Tất cả sản phẩm

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành, nghề phổ biến nhưng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Căn cứ theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định về Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách + Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); + Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; + Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống. Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa  - Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao văn bằng chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải - 1 Bản sao - Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông  - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Đơn vi kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở kinh doanh vận tải Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 05 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Phiếu Lý lịch tư pháp là gì? Thẩm quyền cấp phiếu Lý lịch tư pháp? Việc thực hiện các thủ tục xóa án tích tại các cơ quan Tòa án không phải là cách duy nhất để có được loại giấy tờ chứng minh người bị kết án đã được xóa án tích. Công dân có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp, trong đó có ghi “Không có án tích”, nếu thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích và đã có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định, cũng sẽ là một loại giấy tờ chứng minh người có án đã được xóa án tích. 1. Thế nào là phiếu lý lịch tư pháp? Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì Phiếu lý lịch tư pháp được định nghĩa như sau: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.” Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo định nghĩa trên gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo khoản 5 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009. 2. Có mấy loại phiếu Lý lịch tư pháp? Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về các loại Phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp, cụ thể: + Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; + Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp (Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 3. Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, bao gồm: “1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.” 4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp? Khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: “1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam; 2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.” Người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, theo đó: “Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.” Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục tách sổ đỏ cho con 2023 theo quy định hiện hành như thế nào? Bạn đang thắc mắc cha mẹ có thể tách sổ đỏ, thửa đất cho con được hay không? Bạn chưa rõ về các điều kiện, thủ tục tách thửa đất cho con, tách sổ đất cho con sẽ mất bao lâu? Lệ phí tách sổ đỏ cho con sẽ là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Công ty Luật VietLawyer sẽ hướng dẫn cho bạn đọc về thủ tục tách sổ đỏ cho con một cách đơn giản nhất năm 2023. 1.Căn cứ pháp lý - Luật Đất đai 2013; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; - Nghị định 01/2017/NĐ-CP; - Luật Công chứng 2014; - Nghị định 140/2016/NĐ-CP; - Thông tư 92/2015/TT-BTC. 2.Điều kiện tách sổ đỏ, thửa đất cho con? Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất cho con cần đáp ứng các điều kiện sau: - Đáp ứng được điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa. - Có giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng). - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn). -  Đất không có tranh chấp. 2.Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất cho con Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất, sổ đỏ: - Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu 11/ĐK; - Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ) đã cấp. Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho con cái Đơn đăng ký biến động; - Hợp đồng tặng cho; - Bản gốc sổ đỏ đã tách. 3.Thủ tục tách thửa đất cho con Thủ tục tách sổ đỏ, thủ tục tách bìa đỏ cho con gồm hai giai đoạn: 3.1.Giai đoạn 1: Tách phần diện tích cần tặng cho con Bước 1: Nộp hồ sơ Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu. Cách 2: Trường hợp không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thì: - Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thường sẽ nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). - Địa phương chưa có bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Trên thực tế nhiều địa phương vẫn nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện dù có hay chưa có bộ phận một cửa cấp huyện. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. Nếu người nộp hồ sơ không bổ sung thì từ chối tiếp nhận. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (phiếu ghi ngày hẹn trả kết quả). Bước 3: Giải quyết yêu cầu Bước 4: Trả kết quả * Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Thời gian này không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. 3.2.Giai đoạn 2: Chuyển nhượng, tặng cho con Sau khi đã tiến hành tách sổ đỏ, thửa đất, cha mẹ và con tiếp tục thực hiện thủ tục tặng cho phần thửa đất đã tách như sau: Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Phiếu yêu cầu công chứng; - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (các bên có thể soạn trước hoặc theo mẫu của tổ chức công chứng); - Sổ đỏ phần đất được tặng; - Giấy tờ tùy thân: căn cước, hộ chiếu… - Sổ hộ khẩu; - Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân. Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính. Bước 3: Đăng ký sang tên tại cơ quan thẩm quyền. 4.Lệ phí thủ tục tách thửa đất cho con Theo quy định pháp luật hiện hành về lệ phí và thuế. Chi phí tách sổ đỏ cho con bao gồm: - Phí thẩm định hồ sơ: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau. - Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp). - Chi phí đo đạc: dao động từ 1.800.000 đồng – 2.000.000 đồng/lần (do tổ chức đo đạc tư nhân thực hiện nên giá cả dịch vụ là khác nhau đối với mỗi đơn vị). Về nguyên tắc khi đo đạc để tách thửa thì chỉ cần phải nộp phí đo đạc. Tuy nhiên, sau khi tách thửa xong thì luôn gắn với thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho con nên phát sinh thêm những khoản tiền như: Lệ phí trước bạ (thu khi chuyển nhượng), phí thẩm định hồ sơ sang tên, tiền công chứng hoặc chứng thực. Lưu ý: Trong trường hợp tách sổ đỏ cho con thì không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ. Trên đây là một vài thông tin về tách thửa đất cho con, do VietLawyer tổng hợp năm 2023, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng đất đai hiệu quả. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 1. Thế nào là dịch vụ đòi nợ thuê? Đòi nợ thuê là một ngành dịch vụ đòi nợ, là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty thực hiện một hành vi đòi nợ con nợ theo yêu cầu của chủ nợ. 2. Tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê? - Thứ nhất, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đòi nợ không cần tuân thủ điều kiện kinh doanh cũng như quy định pháp luật có liên quan làm phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực như: Khủng bố bằng chất bẩn, phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ… - Thứ hai, thời gian qua có một số doanh nghiệp đòi nợ biến tướng ảnh hưởng đến xã hội và đây là lý do dẫn đến Quốc hội cấm ngành nghề này hoạt động. 3. Thời điểm cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê - 10 luật đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đáng chú ý, trong Luật đầu tư bổ sung nội dung “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. - Do đó, doanh nghiệp đang được cấp giấy phép kinh doanh đòi nợ sẽ bị giải thể khi Luật đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. 4. Thuê xã hội đen đòi nợ, phạm tội gì? - Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ nợ cũng dễ dàng đòi lại được tiền từ con nợ. Để thu lại được tiền, nhiều người đã không màng đến các quy định của pháp luật mà thực hiện các hành vi côn đồ thậm chí là thuê xã hội đen về đòi nợ. - Các hành vi này có thể gây tổn thương đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác. Vì vậy, tùy vào mức độ, tính chất vi phạm, những người thực hiện hành vi này, có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: + Nếu làm loạn, gây mất trật tự, phá phách để đòi nợ, người thực hiện có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng với mức phạt hành chính lên đến 03 triệu đồng (căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) + Trường hợp gây rối trật tự công nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh xã hội hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà chưa được xóa án tích, người thực hiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. - Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù đến 07 năm. - Nếu dọa sẽ dung vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc bên vay phải giao tài sản để trừ nợ, theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 167, hành vi sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng. - Ngoài quy định phạt hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm. - Nếu trực tiếp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để ép buộc bên vay giao tài sản, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân. 5. Vậy làm thế nào để đòi nợ đúng luật? - Để đòi nợ đúng luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật,... - Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. - Trong trường hợp người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì bên cho vay có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra. - Trong đó, theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi nợ của bên cho vay trong quá trình xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của người vay. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về việc tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trích lục thửa đất là gì? Thủ tục xin trích lục thửa đất 2023 như thế nào? Trong một số trường hợp, việc trích lục thửa đất sẽ dựa trên yêu cầu của cá nhân, tổ chức, những cũng có những trường hợp việc trích lục thửa đất là bắt buộc, đóng vai trò quan trọng. Vậy trích lục thửa đất là gì và vì sao phải trích lục thửa đất. Bài viết này Công ty Luật VietLawyer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 1.Trích lục là gì? Trích lục được xem là một khái niệm chung chỉ các văn bản giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm chứng minh quyền sử dụng đất của công dân trong một lĩnh vực nào đó? 2.Trích lục thửa đất là gì? Trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính được hiểu là việc sao chép lại thông tin của một thửa đất bao gồm: kích thước, hình dáng, vị trí,… Những thông tin này giúp cơ quan Nhà nước có thể quản lý đất đai một cách thuận tiện hơn và hỗ trợ giải quyết những tranh chấp phát sinh. Trích lục lửa đất cũng sẽ giúp người sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan. - Bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất và thông tin địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận." - Còn trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin. Như vậy, trích lục thửa đất có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có. 3. Các trường hợp cần trích lục thửa đất? Theo quy định của pháp luật đất đai, các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính đó là: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất thì văn phòng đăng ký đất đai phải trích lục bản đồ địa chính. - Cấp lại Giấy chứng nhận: tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính. - Giải quyết tranh chấp đất đai: Trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Thành phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Thành phần cần có trong hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Thành phần cần có trong hồ sơ thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 9, điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Khi người sử dụng đất thực hiện các giao dịch đối với đất đai thì trích lục bản đồ địa chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ thủ tục tiến hành. Trích lục bản đồ địa chính là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch. - Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013, quy định trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thửa đất thì phải có trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất, khu vực đất đó. Theo quy định thì trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ được sử dụng để đối chiếu về ranh giới, diện tích, kích thước thửa đất. Bên cạnh đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc yêu cầu phải đo lại đất để có trích lục là có căn cứ để đối chiếu diện tích chênh lệch trên hồ sơ so với diện tích đo đạc thực tế. Cụ thể, điều 98 khoản 5 Luật đất đai 2013 quy định. 4.Thủ tục xin trích lục thửa đất năm 2023 4.1 Thủ tục trích lục thửa đất Để có thể thực hiện việc trích lục thửa đất thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: - Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai; - Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất; - Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao); - Giấy tờ chứng minh nhân thân. 4.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất - Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai - Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ -> Tiếp nhận và giải quyết Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: - Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu; - Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có); - Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm: - Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể; - Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân; - Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật; - Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp). Điều này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng này sẽ có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơ chưa có bản đồ địa chính. Hoặc có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. 4.3 Nhận kết quả Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả Sau khi đóng các khoản phí theo yêu cầu thì người yêu cầu được nhận kết quả trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết. - Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. - Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận. Trên đây là một vài thông tin về trích lục thửa đất do VietLawyer tổng hợp năm 2023, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng đất đai hiệu quả. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra như thế nào? Khánh Huyền (Thanh Hóa) Khi xảy ra tai nạn giao thông, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên chịu thiệt hại. Tuy nhiên, tồn tại không ít các trường hợp bên có lỗi không có khả năng hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bên chịu thiệt hại. Để xử lý vấn đề gây tai nạn giao thông không bồi thường một cách hiệu quả, Công ty Luật VietLawyer xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây. 1.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." Vậy có thể xác định trong trường hợp này hành vi chạy xe không đúng làn đường, lấn làn không đúng quy định về an toàn giao thông gây ra tai nạn là có yếu tố lỗi. - Căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp nhân sẽ phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, người của pháp nhân là người có lỗi thì pháp nhân có quyền yêu cầu hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định pháp luật cho pháp nhân. Trong trường hợp lái xe tự ý sử dụng xe công ty tham gia giao thông ngoài giờ làm việc không theo chỉ thị của công ty thì người lái xe phải chịu trách nhiệm dân sự. 2.Các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. - Thiệt hại khác do luật định. - Trong trường hợp người bị tai nạn giao thông thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm và uy tín, các khoản bồi thường bao gồm: + Các chi phí chữa trị, điều trị và phục hồi chức năng. + Thu thập thực tế của người bị hại bị mất hoặc giảm sút. + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và thiệt hại khác do pháp luật quy định. + Thêm vào đó, người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. - Trường hợp người tai nạn giao thông bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại được xác định gồm có: + Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trường hợp thứ nhất. + Chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và các thiệt hại khác nếu luật có quy định. + Thêm vào đó, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. + Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. + Nếu không thỏa thuận được thì mức đền bù tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Cơ sở pháp lý: Điều 589, 590, 591, 592 của Bộ Luật dân sự 2015. 3.Gây tai nạn giao thông không bồi thường thiệt hại bị xử lý ra sao? - Xét về yếu tố lỗi: Nếu người chịu trách nhiệm bồi thường có lỗi, ý thức được hành vi và trách nhiệm bồi thường của bản thân, nhưng dùng mọi biện pháp để trốn tránh, không chịu bồi thường thiệt hại thì sẽ bị khởi kiện và chịu trách nhiệm hình sự. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên thiệt hại sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bên bị thiệt hại. Trong trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể được giảm mức bồi thường. Đối với lỗi hỗn hợp, tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi của cả hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên có thể tự giải quyết, hoặc dựa vào các quy định của pháp luật mà cơ quan công an sẽ tiến hành đối trừ và hòa giải, sau đó giải quyết vi phạm của từng bên. Cơ sở pháp lý: Điều 584 và 585 của Bộ Luật dân sự 2015. - Trách nhiệm hình sự: Nếu người gây tai nạn không thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình, người được bồi thường có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trên cơ sở căn cứ Điều 26, 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Trong trường hợp nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà xác định được dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định được những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015. 4.Thủ tục khởi kiện đòi bồi thiệt hại trong tai nạn giao thông 4.1.Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông, có nội dung được quy định ở khoản 1, điều 189 tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Giấy tờ nhân thân. (CCCD; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực) Các giấy tờ, hồ sơ chứng minh thiệt hại. (biên bản giám định sức khỏe, hóa đơn chữa trị, giấy xuất viện…) Các biên bản chứng minh lỗi là của người gây thiệt hại. Các giấy tờ khác có liên quan. Cơ sở pháp lý: Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 4.2.Thẩm quyền giải quyết bồi thường tai nạn giao thông Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Hoặc, tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Cơ sở pháp lý: Điều 35 và điểm a khoản 1 điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 5.Thời gian giải quyết bồi thường tai nạn giao thông Tùy theo tính chất phức tạp của từng vụ việc mà thời gian của một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể diễn ra từ 6 – 8 tháng. Các công việc được giải quyết trong thời gian này bao gồm: Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện; người khởi kiện nộp tạm ứng án phí; tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải; đưa vụ án ra xét xử… Cơ sở pháp lý: Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer liên quan đến quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án tai nạn giao thông. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc | Giấy phép con - Kinh doanh dược là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở sau được nêu sau đây cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Các cơ sở sau đây cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc:  1. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Căn cứ theo Điều 33 Luật dược quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau: - Đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau: Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền  - Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược - Đối với cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền Cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền - Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải được bảo quản riêng biệt với dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kê đơn phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các thuốc không kê đơn thì phải để riêng và ghi rõ “Thuốc kê đơn” để tránh nhầm lẫn. Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền; Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu; Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc; Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định  Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ; Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược - 1 Bản sao - Tài liệu kỹ thuật - 1 Bản chính Tài liệu kỹ thuật bao gồm: + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược/ Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh + Tài liệu kỹ thuật khác tùy thuộc vào loại hình cơ sở  1. Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. trang thiết bị bảo quẩn, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượn, tài liệu chuyên môn kỹ thuât và nhân sự theo nguyên tắc. Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. 3. Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở đề nghị gửi hồ sơ về Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở đó đặt trụ sở  Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì Sở Y tế cấp cho doanh nghiệp trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ sở cần được tổ chức đánh giá thực tế thì kéo dài thời hạn thêm 20 ngày + Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp quy định thứ nhất thuộc mục a, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc + Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu. Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định Bước 3: Sau khi đánh giá, Sở Y tế có trách nhiệm: - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá - Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sử chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành viên đánh giá thực tế Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và trả lời lý do chưa nhận Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc là 30 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Xin hỏi hiện nay thì thủ tục xóa án tích được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? – Thùy Linh (Phú Thọ) 1. Đương nhiên được xóa án tích Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau: (1) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015 này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại (2) và (3) mục này. (2) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: - 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; - 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; - 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; - 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. (3) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại (2) mục này. (4) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại (2) và (3) mục này. 2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án Việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau: (1) Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại (2) mục này. (2) Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: - 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; - 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; - 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; - 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. (3) Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích. 3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt Việc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt theo Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015 quy định trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì: Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại (2) mục 1 và (2) mục 2. 4. Cách tính thời hạn để xóa án tích Cách tính thời hạn để xóa án tích theo Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - Thời hạn để xóa án tích quy định tại mục 1 và mục 2 này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. - Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. - Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại mục 2 Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó. - Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. 5. Thủ tục xóa án tích hiện hành 5.1.Thủ tục xóa án tích trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích Thủ tục đương nhiên được xóa án tích hiện hành theo Khoản 1 Điều 369 BLTTHS 2015; người đương nhiên được xóa án tích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để chứng nhận việc đã được xóa án tích: - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại mục 1 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. Nơi nộp hồ sơ cấp phiếu Lý lịch tư pháp: + Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch Tư pháp Quốc gia; 5.2.Thủ tục xóa án tích trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích: - Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện). - Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích). - Tòa án đã xét xử sơ thẩm xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về thủ tục xóa án tích. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Thủ tục, Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng? Bạn là người mới bước chân vào ngành xây dựng và bạn đang thắc mắc về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây dựng, Sở xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam 2. Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng  Hiệu lực của chứng chỉ là 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất/hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì thời hạn được ghi theo chứng chỉ được cấp trước đó. 3. Những trường hợp nào cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng: Căn cứ từ Điều 59 đến Điều 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định: Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; Căn cứ Điều 57, Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định: Không có chứng chỉ năng lực xây dựng không được tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, đấu thầu. Căn cứ Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực xây dựng: - Khảo sát xây dựng, bao gồm: + Khảo sát địa hình; + Khảo sát địa chất công trình; - Lập quy hoạch xây dựng. - Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: + Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; + Thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; + Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật; - Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Thi công xây dựng công trình. - Giám sát thi công xây dựng công trình. - Kiểm định xây dựng. - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 4. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức Để được cấp chứng chỉ, tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án. 5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (01 bộ hồ sơ) - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP; - Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; - Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình); - Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc; - Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; - Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II); - Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II); - Các tài liệu theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý. 6. Phương thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến, đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thầm quyền. 7. Thời gian giải quyết: 20 ngày. 8.  Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng - Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực Hạng I; - Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực Hạng II, Hạng III.    Khách hàng có nhu cầu cấp Chứng chỉ năng lực hoạt xây dựng, sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc? Là loại giấy tờ được cấp phép đối với các cơ sở kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc đáp ứng các điều kiện kinh doanh dược và được cấp dưới dạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cụ thể như sau: 1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc - Phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. - Đối với quầy thuốc chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật Dược 2016. - Đối với nhà thuốc: phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. - Đối với quầy thuốc: phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp và một trong các văn bằng chuyên môn sau: + Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược; +Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; + Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược; 2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc Để đăng ký kinh doanh nhà thuốc, người hành nghề dược phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau: 2.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược - Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng. - Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. - Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. - Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp. - Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này. - Bản sao có chứng thực căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu. - Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. - Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược do bị thu hồi theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật này thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 2.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc - Chứng chỉ hành nghề dược; - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; - Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ nhà thuốc. 2.3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc - Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; - Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh; - Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề hợp pháp; - Bản sao công chứng giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP); - Hồ sơ nhân viên (nếu có). 3. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà thuốc Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc Chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh của bạn đặt trụ sở kinh doanh. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong 10 ngày, từ ngày đã ghi vào Phiếu tiếp nhận của bộ hồ sơ. Sau đó Sở y tế sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu như nội dung cần phải bổ sung, sửa đổi thì sẽ trả lời cho nhà thuốc bằng văn bản. Bước 4: Thẩm định thực tế và cấp đăng ký giấy phép kinh doanh nhà thuốc - Thời hạn trong vòng 20 ngày, từ ngày đã ghi vào phiếu tiếp nhận của bộ hồ sơ, sẽ đánh giá tại nhà thuốc trên thực tế. - Sở y tế thông báo bằng văn bản về những nội dung mà cần phải sửa chữa, khắc phục trong trường hợp nhà thuốc không đáp ứng điều kiện để kinh doanh. Thời hạn trong vòng 5 ngày làm việc, từ ngày đã hoàn tất xong việc đánh giá nhà thuốc trên thực tế. - Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm. - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa. - Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa. Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin Cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ tiến hành cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về giấy phép kinh doanh nhà thuốc. Khách hàng có nhu tư vấn luật doanh nghiệp, hay sử dụng dịch vụ kinh doanh nhà thuốc... vui lòng liên hệ với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và lắng nghe các giải pháp.
Tự thú, đầu thú là gì? Việc tự thú, đầu thú có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? – Xuân Tường ( Phú Thọ) 1. Tự thú, đầu thú là gì? Theo điểm h và điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tự thú, đầu thú như sau: - Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. - Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. 2. Quy định về người phạm tội tự thú, đầu thú Người phạm tội tự thú, đầu thú theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát. - Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết. - Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. 3. Tự thú, đầu thú có phải tình tiết giảm nhẹ? Theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: ….. r) Người phạm tội tự thú; 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Như vậy, đối với người phạm tội tự thú sẽ thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.  Còn đối với hành vi đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về từ thú, đầu thú. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Luật sư cá nhân - ân cần bên bạn là gì? Luật sư cá nhân - ân cần bên bạn là dịch vụ pháp lý dành cho các cá nhân, những vấn đề pháp luật mà đối tượng điều chỉnh có yếu tố cá nhân: Luật hình sự, Luật đất đai, Luật Hôn nhân Gia đình... Trong đời sống pháp luật hằng ngày, bạn luôn sống và làm theo những quy định của pháp luật, tại cơ quan, tại trường, tại gia đình, trong lúc vui chơi, ăn nhậu, hay làm việc, thậm chí là khi ngủ.. và tất cả các quan hệ xã hội bạn đều phải tuân thủ những quy định của luật. Có những quy định bạn biết, có những quy định bạn không biết, và thực tế rằng bạn đã phải chịu nhiều thiệt hại khi không hiểu biết đầy đủ pháp luật. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi, Công ty Luật VietLawyer giới thiệu đến bạn một dịch vụ pháp luật: "LUẬT SƯ CÁ NHÂN - ÂN CẦN BÊN BẠN" 1. Ai thì nên sử dụng dịch vụ này Tất cả các cá nhân sống và làm việc theo pháp luật Việt Nam, đều nên sử dụng dịch vụ này, để luôn có người sẵn sàng bên bạn, tư vấn pháp luật cho bạn, đảm bảo an toàn pháp lý cho bạn. 2. Mô tả dịch vụ Khách hàng trả 1 khoản phí theo năm, và khi phát sinh bất kỳ vấn đề pháp luật nào, khách hàng cần thì gọi điện, hoặc đến trực tiếp văn phòng, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho bạn, và đó là nghĩa vụ của chúng tôi. Trường hợp khách hàng muốn, cần các biểu mẫu liên quan, chúng tôi cũng có thể cung cấp miễn phí cho khách hàng (mẫu được nhà nước ban hành). Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu ly hôn, khách hàng gọi điện, hoặc đến văn phòng, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng và không thu phí. Bên cạnh đó những biểu mẫu cần thiết như (đơn xin ly hôn) chúng tôi cũng hướng dẫn khách hàng viết và cung cấp miễn phí cho khách hàng. 3. Phạm vi pháp luật dịch vụ Gói dịch vụ này bao gồm những loại hình pháp luật sau: 3.1 Luật hôn nhân gia đình Tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình, tư vấn quyền nuôi con, cấp dưỡng, tranh chấp tài sản, hôn nhân có yếu tố nước ngoài. 3.2 Luật lao động Các vấn đề về hợp đồng lao động, việc làm, kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng hoặc bất kỳ điều gì mà khách hàng quan tâm. 3.3 Luật hình sự Khi gặp các vấn đề, sự kiện ngoài ý muốn mà khách hàng nghi ngờ khả năng mình có thể bị xử lý hình sự hoặc đã bị khởi tố vụ án hình sự thì có thể liên hệ ngay để nhận được tư vấn nhiệt tình từ chúng tôi. 3.4 Luật đất đai Tư vấn những quy định về bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi, quy định về tặng cho giữa các thành viên trong gia đình, hay trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. 3.5 Luật dân sự Tư vấn pháp luật thừa kế, pháp luật hợp đồng mua bán, những tranh chấp hợp đồng dân sự. 3.6 Các lĩnh vực pháp luật khác 4. Cách thức thực hiện dịch vụ Khách hàng có thể đến trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc mua bằng cách gọi điện đến số điện thoại 0927625666 để đặt mua. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn xác nhận nghĩa vụ thực hiện dịch vụ với khách hàng. Trong suốt thời gian thực hiện dịch vụ, khi phát sinh mọi nhu cầu khách hàng có thể gọi điện đến số hotline hoặc cần đến văn phòng để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 5. Phí dịch vụ - 1.500.000 đồng/1 năm; - 2.800.000 đồng/2 năm; - Khách hàng mua 3 năm, sẽ được tặng thêm 1 năm thành 4 năm. 6. Tại sao bạn nên chọn dịch vụ "luật sư cá nhân - ân cần bên bạn". Có lẽ nhiều bạn đã xem phim, và luôn thấy câu nói quen thuộc "Để tôi liên hệ với Luật sư",  hoặc có việc gì cũng với câu nói "để tôi gọi cho luật sư". Ở Việt Nam, bạn vẫn luôn nghĩ "mua làm gì, khi có nhu cầu thì gọi hỏi, đầy người trả lời, cùng lắm gọi lên mấy tổng đài mất phí, cũng chục nghìn một phút, cần gì mua cho tốn kèm".  bạn hay thử gọi các cuộc tư vấn xem bạn liệu có hài lòng? Và giá dịch vụ tư vấn theo giờ thì quá cao giao động từ khoảng 500.000 đồng đến 1.200.000 đồng/giờ. Như vậy nếu bạn chờ đến khi có việc và việc phát sinh liên tục và cần đến luật sư sẽ là vô cùng tốn kém. Dịch vụ "luật sư cá nhân - ân cần bên bạn" sẽ giúp bạn yên tâm và chủ động với những vấn đề pháp lý liên quan đến đời sống hoặc kế hoạch phát triển công việc của bạn hoặc những tranh chấp ngẫu nhiên không may đến với bạn. 7. Cam kết dịch vụ: - Bảo mật thông tin tuyệt đối khi tư vấn đến bạn. - Tư vấn tận tình, tận gốc rễ vấn đề. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp luật "Luật sư cá nhân - Ân cần bên bạn" vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được giải đáp, chia sẻ và đặt dịch vụ. Trân trọng.
 
hotline 0927625666