Tất cả sản phẩm

Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng? - Hiện nay, kết quả thực hiện thủ tục sẽ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Do đó, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng được cấp văn bằng bảo hộ, trên thực tế, rất nhiều nhãn hiệu bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng như sau: 1. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 2. Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng: - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Nhãn hiệu là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. - Nhãn hiệu là hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; - Nhãn hiệu là dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm. - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên đây là các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu  - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân và không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của minh trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu đó sau sẽ không được bảo hộ. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích 1. Điều kiện thực hiện - Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu: + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình  + Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó + Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó, đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép + Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó, đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép + Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu   + Người có quyền đăng ký, người đã nộp đơn đăng ký, có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện tương ứng. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí - 1 Bản sao - Tờ khai - 2 Bản chính (Mẫu tờ khai) - Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu - 1 Bản chính 3. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.  Bước 3:  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là 7 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Chồng tôi đi tù, trong thời gian đó tôi có con với người đàn ông khác. Hai vợ chồng tôi chưa ly hôn. Vậy tôi có thể làm giấy khai sinh cho con được không? - Chị P.L (Hà Nội) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Trong trường hợp này, bạn vẫn làm được giấy khai sinh cho con. Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ quy định như sau "1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống" Do đó, con của bạn được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì khi làm giấy khai sinh cho con khi đăng ký khai sinh cho con họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha. Như vậy khi chưa ly hôn bạn vẫn làm giấy khai sinh được cho con. Về phần cha của con trong giấy khai sinh: Nếu người chồng có chứng cứ đứa con không phải là con ruột của mình thì người chồng có thể yêu cầu Tòa án xác định không phải là con của mình hoặc người yêu của bạn yêu cầu làm thủ tục nhận con.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi và bạn trai sống thử và có con. Con đã sinh được 1 tháng, tôi muốn làm giấy khai sinh cho con có được không? - Chị B.Nụ (Hà Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ bởi hai bạn chưa đăng kí kết hôn.  Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn như sau:  Tại Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau "1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Các căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định - Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Các giấy tờ xác định việc sử dụng đất ổn định: - Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; - Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất - Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất - Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; - Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; - Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; - Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; - Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; - Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vợ chồng có đăng ký kết hôn đúng theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành ly hôn, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề như phân chia tài sản, xác định người nuôi con, chế độ cấp dưỡng… và được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vậy đối với người chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì việc chia tài sản chung được xác định ra sao? Bài viết "Không đăng kí kết hôn tài sản chung được chia như thế nào?" sau đây của Công ty Luật VietLawyer sẽ chia sẻ về vấn đề này: Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:  Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn "1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này". Tiếp đó, theo quy định tại điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn " 1.Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập." Do không có quan hệ vợ chồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo quy định tại điều 207 và 219 Bộ luật Dân sự 2015: Điều 207. Sở hữu chung "Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung." Điều 219. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung " 1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia. 2.Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán."  Như vậy, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:  - Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó.  - Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Hôn nhân là việc xác lập quan hệ vợ chồng khi đã đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Nếu chỉ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì quan hệ đó không được pháp luật thừa nhận. Những tài sản chung mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ không được chia theo luật hôn nhân và gia đình mà áp dụng quy định của pháp luật dân sự. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ bị xử phạt thế nào? - Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: - Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: + Bản thân bên mua bảo hiểm; + Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm; + Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm; + Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm; + Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. 2. Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP). 3. Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về quy định đóng phí bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) là giấy tờ pháp lý được Nhà nước cấp để chứng minh quyền sử dụng/ sở hữu hợp pháp của người đứng tên. Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất, để cấp sổ hồng sẽ cần nhiều điều kiện, được quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013: Các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh bao gồm: Trường hợp 1: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 - Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp  Trường hợp 2: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993; - Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp đất; - Việc sử dụng đất tại thời điểm đề nghị cấp sổ hồng là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Trong trường hợp không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch. Trường hợp 3: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; - Phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; - chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi. Trường hợp 4: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Các trường hợp không thể yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm - Luật kinh doanh bảo hiểm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 có quy định về một số trường hợp người được bảo hiểm không thể yêu cầu công ty, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Các trường hợp nêu trên bao gồm: - Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực; - Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hơp tại khoản 2 Điều này; - Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; - Người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình; - Thỏa thuận khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm  Do vậy người mua bảo hiểm nên cẩn trọng các quy định trong hợp đồng liên quan đến các thỏa thuận miễn trừ bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp không thể yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đua xe trái phép bị xử lý như thế nào? Đua xe trái phép có bị truy tố hình sự? Hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe là hành vi tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông, giới trẻ hiện nay có nhiều cá nhân “ưa thích mạo hiểm”, coi việc lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe là thú vui hợp thời và coi đó là “trend”, vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đua xe là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Hành vi đua xe trái phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: “6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. ...” 2. Xử phạt hành vi đua xe trái phép Tùy hành vi vi phạm mà tội đua xe trái phép bị xử lý theo các khung hình phạt khác nhau, Tội đua xe trái phép chỉ áp dụng đối với các phương tiện giao thông có động cơ, không áp dụng với đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo cụ thể: - Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép. “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi); b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể xử lý hình sự. - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”      Như vậy, người có hành vi đua xe trái phép có thể bị mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù đồng thời còn có thể bị phát tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Điều kiện, thủ tục xét cho người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam - Người nước ngoài lao động, học tập, làm việc tại Việt Nam thời gian dài có thể được xem xét cho đăng ký thường trú. Vậy trường hợp, điều kiện nào người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam? Công ty Luật VietLawyer xin được tư vấn như sau: 1. Các trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 thì có 04 trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam gồm: - Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; - Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; - Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; - Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. 2. Các điều kiện xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 quy định người nước ngoài muốn thường trú tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: - Người nước ngoài quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; - Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị; - Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA, người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú. 3. Hồ sơ xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam - Đơn xin thường trú; - Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp; - Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú; - Bản sao hộ chiếu có chứng thực; - Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 ; - Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 . 4. Trình tự giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam - Người nước ngoài nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Nơi nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA , cụ thể: + Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. + Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú. - Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. - Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. Trên đây là điều kiện và thủ tục xét cho người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn hỗ trợ.
Ai không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp? - Tổ chức, cá nhân được tự do thành lập doanh nghiệp, kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng đều được phép thành lập doanh nghiệp. Vậy ai là người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có 07 đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng; Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. 2. Mức phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp Theo điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì người không có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp khác được quy định như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn; + Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký; + Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt của tổ chức. Trên đây là quy định pháp luật về các đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quý khách hàng có thắc mắc, liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải đáp nhanh nhất.
 
hotline 0927625666