Tất cả sản phẩm

 Điểm giống và khác nhau giữa công ty Luật và văn phòng Luật sư là gì? Ngày nay, nhu cầu sử dụng pháp lý ngày càng được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, việc lựa chọn Văn phòng luật sư hay Công ty luật để thực hiện các dịch vụ pháp lý cho mình cũng đang khiến cho nhiều tổ chức, cá nhân phân vân. Vậy như thế nào là công ty luật, văn phòng luật sư và công ty luật khác nhau như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý khách hàng giải đáp. 1. Công ty luật là gì? Văn phòng luật sư là gì? - Khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2012 quy định công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật sư phải là luật sư. - Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2012 quy định văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.  2. Dịch vụ pháp lý của luật sư Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. 3. Phân biệt công ty luật và văn phòng luật 3.1. Sự giống nhau giữa công ty luật và văn phòng luật - Cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể bao gồm các quyền: + Thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng; + Các tổ chức hành nghề luật sư được quyền thuê các Luật sư ở Việt Nam, Luật sư nước ngoài và các nhân viên khác làm việc trong công ty; + Được quyền hợp tác với các tổ chức hàng nghề luật sư ở nước ngoài, thành lập các chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước, cũng như đặt cơ sở hành nghề luật sư của mình ở nước ngoài; + Được quyền tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan hay tổ chức khi được yêu cầu; + Ngoài ra công ty luật và văn phòng luật sư còn có một số quyền khác được quy định cụ thể trong Luật luật sư năm 2006 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Công ty luật và văn phòng luật thì đều có chung điều kiện thành lập như sau: + Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này. + Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. - Tên của công ty luật và văn phòng luật sư theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 3.2. Sự khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật - Về loại hình doanh nghiệp khi thành lập + Công ty luật được thành lập dưới 2 loại hình doanh nghiệp là: Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. + Văn phòng luật sư được tổ chức và thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. - Về số thành viên thành lập + Đối với công ty luật, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những quy định khác nhau về số thành viên thành lập: Công ty luật hợp danh có ít nhất hai luật sư, không có thành viên góp vốn; Công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập; Công ty luật TNHH 2 thành viên thì do 2 luật sư trở lên thành lập. + Đối với văn phòng luật sư, pháp luật quy định số thành viên thành lập là một luật sư. - Về người đại diện theo pháp luật + Đối với công ty luật được thành lập theo loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì người đại diện theo pháp luật là Giám đốc công ty. Còn đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì do thành viên của công ty thỏa thuận. + Văn phòng luật sư thì sẽ do Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật. - Cách đặt tên công ty luật, văn phòng luật sư + Đối với văn phòng luật sư thì bắt buộc trong tên phải có cụm từ “Văn phòng luật sư”, còn phần tên riêng sẽ do Luật sư thành lập lựa chọn và đáp ứng tiêu chí đã được nêu ở trên; + Công ty Luật thì trong tên bắt buộc phải có cụm từ:” Công ty luật hợp danh hoặc “ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”. Còn đối với tên riêng thì sẽ do các thành viên thỏa thuận với nhau để đặt tên (công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH hai thành viên); với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu của công ty sẽ lựa chọn. Tên riêng phải đáp ứng các tiêu chí đã được nêu ở trên. - Về trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty hoặc văn phòng luật + Thành viên đứng ra thành lập văn phòng luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với văn phòng luật sư mà mình thành lập; + Đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh  thì thành viên hợp danh phải có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty bằng các tài sản của công ty. Trong trường hợp khi công ty có các khoản nghĩa vụ phải thanh toán mà số tài sản của công ty không đủ để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ thì các thành viên hợp danh của công ty phải sử dụng cả tài sản cá nhân của mình để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ của công ty. Đối với trường hợp công ty luật được thành lập dưới loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên) thì cũng giống như trong quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER về sự giống và khác nhau giữa văn phòng Luật sư và công ty Luật. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./
Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Hà Nam, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Hà Nam. Tại Hà Nam, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Chúng tôi, cung cấp Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nam, cụ thể: 1. Tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp giữa những người hàng xóm, ranh giới sát nhau. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. 2. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi không làm đúng nghĩa vụ của mình, hoặc do hai bên không tìm được hướng giải quyết chung. 3. Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 4. Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5. Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa:  Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác.   Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhanh chóng, hiệu quả: 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất; 2. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 3. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 4. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Hà Nam, chúng tôi có Luật sư khắp các quận, huyện tại Hà Nam: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thành phố Phủ Lý, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thị xã Duy Tiên, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lý Nhân, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bình Lục, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh Liêm, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Kim Bảng. Khách hàng có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Để khởi kiện một vụ án hành chính cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Đây là câu hỏi không ít các bạn đọc đang thắc mắc. Bài viết dưới đây, Công ty Luật VietLawyer sẽ chia sẻ về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. 1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì? Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc. 2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính 2.1. Chủ thể khởi kiện Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. 2.2. Đối tượng khởi kiện -Quyết định hành chính  -Hành vi hành chính  -Quyết định kỷ luật buộc thôi việc  Các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải là các quyết định hành chính cá biệt.           2.3. Thẩm quyền  Về thẩm quyền có thể xét trên hai phương diện: – Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo loại việc:  -Thẩm quyền của các cấp toà án. 2.4. Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện vụ án Hành chính -01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. – 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; – Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Luật sư hành chính của VietLawyer vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời. trân trọng./. =================================================================================  
 
hotline 0927625666