Tất cả sản phẩm

Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Hà Nam, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Hà Nam. Tại Hà Nam, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Chúng tôi, cung cấp Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nam, cụ thể: 1. Tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp giữa những người hàng xóm, ranh giới sát nhau. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. 2. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi không làm đúng nghĩa vụ của mình, hoặc do hai bên không tìm được hướng giải quyết chung. 3. Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 4. Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5. Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa:  Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác.   Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhanh chóng, hiệu quả: 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất; 2. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 3. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 4. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Hà Nam, chúng tôi có Luật sư khắp các quận, huyện tại Hà Nam: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thành phố Phủ Lý, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thị xã Duy Tiên, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lý Nhân, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bình Lục, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh Liêm, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Kim Bảng. Khách hàng có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Tổ chức đai diện người lao động gồm những ai ? -  Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được hình thành với vai trò điều hòa mối quan hệ bất tương xứng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bộ luật 2019 đã mở rộng các tổ chức đại diện người lao động thay vì chỉ có công đoàn như trước kia. Công ty luật Vietlawyer.vn sẽ phân tích cho khách hàng về nội hàm của tổ chức người đại điện lao động trong Bộ luật lao động. 1. Khái niệm tổ chức đại diện người lao động Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định :  Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Có thể thấy tổ chức đại diện người lao động là tổ chức giải quyết hài hòa lợi ích các bên trên cơ sở thỏa thuận nhưng không trái pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho người lao động trong quan hệ lao động 2. Các quy định liên quan đến tổ chức đại diện người lao động Tổ chức đại diện người lao động tồn tại dưới hai hình thức. Công đoàn và loại hình khác với tên gọi là tổ chức của người lao động. Người lao động có quyền được thành lập, gia nhập, tham gia hoạt động tại cả hai loại hình tổ chức trên. Công đoàn là tổ chức trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đây là loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đã và đang tồn tại ở nước ta và là tổ chức duy nhất được coi là tổ chức đại diện cho người lao động cho đến nay Từ 01/01/2021, Pháp luật thừa nhận thêm một loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đó là tổ chức của người lao động. Như vậy tổ chức của người lao động ở đây được hiểu là tổ chức đại diện cho người lao động và khác so với tổ chức công đoàn. Tổ chức đại diện người lao động có các quyền và nghĩa vụ nhất định tại cơ sở trong quan hệ lao động. Cụ thể, căn cứ theo Điều 178 Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động 1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này. 2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này. 3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình. 4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền. 5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này. 6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký. 7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nếu khách hàng có nhu cầu trong việc xây dựng tổ chức đại diện người lao động, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn trình tự, thủ tục xây dựng tổ chức đại diện người lao động - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Vĩnh Phúc. Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Chúng tôi, cung cấp Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc, cụ thể: 1. Tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp giữ những người hàng xóm, ranh giới sát nhau. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. 2. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi không làm đúng nghĩa vụ của mình, hoặc do hai bên không tìm được hướng giải quyết chung. 3. Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 4. Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5. Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa:  Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhanh chóng, hiệu quả: 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất; 2. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 3. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 4. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Vĩnh Phúc, chúng tôi cung cấp Luật sư khắp các quận, huyện tại Vĩnh Phúc: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thành phố Vĩnh Yên, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thị xã Phúc Yên, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai huyện Tam Dương, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Tam Đảo, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Vĩnh Tường, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Yên Lạc, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bình Xuyên, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lập Thạch, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Sông Lô, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc. Khách hàng có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất | Điều Kiện Và Thủ Tục | Luật Sư Của Bạn - Hiện nay, việc tặng cho quyền sử dụng đất không còn quá xa lạ: cha mẹ tặng cho con cái; người có đất tặng cho người khác,... Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện việc tặng cho thì pháp luật đã có những quy định chi tiết. Dựa trên các quy định của pháp luật như: Luật Đất đai 2013 và một số Nghị định, Thông tư liên quan, Công ty Luật Vietlawyer xin được tư vấn về tặng cho quyền sử dụng đất như sau: 1. Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về: "3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;..." Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về: "Điều 168: Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền." Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013: "3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây: a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đúng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho; c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính." Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013: "Điều 188: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất." 2. Hướng dẫn của Luật sư: 2.1. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất: Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền tặng cho như sau: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Trường hợp người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi: - Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; - Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận) 2.2. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất: Công chứng hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng; - Dự thảo hợp đồng tặng cho; - Bản sao giấy tờ tùy thân; - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho: + Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn. + Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung. - Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật. Sau khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013. Khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho. Trên đây là nội cung tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Mọi thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ thủ tục của Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.
Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Hải Dương, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Hải Dương. Tại Hải Dương, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Chúng tôi, cung cấp Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hải Dương, cụ thể: 1. Tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp giữ những người hàng xóm, ranh giới sát nhau. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. 2. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi không làm đúng nghĩa vụ của mình, hoặc do hai bên không tìm được hướng giải quyết chung. 3. Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 4. Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5. Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa: Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhanh chóng, hiệu quả: 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất; 2. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 3. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 4. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Hải Dương, chúng tôi cung cấp Luật sư khắp các quận, huyện tại Hải Dương: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thành phố Hải Dương, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Ninh Giang, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Kinh Môn, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh Miện, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lộc, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bình Giang, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh Hà, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Nam Sách, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Kim Thành. Khách hàng có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Thoả ước lao động tập thể | Vai trò đặc biệt của nó với người lao động - là một trong những văn bản pháp lý nội bộ công ty, có giá trị như văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể không chỉ là giảm xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động - mối quan hệ vốn đã không công bằng mà còn thống nhất chế độ lao động giữa những người lao động trong cùng một ngành nghề công việc trong cùng một doanh nghiệp. Công ty luật Vietlawyer.vn sẽ phân tích cho khách hàng thế nào là Thỏa ước lao động tập thể, thời hạn và vai trò của Thoả ước lao động tập thể. 1. Khái niệm, bản chất của Thoả ước lao động tập thể. 1.1 Khái niệm của Thoả ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được ký kết bằng văn bản. Các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể có thể là các thỏa thuận, thương lượng về những vấn đề liên quan tới quyền lợi của người lao động như: an toàn vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ, tiền lương, thưởng, v.v của người lao động. Thỏa ước lao động tập thể phân loại theo quy mô thì bao gồm: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thoả ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập  thể có nhiều doanh nghiệp và các loại thỏa ước lao động tập thể khác. 1.2 Bản chất của Thỏa ước lao động tập thể  Thỏa ước lao động tập thể là một loại văn bản đặc thù, có bản chất pháp lý song hợp.  Thoả ước lao động tập thể vừa là một dạng hợp đồng vừa là một dạng văn bản quy phạm. Tính hợp đồng của Thỏa ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên đương nhiên thỏa ước phải mang tính chất của hợp đồng. Không thể có thỏa thuận trên nếu không có ý chí giữa hai bên. Các nội dung bên trong thỏa thuận thường là các điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động,... bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thường có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Tính quy phạm của Thỏa ước lao động tập thể Tính chất này được hình thành thông qua nội dung thỏa ước, trình tự ký kết thỏa ước và hiệu lực của thỏa ước. Về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Vì vậy nội dung của thỏa ước được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. 2. Vai trò của Thỏa ước lao động tập thể Hình thành trách nhiệm ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động  Mặc dù tồn tại xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng quan hệ này vẫn tồn tại mối quan hệ cộng sinh. Người lao động cần người sử dụng lao động để đạt được mục đích là trả lương hoặc thăng cấp. Người sử dụng lao động không thể vận hành doanh nghiệp mà không có người lao động.  Để nhận được khoản thu nhập tương xứng, người lao động cần trao đổi sức lao động của mình để tạo ra giá trị mà người sử dụng lao động cần. Những giá trị đó có vai trò duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ sở để trả lương cho người lao động. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người lao động phụ thuộc vào trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Giảm sự xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động Sự tồn tại của Thỏa ước lao động tập thể còn góp phần điều hòa lợi ích và hạn chế cạnh tranh không đáng có giữa người lao động và doanh nghiệp. Bởi thỏa ước lao động tập thể giúp người lao động có được vị thế bình đẳng trong mối quan hệ với người sử dụng lao động thông qua việc giúp họ đạt được những thỏa thuận có lợi hơn trong quá trình làm việc và giảm thiểu tối đa những yêu sách bất lợi từ phía doanh nghiệp. Từ đó, những tranh chấp, mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích giữa các bên cũng sẽ dần được hạn chế loại bỏ. Là nguồn quy phạm bổ sung cho luật lao động Xét về bản chất, Thỏa ước lao động tập thể có tính chất tương tự hợp đồng lao động khi nó là một bản thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi giữa hai bên. Tuy nhiên thỏa ước này cũng có tính chất quy phạm, vì vậy nó còn được xem như một “bộ luật con” của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể còn góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn luật lao động. Chính vì thỏa ước là sự thương lượng bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động cho nên những quyền lợi của người lao động được ấn định theo hướng tiến bộ và dân chủ hơn quy định luật lao động. Nếu khách hàng có nhu cầu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Để khởi kiện một vụ án hành chính cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Đây là câu hỏi không ít các bạn đọc đang thắc mắc. Bài viết dưới đây, Công ty Luật VietLawyer sẽ chia sẻ về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. 1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì? Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc. 2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính 2.1. Chủ thể khởi kiện Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. 2.2. Đối tượng khởi kiện -Quyết định hành chính  -Hành vi hành chính  -Quyết định kỷ luật buộc thôi việc  Các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải là các quyết định hành chính cá biệt.           2.3. Thẩm quyền  Về thẩm quyền có thể xét trên hai phương diện: – Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo loại việc:  -Thẩm quyền của các cấp toà án. 2.4. Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện vụ án Hành chính -01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. – 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; – Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Luật sư hành chính của VietLawyer vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời. trân trọng./. =================================================================================  
Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp - Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Làm thế nào để sáp nhập doanh nghiệp không vi phạm pháp luật? Sáp nhập cần thực hiện thủ tục như thế nào? Công ty Luật VietLawyer mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì? Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.” Như vậy, có thể hiểu Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 2. Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp? Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập công ty, doanh nghiệp. Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua. Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây: Hợp đồng sáp nhập; Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập; Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập; Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu). Bước 4: Các công việc phải làm sau khi sáp nhập doanh nghiệp Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. Hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp? Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại: - Thời điểm pháp lý chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập chính là khi hoàn thành đăng ký doanh nghiệp với công ty nhận sáp nhập. - Không tạo ra doanh nghiệp “mới” trên danh nghĩa mà vẫn duy trì doanh nghiệp nhận sáp nhập với quy mô vốn thường lớn hơn. 4. Trình tự thực hiện chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập ra sao? Căn cứ Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập như sau: “Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập 1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế. 2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này. ..” Theo quy định đó, phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công ty Luật VietLawyer đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp”. Nếu cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi, VietLawyer luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Làm Thêm Giờ Thì Được Trả Bao Nhiêu Tiền | Luật Sư Lao Động - Là thắc mắc của nhiều người lao động khi tăng ca để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ không biết về các quy định liên quan tới khoản tiền lương đặc thù liên quan đến việc làm thêm giờ, cũng như thắc mắc về khoản tiền lương sau giờ làm việc chính thức được trả của người sử dụng lao động như vậy có ít hơn so với quy định của pháp luật hay không. Công ty luật Vietlawyer sẽ làm rõ vấn đề tại phần dưới đây. 1. Khái niệm về giờ làm thêm Giờ làm thêm được phân chia làm hai loại là giờ làm thêm căn cứ theo giờ (giờ làm đêm) và giờ làm thêm căn cứ theo ngày (giờ làm thêm ngoài ngày thường). 1.1 Giờ làm đêm Giờ làm đêm là giờ làm việc ban đêm, được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. 1.2 Giờ làm thêm ngoài ngày thường Giờ làm thêm ngoài ngày thường là giờ làm thêm vào các ngày không bắt buộc phải đi làm, thường là ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. 2. Các quy định về giờ làm thêm  Trong trường hợp người lao động làm việc vào giờ làm đêm, thì người lao động sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 3. Tiền lương về giờ làm thêm theo quy định Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm. Vào ngày thường, người làm thêm được trả ít nhất 150%. Vào ngày nghỉ hàng tuần, người làm thêm được trả ít nhất 200%. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, người làm thêm được trả ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương này. Nếu người lao động làm việc ban đêm, người lao động được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo các điều trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc theo công việc làm vào ban ngày. Khách hàng là người lao động muốn tư vấn về vấn đề liên quan tới thời gian làm việc, tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, hãy liên hệ tới VIetlawyer.vn. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Luật sư bào chữa của VietLawyer tại Quảng Ninh là đội ngũ luật sư của Công ty Luật Vietlawyer phụ trách việc tiếp nhận và giải quyết các vụ án hình sự tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có nhiều Khu kinh tế,, dân cư, lao động đông đúc, đồng thời cũng là nơi xảy ra rất nhiều các vụ án hình sự. Tại đây, Luật sư bào chữa tại Quảng Ninh gồm những Luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Các luật sư bào chữa tại Quảng Ninh có thể tư vấn và bào chữa cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư bào chữa tại Quảng Ninh là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư bào chữa tại Quảng Ninh có thể bào chữa nhằm giảm nhẹ mức hình phạt, tránh các hoạt động xâm phạm đến quyền lợi của thân chủ bởi các hoạt động tiêu cực, sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, đưa ra những giải pháp phù hợp nhất trong các vụ án hình sự. Vậy thì thủ tục thuê Luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Quảng Ninh như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra các bước để khách hàng có thể mời luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Quảng Ninh như sau: Bước 1. Viết đơn mời Luật sư gửi đến Vietlawyer Nếu bạn đang bị tạm giữ, tạm giam thì có thể viết đơn gửi người thân nhờ mời luật sư cho bạn hoặc gửi đích danh luật sư mà bạn biết. Hoặc người thân của bạn cũng có quyền viết đơn nhờ luật sư bào chữa tham gia. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bạn biết đến Công ty Luật VietLawyer thông qua giới thiệu, hay thông qua các kênh trên mạng xã hội và muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi mà không biết viết đơn mời Luật sư như thế nào. Đừng ngần ngại gì mà không nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc và ân cần giải đáp cho Quý khách hàng. Bước 2. Vietlawyer tiếp nhận thông tin vụ án - Khách hàng thuê dịch vụ luật sư của Vietlawyer tại Quảng Ninh cần liên hệ, cung cấp các thông tin về vụ án như sau: hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, thời gian, địa điểm …. xảy ra vụ án. - Luật sư có ý kiến tư vấn sơ bộ và báo phí thù lao luật sư để khách hàng tham khảo, quyết định. - Sau khi được báo phí thù lao luật sư, nếu khách hàng chấp nhận thù lao luật sư thì hai bên tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. - Sau khi khách hàng thực hiện việc tạm ứng phí thù lao luật sư, Vietlawyer phân công luật sư phụ trách vụ việc. Bước 3. Vietlawyer hoàn thiện hồ sơ, đăng ký thủ tục bào chữa gửi tới các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho khách hàng. Bước 4. Vietlawyer tiến hành giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. - Vietlawyer sẽ cử một hoặc nhiều các luật sư giỏi chuyên về hình sự, chuyên viên pháp lý để giải quyết. - Luật sư Vietlawyer sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung các thông tin, giấy tờ, thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ việc. - Luật sư Vietlawyer sẽ thực hiện một số công việc chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình một cách tốt nhất như: tiến hành sao chụp hồ sơ, tài liệu tại các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền; bên cạnh thân chủ tại các buổi cơ quan điều tra lấy lời khai, hỏi cung; thu thập thêm các tài liệu chứng cứ, bằng chứng ngoại phạm, có lợi cho thân chủ; cùng với thân chủ thực hiện việc kháng cáo nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án…. - Các luật sư và chuyên viên pháp lý nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông tin của vụ án để bảo vệ thân chủ của mình tại phiên xét xử của Tòa án. Tại Quảng Ninh chúng tôi cung cấp các dịch vụ Luật sư bào chữa cho tất cả các khách hàng rộng khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến dân sự, thương mại, doanh nghiệp, lao động, đất đai, hành chính,... Khách hàng tại Quảng Ninh, có nhu cầu tư vấn, thuê Luật sư bào chữa tại Quảng Ninh trong các vụ án hình sự hay đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong các lĩnh vực nói trên có thể liên hệ ngay với VietLawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp kịp thời. tìm hiểu thêm các dịch vụ khác của chúng tôi tại đây.
Công ty cổ phần là gì? Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần như thế nào? Sau đây VietLawyer sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc này. 1. Công ty cổ phần là gì? Căn cứ theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau: 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Dựa theo điều luật trên có thể thấy công ty cổ phần có những đặc điểm nổi bật sau:  - Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân; tối thiểu 03 thành viên sáng lập; - Không giới hạn số lượng thành viên tối đa; - Vốn điều lệ được chia làm các phần bằng nhau (cổ phần); các cổ đông nắm giữ cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ những trường hợp đặc biệt); - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn ứng với số cổ phần mình nắm giữ; - Có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. 2. Ưu điểm của Công ty cổ phần - Mức độ chịu rủi ro của các cổ đông thấp do chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp đã góp vào công ty; - Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có và hiện nay đây cũng là loại hình duy nhất có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn; - Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất; - Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, cộng thêm việc không giới hạn số lượng cổ đông thì đây là loại hình có yếu tố thu hút nhiều cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần, vì vậy phạm vi đối tượng có thể mua cổ phần và tham gia là cổ đông của công ty cổ phần rất rộng; - Hơn nữa, cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; - Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề; - Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu; - Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; - Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành. 3. Nhược điểm của Công ty cổ phần Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp, nên việc quản lý và điều hành công ty cổ phần cũng khó khăn hơn do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng nhau về lợi ích; - Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; - Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông trong các cuộc họp thường niên; Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER về ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc đã rõ, mà có nhu cầu thành lập doanh nghiệp (mở công ty) hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0927625666 để có được dịch vụ tốt mà giá rẻ nhất. Trân trọng./.
Dịch Vụ Ly Hôn Tại Long An | Nhanh | Giá Tốt | Bảo Mật, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp dịch vụ trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Long An. Dịch vụ ly hôn tại Long An của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Với nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được thay đổi nên khó tránh khỏi những vấn đề khác phát sinh trong các mối quan hệ. Vậy nên tình trạng hôn nhân cũng phức tạp và là tỉnh có tỷ lệ ly hôn khá cao, chính vì thế mà Luật sư Hôn nhân gia đình, Luật sư ly hôn, dịch vụ ly hôn tại Long An cũng phát triển mạnh. Công ty Luật Vietlawyer cung cấp các dịch vụ ly hôn tại Long An, cụ thể: 1. Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Long An:  Khi mà cả hai bên vợ hoặc chồng đều đồng ý và đồng thuận thì việc giải quyết sẽ được chúng tôi cung cấp nhanh chóng, gọn nhẹ. 2. Dịch vụ ly hôn đơn phương tại Long An:  Vụ việc sẽ phức tạp hơn vì khi đó hai vợ chồng chưa thỏa thuận được hết các vấn đề trong hôn nhân và có tranh chấp tại Tòa. Khi đó sẽ cần trải qua nhiều quy trình thủ tục khác nhau, nhưng với kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết theo yêu cầu của khách hàng. 3. Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Long An:  Là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; hoặc trường hợp cả 2 là người Việt Nam nhưng một bên vợ hoặc chồng không thường trú tại Việt Nam theo Điều 127, Luật hôn nhân gia đình năm 2014. 4. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản sau ly hôn tại Long An: Đây là việc khó và phức tạp, việc đưa ra phương án không tối ưu có thể gây thiệt hại lớn cho khách hàng. Nhưng với kinh nghiệm của Vietlawyer thì đây không phải là vấn đề lớn, khách hàng sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Ngoài ra những phát sau khi đã có bản án và khả năng thi hành án, cũng là một vấn đề nan giải (khó giải quyết), của các vụ án ly hôn, cũng sẽ được Luật sư Việt  tư vấn tận tình cho khách hàng. 5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về con cái, sau ly hôn tại Long An: Ly hôn, con cái chịu thiệt thòi, tuy nhiên việc giải quyết quyền nuôi con xưa nay chưa khi nào dễ dàng cả. Đôi khi vụ việc còn có thể bị đẩy lên và kéo dài nhiều năm. Ai nuôi được quyền nuôi con khi ly hôn? Chứng mình điều kiện để nhận quyền nuôi con như thế nào? Con trên 7 tuổi thì xử lý như thế nào? Còn dưới 36 tháng sẽ áp dụng quy định nào??? Tất cả những nội dung này, sẽ được chúng tôi tư vấn và bảo vệ khách hàng theo quy định của pháp luật. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện Dịch vụ ly hôn tại Long An trọn gói, nhanh; 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án tối ưu nhất; 2. Soạn và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết cho khách hàng chỉ việc đọc rồi ký; 3. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 4. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 5. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Long An, chúng tôi cung cấp dụng vụ ly hôn khắp các huyện, thành phố tại Long An: Dịch vụ ly hôn huyện Châu Thành, Dịch vụ ly hôn Thị xã Tân An, Dịch vụ ly hôn huyện Đức Hòa, Dịch vụ ly hôn huyện Đức Huệ, Dịch vụ ly hôn huyện Mộc Hóa, Dịch vụ ly hôn huyện Tân Trụ, Dịch vụ ly hôn huyện Thủ Thừa,... Khách hàng có nhu cầu ly hôn thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hoặc tham khảo các dịch vụ tại đây.
 
hotline 0927625666