra. So với loại thứ hai, việc nhận biết nhãn mác, bao bì giả khó khăn hơn do kỹ thuật, công cụ làm giả ngày càng tinh vi.  Trên thực tế, khi tiến hành kiểm tra các mặt hàng nghi ngờ là hàng giả, cơ quan chức năng thường yêu cầu doanh nghiệp xuất trình một, một số hoặc tất cả các loại giấy tờ sau. Tùy từng trường hợp, nghi phạm sẽ được yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan khác. (i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); (ii) Hợp đồng mua bán; (iii) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ liên quan đến số lượng, khối lượng hàng hóa nghi vấn làm giả; (iv) Tài liệu liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, người tiêu dùng bình thường khó có thể truy cập và kiểm tra các tài liệu trên. Do đó, các tùy chọn thủ công phổ biến nhất cho người tiêu dùng là xem giá bán và nơi bán sản phẩm.  Hàng giả thường có giá bán rẻ hơn hàng thật nhiều lần do chi phí sản xuất hàng giả không quá đắt. Điều này đánh trúng vào mong muốn được dùng hàng tốt giá rẻ của đa số người tiêu dùng. Vì vậy, khi phát hiện những sản phẩm có giá rẻ hoặc kèm theo những khuyến mại bất thường, người tiêu dùng nên cân nhắc để không mua và sử dụng những sản phẩm đó. Về cửa hàng, người tiêu dùng nên chọn những nơi có uy tín trên thị trường. Đặc biệt đối với các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe như dược phẩm, mỹ phẩm, người tiêu dùng nên hạn chế mua hàng qua các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử vì khó truy xuất nguồn gốc.  3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức bị kết tội sản xuất, buôn bán hàng giả thường bị xử phạt hành chính và hình sự. Trong một số trường hợp, họ còn phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự nếu bị kiện ra tòa. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả lên tới 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cá nhân còn có thể bị phạt tù đến 15 năm và phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Riêng đối với hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, cá nhân có thể bị phạt tù đến chung thân.  Đối với pháp nhân, mức phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung sẽ bị phạt tới 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Riêng với hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm hay thuốc men, mức phạt sẽ lên tới 20 tỷ đồng. 4. Kết luận Nhìn chung, mức xử phạt hành chính có thể chưa đủ nặng so với lợi nhuận khổng lồ từ thị trường hàng giả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trên thực tế lại đến từ năng lực chuyên môn và thủ tục của các cơ quan chức năng. Trước sự gia tăng nhanh chóng của hàng giả, các cơ quan nhà nước cần được trang bị thêm phương tiện và nghiệp vụ. Song song đó, người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình khả năng nhận biết hàng giả, hàng nhái và thay đổi thói quen tiêu dùng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh - Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới nổi bật. Trong đó, nhãn hiệu âm thanh được công nhận bảo hộ là một xu hướng tất yếu khi Việt Nam là một thành viên của Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo Điều 18.18 CPTTPP quy định: "Không bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh". Theo đó, điều khoản này yêu cầu các thành viên không được bắt buộc nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được và không được từ chối bảo hộ nhãn hiệu với lý do dấu hiệu đó là âm thành. Vì vậy, để "bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ SHTT  trong quá tình hội nhập". Việt Nam với tư cách là thành viên của CPTPP phải đưa dấu hiệu âm thanh là nhãn hiệu được bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ. Với lý do như trên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung một số điều kiện liên quan tới nhãn hiệu âm thành cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 – Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”.  Sửa đổi, bổ sung một số khoản 1 của Điều 73 – Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;” . Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 105 - “2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.”   Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu âm thanh, tuy nhiên dấu hiệu này vẫn phâỉ là một dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng đồ họa. Khác với quy định này, theo định nghĩa của WIPO thì nhãn hiệu âm thanh chỉ cần là dấu hiệu nghe thấy được (không chỉ là đoạn nhạc, giai điệu như tiếng chuông điện thoại của NOKIA mà có thể là tiếng gầm sư tử sử dụng trước các bộ phim của tập đoàn MGM, tiếng vỗ tay,...) Nhãn hiệu âm thanh là một điểm mới hoàn toàn trong pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối thể kỷ 20, nhãn hiệu âm thanh đã được bảo hộ trong pháp luật nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Châu Âu,... Trong thời gian tới, Việt Nam cần các văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị định, Thông tư để quy định về việc xác lập, bảo vệ, thực thi quyền đối với loại nhãn hiệu này. Mặc dù Luật SHTT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, tuy nhiên riêng với quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về quyền bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật sở hữu trí tuệ 2022. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tối 17/4, Công an quận Long Biên đang phối hợp cùng Phòng CSHS Công an TP Hà Nội điều tra vụ người phụ nữ chết trong ô tô tại hầm chung cư. Trước đó, tối ngày 12/4, Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên tiếp nhận tin báo của gia đình chị Q. (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, Long Biên) về việc chị đi khỏi nhà từ 8h ngày 12/4 nhưng chưa thấy về. Sau đó, gia đình và cơ quan không liên lạc được với chị Q. Tiếp nhận thông tin, Công an quận Long Biên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát phương tiện, tìm kiếm chị Q. Đến 8h ngày 15/4, Công an quận Long Biên phát hiện chị Q. đã tử vong trong xe ô tô để trong hầm gửi xe của một tòa chung cư ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên (Hà Nội). Đến 21h ngày 16/4, Công an quận Long Biên và Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP đã bắt giữ nghi phạm là Trương Việt Hùng (SN 1988, trú tại Thanh Châu A, TP Phủ Lý, Hà Nam) khi hắn đang lẩn trốn tại địa bàn TP Phủ Lý. Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận hắn và chị Q. có quan hệ quen biết. Sau nhiều lần Hùng và chị Q. xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, Hùng nảy sinh ý định sẽ sát hại chị Q. rồi tự tử. Khoảng 7h ngày 12/4, Hùng đến toà nhà chung cư nơi chị Q. sinh sống. Khi thấy chị Q. đến vị trí đỗ xe ô tô, hắn ra tay sát hại. Sau đó Hùng đưa thi thể chị Q sang bên kia cầu Đông Trù đến địa phận xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tại đây, Hùng tìm và chiếm đoạt 16 triệu đồng của chị Q. và nạp vào tài khoản chơi game. Hùng tiếp tục lái xe ô tô đến chung cư Mipec (quận Long Biên) cất giấu xe và xác chị Q. tại hầm để xe của chung cư rồi bỏ đi. Sáng 13/4, Hùng bắt xe về Hà Nam để chơi điện tử và nghỉ tại đây. Đến ngày 16/4, nghi phạm đang đi lang thang ở Quốc lộ 1A thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ. Đối tượng Trương Việt Hùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. và Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Điều 168. Tội cướp tài sản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc giết phụ nữ, giấu xác trong hầm chung cư tại Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: VTC News)
 Hợp đồng hợp tác - Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.  1. Nội dung của Hợp đồng hợp tác Hợp đồng hợp tác có nội dung như sau: 1. Mục đích, thời hạn hợp tác; 2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; 3. Tài sản đóng góp, nếu có; 4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; 5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; 6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; 7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; 8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; 9. Điều kiện chấm dứt hợp tác. 2. Các mục đích hợp tác phổ biến và mẫu hợp đồng Hai hoặc nhiều bên có thể hợp tác với các mục đích sau: + Hợp tác đầu tư nâng cấp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư theo dự án (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư khai thác địa điểm kinh doanh (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư kinh doanh bất động sản (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác xây dựng cao ốc, văn phòng (Mẫu hợp đồng) 3. Các hợp đồng hợp tác dựa trên tài sản góp và mẫu hợp đồng Ngoài việc các nhà đầu tư góp vốn bằng tiền, các bên có thể góp vốn bằng tài sản có thể là: + Hợp tác đầu tư góp vốn bằng máy móc đất đai (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư góp vốn bằng sản phẩm, nhà xưởng (Mẫu hợp đồng) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Các chi phí bồi thường thiệt hại khi bị người khác gây thương tích -  Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Do vậy, người đã gây thương tích cho chồng bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại và tổn thất về tinh thần. Theo quy định tại khoản 1 Điều 585 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 7 của Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06 tháng 09 năm 2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Các chi phí mà người bị hại có thể yêu cầu người gây thương tích cho mình bồi thường các thiệt hại sau: - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở - Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án - Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại + Người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút; + Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại. - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Sử dụng giấy tờ tài liệu giả ngày càng tràn lan gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý an ninh và trật tự xã hội. Nhiều người lạm dụng việc tiện lợi của một số loại giấy tờ giả như: Giấy phép lái xe giả, giấy khám sức khỏe giả, chứng chỉ giả,... mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, việc sử dụng giấy tờ giả bị xử lý thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Giấy tờ giả là gì?    Trước hết về khái niệm giấy tờ giả, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa “giấy tờ giả” tuy nhiên có thể hiểu giấy tờ giả là các giấy tờ không được làm ra theo đúng trình tự, thủ tục , tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp. Giấy tờ giả có hình thức và nội dung giống giấy tờ thật khiến người khác bị lầm tưởng hoặc bị đánh lừa là giấy tờ thật. Việc làm giấy tờ giả được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho các hành vi lừa đảo hoặc nhằm che mắt cơ quan chức năng khi yêu cầu xuất trình giấy tờ. Giấy tờ giả thường được thể hiện dưới các loại sau: - Giấy tờ giả về mặt hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài giống hệt với giấy tờ thật) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân,... - Giấy tờ giả về quá trình cấp, thẩm quyền và nơi cấp; - Giấy tờ có chữ ký, con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên và thông tin trong giấy tờ là giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện, không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định,... Việc sử dụng giấy tờ giả không chỉ gây thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này mà còn gây hại trực tiếp đến người có thông tin trong giấy tờ. Ngoài ra, hành vi sử dụng giấy tờ giả còn ảnh hưởng đến trật tự quản lí xã hội. 2. Yếu tố cấu thành tộ sử dụng con dấu, tài liệu giả - Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu gia trong trường hợp này là để nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức và sử dụng nó như là công cụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Do vậy, nếu một người mặc dù có giấy tờ giả nhưng không sử dụng nó để thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là bản thân họ biết và nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, dù mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. Hành vi của họ là lỗi cố ý nhằm mục đích để lừa dối cơ quản, tổ chức, có thẩm quyền để thực hiện hành vi vi phạm nhằm trục lợi cho bản thân. - Khách thể: Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được xác định là xâm phạm trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế - xã hội, xâm phạm đến quy trình cũng như tính đúng đắn trong hồ sơ, thủ tục khi tham gia các quan hệ xã hội. - Chủ thể: Mọi cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. 3. Trách nhiệm hình sự, xử phạt khi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả.     Nếu một người có hành vi sử dụng giấy tờ giả mà đáp ứng được các yếu tố cấu thành Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.” Trường hợp, người có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, tùy thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng. Hiện nay, trong quy định pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. - Đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả thì căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả... - Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả,.. Ngoài việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng thực hiện hành vi mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỉ luật với mức độ khác nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Điểm mới trong Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Phần II) - Luật sở hữu trí tuệ đã qua ba lần sửa đổi. Lần sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 phần nào giải quyết được các vấn đề. Tuy nhiên, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ ngày càng đa dạng, đòi hỏi pháp luật cần bổ sung để giải quyết các vấn đề đó. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2023 tiếp tục khắc phục một số hạn chế.  (Độc giả theo dõi Phần I tại đây) 4. Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm: - Không cho phép tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại bằng thiết bị sao chép công cộng nhưng cho phép "sao chép hợp lý" một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.  - Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước Ngoài ra còn các trường hợp sau: - Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền. - Bổ sung quy định đối với số lượng người đọc tại cùng một thời điểm. Số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giũ, trừ trường hơp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hơp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số - Bổ sung thêm về hành vi chụp ảnh, cụ thể: Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thất trong sự kiện đó. 5. Bổ sung quyền đăng ký là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước  Trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn trừ các trường hợp thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ một cách tự động và không bồi hoàn ngoại trừ các trường hợp thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dang công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau: - Trường hơp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước - Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nướ, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước 6. Thay đổi thủ tục hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan  Một số sửa đổi nội dung trên bao gồm: - Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền luên quan, tạo cơ sở pháp lý để tinh giản hóa các thủ tục đăng ký để trở nên nhanh gọn tiện lợi và nhanh chóng hơn - Cho phép văn bản như ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, phân luồng ý kiến người thứ ba để đẩy nhanh quá trình thẩm định đơn. 7. Bổ sung một số nội dung liên quan đến biện pháp công nghệ bảo vệ quyền và thông tin quản lý quyền Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mang Internet, xin lỗi, cải chính công khai bồi thường thiệt hại  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những sửa đổi, bổ sung trong Luật sở hữu trí tuệ 2022. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài - Hiện nay, cùng với sự giao lưu và hội nhập thế giới thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Vậy khi muốn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ gì? Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Các trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. 1. Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch. Trong quan hệ kết hôn này một bên công dân là người Việt Nam, một bên là người nước ngoài khi kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn Hồ sơ đăng ký: - Đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài; - Giấy xác nhận độc thân của công dân Việt Nam; - Giấy khám sức khỏe để đăng ký kết hôn; - Giấy tờ khác (bản sao trích lục hộ tịch về việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn,...). Thủ tục đăng ký: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người Việt Nam có thể mang hồ sơ lên nộp mà không cần có văn bản ủy quyền của người nước ngoài. Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả: Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan. 2. Hai bên kết hôn là người nước ngoài nhưng thường trú tại Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam.  Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này dựa trên yếu tố quốc tịch thì hai bên tham gia quan hệ hôn nhân là công dân nước ngoài nhưng sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ hôn nhân lại xảy ra tại Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam đây được coi là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hai bên tham gia quan hệ hôn nhân cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước Việt Nam bên cạnh các thủ tục theo quy định tại nước người đó mang quốc tịch. Hồ sơ: Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu, bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu, giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng, giấy xác nhận nơi cư trú hiện tại của cả hai bên, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của hai bên. Thủ tục:  Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả: Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan. 3. Kết hôn giữa công dân Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân đều là người mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên sự kiện pháp lý kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam lại xác lập ở nước ngoài. Vì vậy, không chỉ đăng ký kết hôn ở nước ngoài mà khi hai người về nước phải làm thủ tục ghi chú kết hôn ở Việt Nam. Hồ sơ: - Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu; - Bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu; - Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng,  - Giấy xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh về tình trạng hôn nhân của người đó. Thủ tục: Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện Bước 2: Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm chú của đương sự Bước 3: Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ kết hôn.  Bước 4: Sau khi về Việt Nam, hai bên mang giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để thực hiện việc ghi chú kết hôn tại Việt Nam. 1.4. Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Hồ sơ: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; - Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng;  - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng; - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;  - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận cư trú; ​Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó. Thủ tục:  Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện Bước 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn Bước 3: Cơ quan đại diện niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở cơ quan Bước 4: Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm trú của đương sự (nếu tạm trú tại nước khác) Bước 5: Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Khách hàng có thắc mắc, cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến hôn nhân vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Mua phải ma túy giả thì có phạm tội gì không? Câu hỏi của anh Đức - Hải Dương. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết sau: 1.Chất ma túy là gì? Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định như sau: Về một số khái niệm và một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt 1. Về một số khái niệm 1.1. “Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau: a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất ma túy trong dung dịch để tính, trọng lượng chất ma túy đó. Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện. ... 2.Người mua chất ma túy về sử dụng bị công an bắt mới biết là ma túy giả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại tiết 1.4 mục 1 phần 1 Thông tư Liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau: + Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; + Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; + Xái thuốc phiện; + Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; + Ngoài những trường hợp nêu trên nếu có căn cư và xét thấy cần thiết Tòa án có thể trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật – Sau khi được giám định xong nếu đúng là chất ma túy thì người mua bán trái phép sẽ bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại điều 251 Bộ luật hình sự 2015 – Còn nếu sau khi giám định mà chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc mua phải ma túy giả thì có phạm tội gì hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666