Tất cả sản phẩm

Hiện nay, việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội diễn ra rất dễ dàng và phổ biến. Tuy nhiên, một số cá nhân lại sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của những cá nhân, tổ chức liên quan. Vì vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng sẽ bị xử lý như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thông tin sai sự thật là gì? Thông tin sai sự thật là những thông tin được thêm bớt, thay đổi bản chất của sự việc, hiện tượng (pha trộn thông tin thật, giả). Thông qua việc chia sẻ, lan truyền tin sai sự thật sẽ dẫn đến các thông tin ngày càng bị biến dạng, sai lệch khiến cho người tiếp cận có những thái độ, hành động sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật. 2. Chế tài hành chính Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng đối tượng, từng nhóm hành vi, cụ thể: - Hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các Trang tin điện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 99). - Hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100). - Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101). - Hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (quy định tại Điểm n, Khoản 3, Điều 102). 3. Chế tài hình sự - Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống" theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luật Hình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 05 đến 12 năm. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Thiệt hại bao gồm chi phí để khắc phục hậu quả, những tổn thất về vật chất và tinh thần đã gây ra đối với tổ chức, cá nhân bị hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở yêu cầu của người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy, việc chia sẻ, đăng tải, phát ngôn thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi công dân nhưng khi hoạt động trên không gian mạng mỗi công dân phải có trách nhiệm về thông tin mình đăng tải, cũng như tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sau gần 5 ngày xét xử, chiều 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng 14 đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tân Hoàng Minh.    Phiên tòa xét xử Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh và 14 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ảnh: M.Nguyên Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, được pháp luật và Nhà nước bảo vệ. Các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn nên cần cách ly khỏi xã hội một thời gian. Trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng là người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh để huy động tiền cho tập đoàn nên là người giữ vai trò cao nhất, chịu mức án cao hơn các bị cáo khác. Đỗ Hoàng Việt là người trực tiếp điều hành phát hành trái phiếu cho tập đoàn Tân Hoàng Minh, bán trái phiếu cho các nhà đầu tư, chiếm đoạt số tiền hơn 8.000 tỷ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.  Các bị cáo còn lại có vai trò giúp sức, không hưởng lợi.  Khi lượng hình, HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo như gia đình có công với cách mạng, nộp khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, được nhiều bị hại viết đơn xin giảm án... HĐXX đánh giá, việc khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 8.600 tỷ đồng là cố gắng rất lớn của gia đình bị cáo Đỗ Anh Dũng. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.  Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh, 36 tháng tù kể từ ngày bị bắt tạm giam. Mức án dành cho 13 bị cáo còn lại: + Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt lĩnh 24 tháng tù; + Trần Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil lĩnh án 24 tháng tù; + Lê Văn Thịnh, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, lĩnh 24 tháng tù; + Nguyễn Khoa Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông, lĩnh án 24 tháng tù; + Hoàng Quyết Chiến, Phó giám đốc trung tâm tài chính kế toán tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Lê Thị Mai, nguyên Phó giám đốc thường trực ban nguồn vốn tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Vũ Lê Vân Anh, Phó giám đốc ban nguồn vốn tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Nguyễn Văn Khẩn, Phó phòng ngân sách Trung tâm tài chính kế toán tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Phùng Thế Tính, Phó Giám đốc trung tâm tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Bùi Thị Ngọc Lân, cựu Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc, lĩnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, lĩnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Nguyễn Thị Hải, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CPA Hà Nội, lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Phan Anh Hùng, cựu Phó giám đốc Công ty CPA Hà Nội chi nhánh Sài Gòn, lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo được trả tự do ngay tại phiên tòa. Về trách nhiệm dân sự, buộc các bị cáo phải bồi thường hơn 8.600 tỷ đồng cho hơn 6.600 bị hại. Nguồn: Báo Dân trí
Trợ cấp được hiểu là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua những khó khăn nhất định. Vậy pháp luật Việt Nam quy định chế độ, chính sách trợ cấp đối với người cao tuổi như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Người cao tuổi được hiểu như thế nào? Trước đây, mọi người thường dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người lớn tuổi, còn hiện nay thì thuật ngữ “người cao tuổi” đã và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.  Từ góc độ pháp lý, căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định về người cao tuổi cụ thể như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Do đó, người cao tuổi được hiểu là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. 2) Các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi  Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy theo độ tuổi của người cao tuổi sẽ được hưởng các chính sách như: trợ cấp xã hội hàng tháng; hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế; hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh; hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ; chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng. 2.1 Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng  a) Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng  Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 và điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Trường hợp, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách đã qua đời mà chưa làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội thì không có căn cứ để xem xét hưởng chế độ. b) Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng  Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng. "Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng". c) Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi Dựa trên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau: - Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. - Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm: + Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP; + Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP; + Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Đối với người cao tuổi sẽ áp dung mẫu số 1d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. 2.2 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế a) Đối tượng người cao tuổi được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế Khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau: - Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. - Trường hợp đối tượng nêu trên thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất. Vì vậy, người cao tuổi được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế dựa trên  khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây là đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng b) Mức hưởng bảo hiểm y tế của người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng Căn cứ khoản a khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2014) quy định người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 2.3 Chính sách ưu tiên khám, chữa bệnh Tại khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định việc ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau: - Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng; - Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú. Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật nặng. 2.4 Chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng Nội dung chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng được quy định tại Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP a) Những đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng: -Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định  đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; -Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 điều 5 Nghị định; -Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác. b) Mức hỗ trợ chi phí mai táng Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định ở khoản 2 Điều 4 . Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm: -Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này; -Bản sao giấy chứng tử của đối tượng; -Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Dưới sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển chung thì nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các nguy cơ về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt là các hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, loại tội phạm này đang gia tăng khá nhanh cả về quy mô, số lượng và hậu quả. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm  tại chương XVI về tội phạm. 1.  Dấu hiệu pháp lý 1.1. Khách thể Về phương diện quyền và các quan hệ xã hội cần bảo vệ. Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền sở hữu nhằm xác định mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. 1.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan của tội phạm: người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như một công cụ để thực hiện một trong các hành vi sau: - Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa. Hành vi này được thực hiện thông qua các thủ đoạn như trộm cắp, lừa đảo để có được thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của người khác, rồi dùng chính những thông tin đó để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản. Ví dụ: kẻ phạm tội gửi email giả mạo hoặc cài phần mềm gián điệp …để có được thông tin, mật khẩu và sử dụng thông tin có được để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ. - Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ.  Làm thẻ ngân hàng giả là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất giống như thẻ ngân hàng (trong đó chứa đựng thông tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành). Thủ đoạn phạm tội trong trường hợp này thường là người phạm tội mua thẻ nhựa trắng, mua hoặc đánh cắp thông tin thẻ, mật mã giao dịch. Sau đó dùng máy ghi thẻ để sản xuất thẻ giả, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ giả để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hoặc người phạm tội dùng thẻ ngân hàng của nước ngoài đã hết hạn sử dụng vào nước khác để rút tiền… - Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản. Đó là hành vi vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc các phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào của cơ quan, tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản (trực tiếp) của chủ thẻ đó. - Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản. Kẻ phạm tội đưa ra các thông tin gian dối trong các lĩnh vực trên nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản, làm họ tưởng thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó.  - Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội thực hiện thiết lập, cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nhưng không được phép hoặc không đúng giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi trên chỉ cấu thành tội này khi không thuộc trường hợp tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 173 và Điều 174 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tội phạm này có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có một trong các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên xảy ra, không kể là đã chiếm được hay chưa. Do đó, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.  1.3. Chủ thể Khoản 1,2 Điều 290 quy đinh về tội phạm nghiêm trọng, còn Khoản 3,4 Điều này quy định về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy chủ thể của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1,2 Điều 290 là người từ đủ 16 tuổi trở lên còn tội phạm tại Khoản 3,4 Điều này là người từ đủ 14 tuổi trở lên. 1.4. Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận biết được hậu quả của tội phạm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. 2. Quy định về hình phạt Điều 290 quy định 4 khung hình phạt, gồm: – Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; – Khung 2: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; áp dụng đối với các trường hợp có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến 200 thẻ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000đ ồng; gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm. – Khung 3: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ. – Khung 4: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; số lượng thẻ giả từ 500 thẻ trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp kỹ thuật số luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhờ nền kinh tế số mà các hoạt động kinh doanh, giải trí, vận tải,....đều có điều kiện phát triển nhanh hơn. Từ đó, các giao dịch điện tử diễn ra ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các hoạt động ngân hàng được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Giao dịch bằng phương tiện điện tử  Giao dịch điện tử là quá trình thanh toán mà các giao dịch diễn ra không cần sử dụng tiền mặt và các giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, điện từ, truyền dẫn không dây,...hoặc các công nghệ tương tự.  Hay hiểu cách khác thì giao dịch điện tử là phương thức giao dịch thực hiện trên không gian mạng qua các thiết bị điện tử mà không đòi hỏi các bên trong giao dịch phải trực tiếp làm việc như trong giao dịch truyền thống. 2) Các hoạt động ngân hàng nào được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 35/2007/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau: Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử là các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại Chương III Luật các Tổ chức tín dụng; không áp dụng trong việc phát hành hối phiếu và các giấy tờ có giá khác. Các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 bao gồm: - Tái cấp vốn - Phát hành tiền giấy, tiền kim loại - Cho vay - Bảo lãnh - Tạm ứng cho ngân sách nhà nước - Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản - Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia - Dịch vụ ngân quỹ - Đại lý cho Kho bạc Nhà nước - Hoạt động ngoại hối. Các hoạt động ngân hàng theo Chương IV Luật Tổ Các tổ chức tín dụng 2010 bao gồm: - Hoạt động của ngân hàng thương mại - Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính - Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính - Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã - Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân - Hoạt động tổ chức tài chính vi mô tại - Hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại 3) Nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng Điều 3 Nghị định 35/2007/NĐ-CP về việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng quy định về các nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng như sau: 1. Việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Nghị định này chỉ quy định về phương thức giao dịch bằng phương tiện điện tử trong hoạt động ngân hàng, nội dung của các hoạt động ngân hàng do các luật khác điều chỉnh. 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thông, trừ trường hợp có quy định khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 4. Việc cung cấp dịch vụ công của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) dưới hình thức điện tử được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được trái với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong nền kinh tế thị trường, cổ phiếu là loại tài sản có tính thanh khoản cao và đang ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với lại cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, loại tài sản này lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý để thi hành án. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về xử lý cổ phiếu để thi hành án - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thi hành án dân sự là gì? Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý cạnh tranh và Trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, hoạt động THADS phải được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.  Theo đó, có thể hiểu THADS là là hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của Luật THADS và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại. 2) Cổ phiếu là gì? Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 định nghĩa như sau:Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 thì giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.  Như vậy, cổ phiếu là loại chứng khoán do tổ chức phát hành để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức đó.  3) Quy định về xử lý cổ phiếu để thi hành án Hiện nay, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định riêng về việc xử lý cổ phiếu để thi hành án mà chỉ có quy định về thu giữ, xử lý giấy tờ có giá để thi hành án. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng chưa định nghĩa rõ giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu khái quát giấy tờ có giá là một loại tài sản. Mặc dù vậy, tại khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì quy định giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, quy định rằng: “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.  Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định như sau: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Do đó, cổ phiếu cũng được coi là một loại tài sản và là giấy tờ có giá. Vì vậy, trên thực tế để xử lý cổ phiếu trong thi hành án dân sự sẽ áp dụng các quy định về trình tư, thủ tục xử lý giấy tờ có giá để thi hành án như sau:  Điều 82 Luật Thi hành án dân sự quy định: 1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. 2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án. Quy định tại khoản 1 nêu rõ những người đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể là: người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác. Khi Chấp hành viên phát hiện những người này đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án, thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định thu giữ các giấy tờ có giá đó để xử lý thi hành án. Những người này phải chuyển giao giấy tờ đó cho Chấp hành viên để xử lý theo quy định. Điều này có nghĩa là Chấp hành viên sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để bán giấy tờ có giá nhằm thu lại một khoản tiền để thanh toán cho người được thi hành án. Điều 83 Luật thi hành án dân sự quy định “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục bán tài sản là giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án. Khi Chấp hành viên  tiến hành việc xử lý giấy tờ có giá, cổ phiếu theo các quy định trên chính là đang thực hiện thủ tục “cưỡng chế thi hành án đối với giấy tờ có giá”. Trong đó biện pháp “Cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án” được quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự có thể sẽ bị áp dụng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
            Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm "thời hiệu khởi kiện" đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian mà một cá nhân hoặc tổ chức có thể khởi kiện và đưa vụ án ra tòa án. Thời hiệu khởi kiện không chỉ là quy định về thời gian mà còn liên quan đến các quy định về bảo vệ quyền lợi của các bên trong vụ án và quản lý công bằng trong hệ thống tư pháp. Vậy thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Định nghĩa  Thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.  2. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 184, Điều 185 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. "Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự 1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ." "Điều 185. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu  Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.” Đối chiếu với quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những thời hiệu khởi kiện: "Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản. 2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. 4. Trường hợp khác do luật quy định.”           Như vậy, đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.    
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về hàng thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc chuyển nhượng tài sản sau khi một người qua đời. Hàng thừa kế được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân và gia đình. Vậy có bao nhiêu hàng thừa kế và hàng thứ kế gồm những ai? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây:      1. Định nghĩa      Hàng thừa kế được hiểu là những người thừa kế theo pháp luật, được liệt kê theo thứ tự dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân và gia đình đối với người để lại di sản thừa kế.      2. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế    Đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”           Như vậy có 03 hàng thừa kế được xác định dựa trên quan hệ hôn nhân, gia đình và huyết thống được sắp xếp theo thứ tự như trên, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Vay tiền nhưng đến thời hạn không trả được thì tính lãi như thế nào?           Gần đây, Công ty Luật Vietlawyer nhận được nhiều câu hỏi về trường hợp vay tiền đến thời hạn nhưng bên vay không trả được thì tính lãi như thế nào. Sau đây, Công ty Luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây:           Đối với hợp đồng vay tiền có thời hạn thì chia thành hai loại: Hợp đồng vay không có lãi và Hợp đồng vay có lãi. Việc tính lãi quá hạn đối với từng loại trên là khác nhau.           Thứ nhất, đối với hợp đồng vay không có lãi.           Theo quy định tại khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015: “4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”           Như vậy, đối với trường hợp này, khi đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, cụ thể như sau: “Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”           Như vậy, trường hợp các bên không thỏa thuận được, luật không có quy định khác thì mức lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo Bộ luật dân sự, cụ thể là 10%/năm. Tiền phải trả = tiền gốc (chưa trả) + tiền gốc (chưa trả) x 10% x thời gian chậm trả Thứ hai, đối với hợp đồng vay có lãi.           Theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015: "5. Trường hợp vay có lãi mà đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”           Như vậy, đối với trường hợp này thì khi đến hạn thanh toán mà bên vay không trả hoặc trả không dầy đủ thì bên vay phải trả lãi quá hạn dựa trên phần tiền lãi phát sinh chưa trả (nếu có) và phần tiền gốc chưa thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Tiền phải trả = tiền gốc (chưa trả) + tiền gốc (chưa trả) x 150% x lãi suất vay theo hợp đồng do các bên thỏa thuận x thời gian quá hạn + tiền lãi (chưa trả) + tiền lãi (chưa trả) x 10% x thời gian quá hạn           Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website:https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc.
Khi đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Đảng viên không những phải tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy Đảng viên có được đi du lịch nước ngoài không? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Quy định về việc đi nước ngoài của Đảng viên Đảng viên đi nước ngoài với bất kỳ lý do, mục đích nào cũng đều phải thực hiện nghiêm túc theo Quy định số 57-QĐ/TW và Quy định số 228-QĐ/TW như sau: - Các cấp ủy, tổ chức đảng phải có trách nhiệm chon cử, đề xuất, giải quyết và quản lý cán bộ, đảng viên đi công tác, học tập ở nước ngoài theo thẩm quyền quản lý. Việc cho phép, chọn cử cán bộ, đảng viên đi công tác, học tập ở nước ngoài phải xuất phát từ yêu cầu cần thiết, đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả thiết thực. - Các cấp ủy, tổ chức đảng tuyệt đối không được cử hoặc cho phép ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì đối với đảng viên đang trong thời kỳ xem xét kỷ luật đảng, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên, có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận. - Các cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài bằng bất cứ nguồn kinh phí nào, mục đích và phương thức gì cũng đều phải báo cáo cấp ủy theo phân cấp quản lý. 2) Đảng viên có được đi du lịch nước ngoài không? Trong 19 điều Đảng viên không được làm không có quy định cấm đảng viên đi du lịch nước ngoài. Do đó, Đảng viên sẽ vẫn có quyền được đi du lịch nước ngoài. Nhưng vì đảng viên là những người nêu gương trong mọi mặt và đặc biệt và việc xây dựng vào bảo vệ an ninh chính trị trong đảng nên việc Đảng viên đi nước ngoài có thể ảnh hưởng tới công việc, an ninh, bí mật mà đảng viên đó đang đảm nhận, công tác ở trong nước. Chính vì việc không cấm đảng viên ra nước ngoài du lịch nhưng để được ra nước ngoài du lịch phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Đảng. Đảng viên muốn đi du lịch nước ngoài phải báo cáo hoặc được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thì đều là hành vi vi phạm kỷ luật đảng. Với trường hợp Đảng viên tự ý ra nước ngoài du lịch mà không cáo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách căn cứ theo điểm d khoản 34 của Quy định số 69-QĐ/TW. Vậy căn cứ vào những điều đảng viên không được làm và quy định của đảng thì đảng viên có thể đi nước ngoài du lịch nhưng phải báo cáo hoặc được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các tòa án quốc tế là các cơ quan tài phán thường trực, bao gồm các thẩm phán được các quốc gia lựa chọn, xét xử với tư cách cá nhân và theo nhiệm kỳ. Trong đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là cơ quan pháp lý quốc tế quan trọng hàng đầu. Tòa ICJ được thành lập năm 1945 theo Hiến chương Liên hợp quốc, kế thừa của Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) của Hội quốc liên. Tòa gồm có 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm, được lựa chọn bởi Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Vậy thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế là gì? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Tòa ICJ có hai thẩm quyền chính đó là: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Bên cạnh đó, Tòa ICJ còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Tòa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa. Sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lý duy nhất để Tòa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một tranh chấp cụ thể, đồng thời dựa vào thẩm quyền điều kiện giải quyết tranh chấp của Tòa quy định tại Điều 34, 35, 36 Quy chế Tòa. Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như được trù định ở khoản 1 – 5 của Điều 36 Quy chế Tòa: -Các quốc gia có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa thông qua việc tham gia vào điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa; -Các quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Phạm vi chấp nhận có thể không giới hạn, vô điều kiện hoặc có thể chấp nhận với điều kiện một hay một số quốc gia nhất định cũng chấp nhận có đi có lại như tế, hoặc giới hạn về nội dung tranh chấp, quốc gia tranh chấp hoặc thời hạn chấp nhận; -Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement) để chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát sinh. Thẩm quyền của Tòa có thể xác lập dựa trên quy định của điều ước quốc tế, tuyên bố của các quốc gia và thỏa thuận đặc biệt. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa có thể được đưa ra sau khi tuyên bố khởi kiện được đệ trình – trường hợp forum prorogatum. 2) Thầm quyền cho ý kiến tư vấn  Đây là thẩm quyền chỉ có ở các toà án thường trực như Toà ICJ và ITLOS mà không có ở các toà trọng tài vụ việc (ad hoc). Thẩm quyền này được quy định tại Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc. Cụ thể:  Khoản 1 Điều 96 quy định Tòa có thể cho ý kiến tư vấn đối với bất kỳ câu hỏi pháp lý nào theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Khoản 2 Điều 96 quy định các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên trách có thể được Đại hội đồng cho phép đệ trình yêu cầu xin ý kiến tư vấn của Tòa về các câu hỏi pháp lý “phát sinh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này”. Có hai điều kiện để Tòa có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn: cơ quan, tổ chức xin ý kiến có quyền xin ý kiến và câu hỏi đặt ra cho Tòa phải là câu hỏi pháp lý.  Khi xin ý kiến tư vấn, các cơ quan khác phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết đó là được Đại hội đồng cho phép và câu hỏi phải nằm trong phạm vi hoạt động của cơ quan xin ý kiến tư vấn. Các cơ quan, tổ chức có quyền xin ý kiến tư vấn của Tòa nhưng Tòa cũng có quyền từ chối không cho ý kiến tư vấn.  Việc từ chối cho ý kiến tư vấn là trường hợp Tòa xét thấy có thẩm quyền nhưng Tòa từ chối thực thi thẩm quyền đó. Việc từ chối này chỉ có thể khi Tòa xét thấy có lý do xác đáng (compelling reasons).  3) Thẩm quyền áp dụng biến pháp khẩn cấp tạm thời Điều 41 quy định Tòa sẽ có quyền đưa ra, nếu hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. Tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa cần thỏa mãn các điều kiện sau: -Tòa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc, - Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm phải ít nhất có cơ sở (at least plausible), - Có mối liên hệ  giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được yêu cầu áp dụng, - Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với quyền của bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice), và - Tình huống có tính khẩn cấp (urgency). Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể giống như bên yêu cầu đề nghị hoặc là biện pháp mà chính Tòa cho rằng thích hợp. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Dẫn độ tội phạm là quy chế được hình thành cùng luật quốc tế và là một bộ phận của luật hình sự quốc tế. Khi nhu cầu trao đổi tội phạm giữa các quốc gia thông qua một thỏa ước quốc tế thì quy chế này được ra đời. Ở một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời cổ đại đã xuất hiện quy chế này khi người nước ngoài phạm tội chống lại công dân nước ngoài ở quốc gia sở tại, nơi người phạm tội cư trú. Giữa các quốc gia đã có nhiều điều ước quốc tế về dẫn độ người phạm tội để xử lý theo pháp luật quốc gia mỗi nước nhằm thực hiện các mục đích chính trị hoặc mục đích bảo vệ an toàn, trật tự xã hội, trật tự pháp luật. Vậy dẫn độ tội phạm và các nguyên tắc dẫn độ tội phạm là gì? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Khái niệm về dẫn độ tội phạm Trong khoa học pháp lý, có rất nhiều khái niệm về dẫn độ tội phạm (extradition) được đưa ra dựa trên các tiêu chí và cách tiếp cận khác nhau.  Theo Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) đã khái quát:“Dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang hiện diện trong lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu”.  Hoặc Hiệp định dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Argentina ngày 26 tháng 9 năm 1896 nêu rõ: “dẫn độ là việc một bên ký kết chuyển giao cho bên ký kết kia người bị buộc tội hoặc người phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của mình, nếu người đó đã bị buộc tội hoặc đã thực hiện các tội phạm được quy định trong Hiệp định dẫn độ giữa hai nước”. Còn theo Marjorie Whiteman, một chuyên gia về luật hình sự quốc tế của Mỹ thì: dẫn độ là “quá trình mà theo đó người mà bị kết tội hoặc bị kết án tù về hành vi phạm tội trái với pháp luật của một quốc gia và được tìm thấy ở một quốc gia khác sẽ được đưa trở về quốc gia ban đầu để xét xử hoặc tuyên án”. Theo Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, dẫn độ được hiểu là “việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc ngoài bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó”. Khái niệm này được đánh giá là sự kế thừa khái niệm dẫn độ được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998.  Như vậy, các định nghĩa trên đều đề cập tới chủ thể của hoạt động dẫn độ (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu), đối tượng bị dẫn độ (cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu) và mục đích của hoạt động này là nhằm xét xử hoặc thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó. Tuy nhiên, không phải khái niệm dẫn độ tội phạm cũng cần đề cập tới cơ sở pháp lý để các quốc gia thực hiện hoạt động hợp tác này, đó là các điều ước quốc tế song phương và đa phương ghi nhận quyền và nghĩa vụ dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia. Định nghĩa đầy đủ về dẫn độ tội phạm cần nêu rõ chủ thể của hoạt động dẫn độ, đối tượng bị dẫn độ, mục đích của dẫn độ và cơ sở pháp lý của việc dẫn độ. Do đó, chúng ta có thể hiểu dẫn độ tội phạm như sau: dẫn độ là một quá trình mà một nước (nước được yêu cầu) chuyển giao người người phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của mình cho nước khác (nước yêu cầu) để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó theo các nguyên tắc, thủ tục được quy định trong điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.  2) Các nguyên tắc về dẫn độ tội phạm  Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia  Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động dẫn độ tội phạm vì chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi một quốc gia nhận được một yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia này có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ.  Nguyên tắc có đi có lại  Theo nguyên tắc này, nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Qua đó, sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia được thể hiện rất rõ. Tuy vậy nguyên tắc này không đề cập tới sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không. Chính vì vậy, nguyên tắc này rất cần thiết để đảm bảo việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nguyên tắc định tội danh kép Việc dẫn độ chỉ có thể được tiến hành đối với người có hành vi được coi là tội phạm và có thể bị trừng phạt theo pháp luật của cả bên được yêu cầu và bên yêu cầu. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, các quốc gia có quyền từ chối dẫn độ. Nguyên tắc này còn đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội cũng phải bị trừng phạt và sẽ bị trừng phạt theo pháp luật của cả hai nước. Hệ quả tất yếu của nguyên tắc này là các nước có quyền từ chối dẫn độ nếu người thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có bản án có hiệu lực, hoặc đang trong quá trình tố tụng hình sự đối vì cùng một hành vi phạm tội.  Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình Nguyên tắc này đã đươc ghi nhận trong hiệp định của Hội đồng châu âu 1957 về dẫn độ tội phạm, trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, trong hiến pháp và luật quốc tịch của các nước trên thế giới. Nguyên tắc này được đánh giá là quan trọng đầu tiên của dẫn độ được nhiều nước (đặc biệt là các nước theo truyền thống pháp luật Civil – law). Vì nguyên tắc này khẳng định nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế được thừa nhận trong pháp luật quốc tế hiện đại. Đồng thời,nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi nhất định về mặt tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án,việc truy tố, xét xử và thi hành án sẽ được thực hiện tốt ở quốc gia mà người phạm tội là công dân vì dễ dàng cho việc thu thập chứng cứ và các thông tin về cá nhân người phạm tội. Tuy không dẫn độ công dân của mình, nhưng phải bảo đảm người phạm tội phải bị xử lý nên khi nước được yêu cầu, không dẫn độ công dân của mình thì nước này phải quy định các biện pháp cụ thể để xử lý người phạm tội. Đối với người bị yêu cầu dẫn độ là người chưa bị xét xử thì nước được yêu cầu có thể áp dụng nguyên tắc được thừa nhận chung trong luật pháp quốc tế: aut tradere, aut judicare (nguyên tắc Grotius). Nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về chính trị  Công ước Châu Âu về dẫn độ đã quy định rằng, việc dẫn độ có thể bị từ chối nếu nước được yêu cầu có lý do thực tế để tin rằng yêu cầu dẫn độ đối với người thực hiện hành vi phạm tội thông thường nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt người đó vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc vì vị thế của anh ta mà gán ghép cho một trong những lý do trên. Trên thực tế, động cơ chính trị theo quan điểm của nước được yêu cầu tạo nên rào cản rất lớn trong việc dẫn độ. Do chưa có một khái niệm chính xác về các tội phạm chính trị, nên trong các công ước quốc tế người ta đã dùng biện pháp liệt kê những tội phạm không thể bị coi là tội phạm chính trị. Nguyên tắc này cũng có trường hợp ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đàu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666