Tất cả sản phẩm

Chồng tôi bị tạm giam tôi muốn gặp chồng có được không? - Chị N.Lê (Cao Bằng) Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời như sau:  Tại điểm d khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền lợi của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, theo đó người bị tạm giam tạm giữ được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Về thời gian gặp được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA:  Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ, được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Như vậy, chị được gặp chồng chị mỗi tháng 1 lần khi chồng bị tạm giam.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Biện pháp xử phạt đối với hành vi ngoại tình? - Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ. Vậy các biện pháp xử phạt đối với hành vi ngoại tình là gì? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã khẳng định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi sau: - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Đồng thời, theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã khái niệm "chung sống như vợ chồng" được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Từ quy định trên, cho thấy rất rõ Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi ngoại tình (chung sống như vợ chồng) với người đã có gia đình. Qua đó, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng * Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mặt khác, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người nào có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát + Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Do đó, từ quy định trên, thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình là một hành vi không chỉ vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi thì có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Đảng viên ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào? - Hiện nay, việc ngoại tình diễn ra khá phổ biến, vậy đảng viên ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, Đảng viên có hành vi ngoại tình có thể bị xử lý kỷ luật như sau: "Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn. b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án). d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi. e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng. g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ. 2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn. b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định. c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng." Đảng viên ngoại tình thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà đảng viên đó có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức hay nặng nhất thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng thì đảng viên còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời,
Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023 - Quốc hội đề xuất nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa đang áp dụng mức thuế suất 10% Như vậy, đề xuất này mở rộng nhóm hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% so với quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Theo dự kiến, các cơ sở kinh doanh đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ. Các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, các nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu dưới đây không được áp dụng mức thuế suất 8% bao gồm:  - Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. - Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. - Công nghệ về thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. - Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. Thời gian giảm thuế  Về thời gian áp dụng: kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023. Dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 5,8 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 06 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về đề xuất giảm thuế GTGT. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" ? - Gần đây có nhiều vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" được các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trực trạng cho thấy, tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, nguyên nhân từ đâu, giải pháp gì để hạn chế tội phạm này? Bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tội phạm này với mong muốn giải đáp một phần cho các câu hỏi đặt ra 1. Tình hình tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thời gian gần đây Đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong đó, tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là một trong những tội đang có chiều hướng tăng cả về quy mô cũng như tính chất. Thời gian gần đây đã có nhiều vụ án liên quan đến tội danh này được cơ quan nhà nước khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Một số các vụ án điển hình gồm: - Ngày 07/06/2022, ông Nguyễn Thành Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tống đạt quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ  - Ngày 10/06/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Phạm Thị My và khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Bùi Văn Sâm cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. - Ngày 13/08/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 04 bị can Nguyễn Mão, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Thị Thương về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ - Ngày 17/08/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Sơn La thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 05 đối tượng về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La và Chi cục Dự trữ Nhà nước Mộc Châu - Ngày 24/03/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 3 bị can Nguyễn Trọng Bình, Phan Đình Hiền, Lưu Thị Thanh Tâm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Trên đây là một số vụ án điển hình liên quan đến tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và đang bị các cơ quan nhà nước khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Các hành vi trên ngày càng có xu hướng gia tăng từ trung ương đến khu vực địa phương, rộng khắp các tỉnh, thành cả nước, không những làm thất thoát tài sản của Nhà nước mà còn làm xói mòn niềm tin của nhân dân. 2. Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Trước đây, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 281 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 và hiện được ghi nhận tại Điều 356 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung tội danh này theo hướng thay đổi các tình tiết “định tính” bằng cách quy định cụ thể thiệt hại về tài sản; đồng thời tách khung hình phạt để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự. Điều 356 BLHS năm 2015 quy định người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị áp dụng hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 của điều luật. Tuy nhiên, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể có hành vi vi phạm thì phải thỏa mãn bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau: Chủ thể của tội phạm Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Nội dung quy định nêu trên cho thấy chủ thể của tội phạm gồm 2 loại: cá nhân và pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chỉ có thể là cá nhân và chủ thể này cần phải thỏa mãn hai dấu hiệu: Năng lực chịu trách nhiệm hình sự và Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội. Khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Trong khi đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 mà trong đó không bao gồm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Chính vì vậy, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Mặc dù luật quy định là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chưa có người nào từ 16 - 18 tuổi bị truy tố về tội danh này. Như vậy, có thể thấy là bên cạnh những đặc điểm chung giống như các chủ thể tội phạm khác thì chủ thể tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn có một số đặc điểm riêng biệt như: trước khi phạm tội, các chủ thể này luôn là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan quản lý nhà nước; đa số họ đều được đào tạo bài bản, am hiểu pháp luật và đã đảm nhận nhiều vị trí công tác quan trọng trong các cơ quan nhà nước... Tuy là hai dấu hiệu độc lập liên quan đến chủ thể tội phạm nhưng năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chính là điều kiện, là tiền đề của năng lực trách nhiệm hình sự. Khách thể của tội phạm Khi xem xét dưới góc độ khách thể trực tiếp của tội phạm, chúng ta thấy khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là quan hệ xã hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (trong hoạt động công vụ); lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để quản lý xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực này. Chính vì vậy, hành vi vi phạm quy định pháp luật liên quan, xâm hại hoặc gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Điều 356 BLHS năm 2015 bảo vệ thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện công vụ được giao và họ đã không thực hiện, không thực hiện kịp thời, không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với yêu cầu của công vụ. Tất cả các biểu hiện này đều được coi là làm trái công vụ nhưng vẫn trong phạm vi quyền hạn của chủ thể. Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành hoặc địa phương. Hành vi làm trái của chủ thể có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại nhất định cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Nó có thể là những thiệt hại có tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người... Trong trường hợp chủ thể thực hiện các hành vi nêu trên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xem xét xử lý hành chính. Qua phân tích ở trên, có thể rút ra một kết luận là để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể của tội này thì dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm phải thỏa mãn 2 điều kiện cơ bản: (1) Chủ thể đó phải thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ; (2) Việc thực hiện hành vi đó phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mà luật hình sự đã quy định. Chính vì vậy, hậu quả xảy ra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội và là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Hơn thế nữa, mức độ của hậu quả xảy ra còn có ý nghĩa trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để từ đó lượng hình phù hợp. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm các yếu tố như: lỗi; động cơ, mục đích. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi và được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý phạm tội được phân ra thành hai trường hợp là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Vô ý phạm tội được phân ra thành hai trường hợp là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả. Xuất phát từ tính chất đặc thù của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nên mặt chủ quan của tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý. Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội là hai dấu hiệu quan trọng thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý vì cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy. Như vậy, có thể thấy là động cơ phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác có thể là do nể nang, vì tình cảm cá nhân; vì lợi ích phi vật chất của mình như mong muốn củng cố, nâng cao địa vị, uy tín hoặc gia tăng quyền lực cá nhân. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra và sẽ cố gắng đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Giữa mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm luôn có mối quan hệ với nhau, hậu quả của tội phạm là sự thể hiện, phản ánh mục đích phạm tội. Do đó, có thể thấy là mục đích của tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là làm sao để đạt được nhiều lợi ích vật chất cho mình, cho người khác hoặc nhằm củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, gia tăng quyền lực cá nhân. ======================================== Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer. Trân trọng./.
Thư Luật sư, em đi làm công nhân ở Khu công nghiệp và đã đóng BHXH được 11 tháng. Luật sư cho em hỏi, bây giờ em nghỉ việc thì em có được rút BHXH 1 lần không? - Chị T.Trà (Thái Nguyên) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Theo quy định về việc thực hiện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động Theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định như sau: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” Như vậy, khi em đóng BHXH dưới 1 năm thì em không được rút BHXH 1 lần.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn.
Tôi chuẩn bị ra nước ngoài định cư muốn rút bảo hiểm xã hội một lần được không? - Anh T.Thái (Thái Nguyên) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer. Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Theo quy định về bảo hiểm xã hội một lần tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:   - Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; + Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; + Ra nước ngoài để định cư; + Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; Như vậy, bạn ra nước ngoài định cư thuộc trường hợp được hưởng BHXH 1 lần.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?  Theo khoản 2 Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định như sau: "Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: 1. Đóng hằng tháng Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. 2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng,đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH." Theo quy định đơn vị là hộ kinh doanh cá thể đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng,đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Hộ kinh doanh cá thể có thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? - Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Vậy Hộ kinh doanh cá thể có thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Hộ kinh doanh cá thể có thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Theo khoản 3 Điều 4 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau: "3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ". Như vậy, nếu hộ kinh doanh cá thể có hoạt động thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 2. Hộ kinh doanh cá thể nếu thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng như thế nào? Theo Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: "Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. 2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau: a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất. 3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này. 4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này. 5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. 6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này." Như vậy, hộ kinh doanh cá thể nếu thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định nêu trên. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Cho tôi hỏi cơ quan điều tra sau khi kết thúc điều tra thì phải gửi bản dự thảo kết luận hoặc kết luận điều tra cho ai trong một vụ án? Tôi là người bị hại trong một vụ án hình sự, tôi không biết khi cơ quan điều tra xong thì tôi có được biết kết quả điều tra không? Câu hỏi của anh Hoàng (Lào Cai). Đối với câu hỏi trên của anh Hoàng, Công ty luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của anh như sau: Theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: "Điều 232. Kết thúc điều tra 4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ." Như vậy, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Bên cạnh đó, phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; Và phải thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, nếu bạn là bị hại thì bạn được thông báo về kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc bị hại có quyền được nhận bản kết luận điều tra. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
04 điểm mới nhất của Nghị định 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ 2023 Thứ nhất: Tăng mức lương cơ sở thêm 310.000 đồng/tháng Từ ngày 01/7/202023, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng. Thứ hai: Về đối tượng áp dụng Hiện hành: - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Quy định mới tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP: - Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Thứ ba: Đề xuất xem xét để điều chỉnh tăng lương cơ sở Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW; Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch). Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thứ tư: Kinh phí để thực hiện việc tăng lương Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao; - Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao; - Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có); - Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023. Nghị định 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ sở 2023 khi nào có hiệu lực? Nghị định 24/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ sở 2023? Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. Trên đây là những điểm mới của Nghị định 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ sở năm 2023 và có hiệu lực từ 01/7/2023. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng vừa phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước. ĐIều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 142, 143, 144, 150, 151, 168,169,170,171,173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này" Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên "phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác". Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà minh gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm", như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là trong 18 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi "phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290,299,303 và 304 của Bộ luật này." Với quy đinh này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 78, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thưc hiện phả là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biết nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,  251, 252, 265, 266, 286, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. Thực tế, người trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh... Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Thuật ngữ "từ đủ" trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải trong ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội. Ví dụ: Vào ngày 20/05/2019, thực hiện hành vi giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/05/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666