Tất cả sản phẩm

Góc nhìn của Luật sư về việc xử lý vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam từ vụ việc web lậu Phimmoi bị khởi tố hơn 02 năm vẫn chưa được xét xử 1. Thực trạng vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam hiện nay Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh.  Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam phát biểu tại Hội thảo chuyên đề: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam (vừa diễn ra ngày 21/7/2022 cũng nêu ra các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến ở Việt Nam hiện nay như thực hiện livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet. Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền tảng như các website, ứng dụng (app) OTT được nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động… Việt Nam đang nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á về vi phạm bản quyền trực tuyến, thách thức sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo và công bằng xã hội. Theo báo cáo của Media Partners Asia ước tính, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD. 2. Vì sao các vụ kiện vi phạm bản quyền trực tuyến hiện nay tại Việt Nam khó giải quyết? Năm 2019, K+, BHD và Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPA) đã cùng nộp đơn tố giác tội phạm đối với trang web lậu phimmoi, nhưng gần 4 năm trôi qua, vụ việc vẫn chưa được xét xử. Ngày 19/8/2021, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” liên quan đến website phim “lậu” lớn nhất Việt Nam - www.phimmoi.net. Việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến trang phim “lậu” này sau nhiều lần trang này bị chặn, có thể coi là động thái cứng rắn nhất và đầu tiên từ trước tới nay của cơ quan Công an khi xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng. Tuy nhiên cho đến nay, vụ việc trên vẫn chưa được xử lý…. Do quy mô thu nhập bất chính của trang web này là bao nhiêu thì các cơ quan chức năng lại chưa thể xác định được. Do phimmoi không thu phí của người dùng mà kiếm tiền bằng các quảng cáo được đăng lên các trang web, các nhãn hàng và dòng tiền trả cho quảng cáo không có đại diện thương mại tại Việt Nam. Theo quy định của Luật hình sự thì phải chứng minh thiệt hại của chủ tài sản, nhưng hiện tại pháp luật Việt Nam cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề chứng minh thiệt hại này. Sau hơn 02 năm vụ án đã bị khởi tố, nhưng lại chưa khởi tố được bị can vì còn tồn tại nhiều vướng mắc đặc biệt là khó khăn khi chứng minh thiệt hại. Hiện nay Tòa án chỉ chấp nhận những thiệt hại thực tế, và chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa những thiệt hại thực tế đó đối với hành vi xâm phạm mà chúng ta đang khiếu kiện. Trên môi trường số hành vi xâm phạm diễn ra và lan tỏa rất nhanh, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cũng chưa có một công cụ hay một cơ chế thống nhất chung cho việc tính toán thiệt hại, việc tính toán thiệt hại cũng chỉ thuần túy là ước tính của chủ thế bị thiệt hại. Khi đưa vụ việc ra tòa án, người khởi kiện sẽ gặp khó khăn là làm thế nào để có thể thuyết phục tòa án chấp nhận những con số ước tính đó là thiệt hại thực tế, để dựa vào đó Tòa án có thể đưa ra một mức phạt. 3. Giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết các vụ án vi phạm bản quyền số hiện nay tại Việt Nam Trong dự thảo sửa đổi Luật giao dịch điện tử mới nhất sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn: Như thế nào là dữ liệu điện tử? Dữ liệu điện tử được chấp nhận trong tố tụng và trong các thủ tục khác? Đây sẽ là một trong những căn cứ để Tòa án chấp nhận chứng cứ trong các vụ án này là dữ liệu số, dữ liệu điện tử giúp giải quyết vụ án nhanh chóng hơn. Hay theo quy định mới của Luật sở hữu trí tuệ 2022, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải có trách nhiệm triển khai những biện pháp kỹ thuật, phối hợp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông, mạng Internet. Đây được xem là một bước tiến quan trọng, bởi vì các web lậu dù có sử dụng bất cứ tên miền nào, server đặt ở đâu, rồi ẩn giấu thông tin ra sao thì vẫn phải sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trung gian tại Việt Nam (cụ thể là các nhà mạng) như dịch vụ lưu trữ trên Internet; dịch vụ truyền dẫn; dịch vụ truy cập và kết nối Internet; dịch vụ truyền tải nội dung. Như vậy, khi đó Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng với Bộ thông tin truyền thông có thể thiết lập một công cụ để kết nối giữa đơn vị phát sóng hoặc chủ sở hữu quyền, vừa để thu thập các trang web cần phải chặn cùng với các bằng chứng, và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng - ISP để việc chặn truy cập có thể được thực thi một cách gần như tự động bởi các ISP. Xây dựng một Thông tư liên tịch phối hợp giữa Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng với Bộ thông tin truyền thông liên quan trực tiếp đến vấn đề xử lý những vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc sự việc đang nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi sắp lấy chồng bộ đội thì cần đáp ứng những điều kiện gì? - Chị T.Thy (Cần Thơ) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Thứ nhất, hai bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật  Cụ thể theo quy định Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này: +  Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Thứ hai, đáp ứng điều kiện kết hôn với bộ đội. Bạn không thuộc những trường hợp sau: - Gia đình của bạn đã có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. - Bản thân hoặc người thân là bố mẹ là người đang phải chấp hành án hình sự hoặc có tiền án theo quy định của pháp luật.  - Gia đình hoặc bản thân là người theo ton giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;  - Gia định hoặc bản thân người kết hôn với bộ đội có gốc là người Hoa (Trung Quốc) - Bạn hoặc bố mẹ bạn là người nước ngoài kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tổng quan về phạt vi phạm hợp đồng (Phần II) - Như đã đề cập ở bài viết trước trong loạt bài viết về Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng là một trong những chế tài phổ biến nhất đối với tổn thất, thiệt hại đồng thời là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên. Như vậy, việc phạt vi phạm hợp đồng cần được các bên quan tâm khi soạn thảo văn bản thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng để đảm bảo việc áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam lại quy định khác nhau về vấn đề này, gây ra những cách hiểu khác nhau khi áp dụng các quy định này vào thực tế. Trong phạm vi bài này, Công ty luật Vietlawyer sẽ chia sẻ các quy định pháp luật về mức phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Mức phạt vi phạm hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Hiện nay, mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định trong ba quy định khác nhau của pháp luật là Bộ luật Dân sự - Luật thương mại và Luật Xây dựng. Về bản chất, tất cả các quy định của pháp luật đều thống nhất rằng phạt vi phạm hơp đồng là kết quả của sự thỏa thuận và các bên có quyền thương lượng về mức phạt vi phạm hợp đồng áp dụng cho giao dịch của mình. 1. Bộ luật Dân sự 2015 Bộ luật Dân sự 2015 ("Bộ luật Dân sự") được coi là luật chung và có thể điều chỉnh mọi loại giao dịch giữa cá nhân và pháp nhân, bao gồm hợp đồng thương mại, hơp đồng xây dựng và các giao dịch dân sự khác. Nhìn chung, bất kỳ loại giao dịch nào thuộc thẩm quyền của pháp luật Việt Nam sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Về mức phạt vi phạm hợp đồng, Bộ luật Dân sự 1995 trước đây quy định mức phạt hợp đồng tối đa không vượt quá 5% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Tuy nhiên, từ Bộ luật Dân sự 2015 trở đi, các bên trong giao dịch có quyền tự do xác định mức phạt vi phạm hợp đồng mà không bị hạn chế. Bộ luật Dân sự 2015 vẫn giữ nguyên tinh thần tôn trọng quyền cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, Bộ luật Dân sự vẫn giữ nguyên tinh thần tôn trọng quyền cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, Bộ luật Dân sự hiện hành cho phép các bên trong giao dịch tự thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Cụm từ "trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác" là điểm cập nhật của Bộ luật Dân sự 2015 so với BLDS 2005. Việc bổ sung này là hợp lý vì mức phạt vi phạm hợp đồng cũng đã được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Thương mại, Luật Xây dựng Do Bộ luật Dân sự hiện hành không quy định mức tối đa của phạt vi phạm hơp đồng mà cho phép các bên tự do thỏa thuận nên việc thiếu quy định này đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc áp dụng và xử lý  trên thực tế, Do đó, quyền tự do thương lượng có thể dẫn đến một số tiền phạt hợp đồng rõ ràng là rất lớn so với giá trị thực tế của nghĩa vụ bị vi phạm. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hơp tương tự khi một bên, thường là bên yếu thế trong giao dịch, vi phạm hợp đồng mà không bị tổn thất, thiệt hại nhưng vẫn bị phạt hợp đồng với số tiền cao gấp nhiều lần giá trị, của hợp đồng hoặc giá trị của phần nghĩa vụ bị vi phạm. Hiện nay, Bộ luật Dân sự Việt Nam không đề xuất bất kỳ cơ chế cụ thể nào để xử lý các trường hơp phạt vi phạm hợp đồng quá cao hoặc quá thấp một cách vô lý so với giá trị thực tế của nghĩa vụ bị vi phạm. Lấy Bộ lluật Dân sự của Pháp 1804 được sửa đổi bởi Pháp lệnh số 2016-131 làm ví dụ, các bên có thể thỏa thuận về mức phạt hơp đồng trên cơ sở tự do, tuy nhiên, thẩm phán có thể giảm nhẹ hoặc tăng hình phạt để thỏa thuận nếu hình phạt đó rõ ràng là quá mức hoặc đáng chế giễu. Mặc dù vậy, chúng ta có thể viện dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự để sửa đổi mức phạt vi phạm hợp đồng quá cao so với giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Cụ thể, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là "Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực". Việc áp dụng mức phạt hợp đồng cao hơn một cách rõ ràng và vô lý so với giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm rõ ràng thể hiện sự thiếu thiện chí trong giao dịch dân sự. Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản khác là "mọi cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc không trái đạo đức xã hội". Trường hơp một bên có địa vị cao hơn trong giao dịch áp đặt một số tiền phạt vi phạm quá lớn một cách vô lý hoặc việc áp đặt này có thể bị coi là trái với đạo đức xã hội. Tóm lại, mặc dù Bộ luật Dân sự Việt Nam không quy định giới hạn về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng các bên có thể viện dẫn và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự để điều chỉnh mức phạt vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận cao hơn một cách rõ ràng và hợp lý. 2. Luật Thương mại 2005 Luật thương mại 2005 ("Luật Thương mại") có phạm vi áp dụng hẹp và chỉ được áp dụng đối với các quan hệ và hoạt động thương mại. Ngược lại với Bộ luật dân sự, Luật thương mại đã quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng thương mại tối đa không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm Theo đó, Luật Thương mại đã quy định giới hạn về mức phạt vi phạm hợp đồng mà các bên được phép thỏa thuận áp dụng, Tuy nhiên, Luật Thương mại lại không hướng dẫn cách xác định giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Trên thực tế, có nhiều nghĩa vụ bị vi phạm rất khó, thâmj chí không thể xác định, ước tính được bằng tiền. Do đó, việc thiếu các quy định về vấn đề này có thể gây ra sự mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên về giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm và đặt ra những thách thức lớn đối với cơ quan tài phán do thiếu căn cứ xác định giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm.  3. Luật Xây dựng 2014 Tương tự như Luật Thương mại, Luật Xây dựng 2014 ("Luật Xây dựng") là văn bản luật chuyên ngành và có phạm vi áp dụng hẹp hơn so với Bộ luật Dân sự về mức phạt hợp đồng tối đa, khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng quy định mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Tuy nhiên, mức tối đa nói trên chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước. Luật Xây dựng không chỉ bỏ qua việc xác định giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm mà còn không có hướng dẫn về mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa đối với công trình xây dựng thương mại không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do đó, trong trường hợp các bên tham gia giao dịch đều là pháp nhân thương mại thì việc áp dụng Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại để điều chỉnh mức phạt hợp đồng là không rõ ràng.  Tóm lại, mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa có sự khác biệt cơ bản giữa Bộ luật Dân sự, Luật Xây dựng và Luật Thương mại. Mặc dù Luật Xây dựng và Luật Thương mại điều chỉnh các quan hệ đặc thù và được ưu tiên áp dụng đối vứi các quan hệ này hơn Bộ luật Dân sự, nhưng việc thiếu các quy định và hướng dẫn về xác định giá trị nghĩa vụ bị vi phạm gây nhiều khó khăn hơn cho các bên liên quan, các bên đồng ý áp dụng một số tiền phạt hợp đồng và đặt ra một thách thức đáng kể đối với cơ quan tài phán trong việc xác định số tiền tối đa. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về mức phạt vi phạm hợp đồng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng lời lẽ thô bỉ, tục tĩu để nhục mạ nhằm hạ thấp uy tín gây thiệt hại về danh dự , nhân phẩm cho người khác. Vậy việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Quy định của Pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ được quy định trong Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Bên cạnh đó nước ta cũng quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín là bất khả xâm phạm của công dân được nhà nước tôn trọng và bảo vệ, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm là quyền gắn liên với thân nhân. Bất kì cá nhân nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Yêu cầu bồi thường dân sự Người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Mặt khác, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 3. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau: - Đối với người thi hành công vụ căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ - Đối với thành viên trong gia đình theo căn cứ theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. - Đối với các trường hợp khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh sau đây: - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Xúc phạm người khác trong một số trường hợp đặc biệt + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia phiên tòa quy định trong Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Mức phạt tối đa là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với tội danh này. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng đội trong quá trình công tác quy định theo Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tổng quan về phạt vi phạm hợp đồng - Phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được áp dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự, thương mại, xây dựng để răn đe, xử lý hành vi vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm còn đóng vai trò là biện pháp khắc phục, giải quyết một phần hậu quả, thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, không chỉ các tổ chức kinh doanh mà cả các cơ quan tài phán cũng gặp khó khăn trong việc xác định chính xác tính hợp pháp, hiệu lực của thỏa thuận phạt vi phạm cũng như mức phạt. Trong phạm vi loạt bài viết về Hợp đồng phạt vi phạm, Công ty Luật VietLawyer sẽ trình bày chi tiết các quy định của pháp luật cũng như các khía cạnh thực tiễn về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng (“Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng ”) và về xu hướng ban hành phán quyết/quyết định của các cơ quan tài phán có thẩm quyền tại Việt Nam. 1. Khái quát về Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng Thỏa thuận về phạt vi phạm hơp đồng là một trong những điều khoản phổ biến không chỉ của hợp đồng thương mại mà còn của giao dịch dân sự, đặc biệt là điều khoản không thể thiếu trong một số hợp đồng khó chứng minh, xác định thiệt hại, thiệt hại thực tế và trực tiếp. Thỏa thuận về phạt vi phạm hơp đồng giúp các bên tránh được các thủ tục pháp lý kéo dài phát sinh từ quá trình xác định thiệt hại, tổn thất và mức bồi thường tương ứng. Ngoài ra, khác với Bồi thường thiệt hại, Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng không chỉ đóng vai trò là biện pháp khắc phục hậu quả thông thường là hình phạt răn đe, nhắc nhở các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận, cam kết trong Hợp đồng Phạt hợp đồng đã được pháp luật Việt Nam quy định từ rất lâu từ năm 1989 đến nay trong Pháp lệnh Hơp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự 1991, Bộ luật Dân sự (1995,2005,2015), luật Thương mại (1997 và 2005) và Luật Xây dựng 2014. Có thể thấy, quy định về phạt hợp đồng được quy định trong nguồn luật chung là Bộ luật Dân sự 2015 ("Bộ luật Dân sự") (quy định tại Điều 418) mà còn trong các nguồn luật chuyên ngành như Luật Thương mại (quy định tại Điều 300 và 301) và Luật Xây dựng 2014 (quy định tại Điều 141.1 và Điều 146.2) Mặc dù thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng được quy định trong nhiều nguồn luật nhưng khái niệm và cơ chế pháp lý của thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng vẫn không thay đổi. Theo đó, Phạt vi phạm hợp đồng luôn là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, trong đó bên vi phạm phải trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, để mục đích áp dụng Phạt vi phạm hợp đồng trên thực tế, các bên cần nắm rõ các điều kiện áp dụng Phạt vi phạm hợp đồng.  2. Điều kiện áp dụng của Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng  Căn cứ vào tính chất và khái niệm của Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng nêu trên, chúng ta có thể đi đến kết luận về điều kiện áp dụng như sau: (1) Giao dịch dân sự không bị vô hiệu  Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập (Điều 131.1 BLDS). Điều này có nghĩa là các bên sẽ không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ đã thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng, kể cả Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng Do đó, chỉ khi hợp đồng có hiệu lực, Thỏa thuận về Phạt hợp đồng mới có hiệu lực đầy đủ và ràng buộc các bên về mặt pháp lý và hợp đồng với nhau. (2) Có điều khoản Phạt vi phạm trong hợp đồng Có điều khoản Phạt vi phạm trong hợp đồng là điều kiện tiên quyết để áp dụng Phạt vi phạm hợp đồng. Đây cũng là điểm khác biệt cốt yếu giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Nếu bồi thường thiệt hại không cần điều kiện về hợp đồng thì Phạt hợp đồng bắt buộc cần điều kiện về hợp đồng. Điều này đã được pháp luật quy định như sau: - Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự quy định: "Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm" - Điều 300 Luật thương mại quy định: " Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này " Do đó, phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu các bên đã thỏa thuận được với nhau về mức phạt vi phạm hợp đồng (3) Thời điểm giao kết Hợp đồng phải trước khi thời điểm xảy ra hành vi vi phạm Phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu các bên đã giao kết hợp đồng trước khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu hành vi vi phạm xảy ra, sau đó, các bên mới ký kết phụ lục yêu cầu phạt vi phạm, thì bên vi phạm không chịu trách nhiệm phạt.  (4) Việc vi phạm phải phù hợp với Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Vi phạm là yếu tố tiên quyết để áp dụng Phạt vi phạm hợp đồng theo Thỏa thuận về Phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng đều có thể dẫn đến việc áp dụng Phạt hợp đồng. Ngoài giới hạn về thời điểm giao kết, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng cũng bị giới hạn bởi đối tượng và phạm vi vi phạm. Ví dụ, nếu các bên có thỏa thuận về Phạt hợp đồng do bên bán chậm giao hàng thì không thể áp dụng hình phạt này đối với bên mua. Vì hành vi vi phạm giao hàng chậm trong trường hợp này chỉ giới hạn ở đối tượng là người bán và phạm vi là hành vi giao hàng chậm Do đó, căn cứ vào nội dung của Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, các bên xác định hành vi vi phạm có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng hay không. (5) Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm Sẽ là không công bằng nếu một bên buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng của mình do sự cố ý cản trở của bên kia hoặc do các sự kiện tự nhiên hoặc nhân tạo như đảo chính, chiến tranh, sự thay đổi của pháp luật xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục bằng tất cả các biện pháp cần thiết và có thể chấp nhận được. Vì lý do trên, pháp luật đã quy định các trường hợp miễn trách nhiệm khi các bên không phải chịu trách nhiệm do mình vi phạm hợp đồng, được quy định cụ thể tại Điều 294 Luật Thương mại và khoản 2 Điều 351 Bộ Luật dân sự. Theo đó, nếu việc vi phạm hợp đồng xảy ra do một trong các trường hơp sau đây thì được miễn trách nhiệm phạt vi phạm: sự kiện bất khả kháng, lỗi của bên bị vi phạm, sự thay đổi của pháp luật mà không thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng.  Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật là sự cho phép các bên tùy ý giao kết mọi thỏa thuận, cam kết miễn là không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc không trái đạo đức xã hội. Do đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm cho một hoặc cả hai bên trong giao dịch Tóm lại, Phạt hợp đồng là hình phạt phổ biến, phổ biến trong quan hệ hợp đồng và cũng có vai trò quan trọng trong trường hợp không xác định được hoặc khó xác định được mức bồi thường thiệt hại, thiệt hại. Vì vậy, trong quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng, các bên cần nắm rõ các điều kiện áp dụng Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng để có thể áp dụng phạt vi phạm trên thực tế: (i) Giao dịch dân sự không bị vô hiệu; (ii) Có điều khoản Phạt vi phạm trong hợp đồng; (iii) Thời điểm giao kết Hợp đồng phải trước khi thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; (iv) Việc vi phạm phải phù hợp với Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng; và (v) Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về phạt vi phạm hợp đồng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ghi chú ly hôn là gì? Thủ tục ghi chú ly hôn như thế nào? Sau đây, Công ty VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Ghi chú ly hôn là gì? Căn cứ vào nghị định 123/2015/NĐ-CP, ghi chú ly hôn được quy định như sau: Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch 2. Thẩm quyền ghi chú ly hôn  Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ghi chú ly hôn như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn. Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện. Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện. 2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện. 3. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện. 3. Thủ tục ghi chú ly hôn 3.1. Hồ sơ ghi chú ly hôn Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai theo mẫu; - Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục, bạn cũng cần xuất trình một số giấy tờ như: - Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế do có quan có thẩm quyền cấp; - Sổ hộ khẩu; hoặc các giấy tờ chứng minh nơi cư trú khác để xác định thẩm quyền ghi chú ly hôn. 3.2. Trình tự ghi chú ly hôn - Bước 1: Nộp hồ sơ. - Bước 2: Kiểm tra và giải quyết hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. + Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc. + Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối. + Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch. Điều 37: Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn 1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào sổ hộ tịch ... 3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư Pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Tôi lấy chồng người Hàn Quốc, đã kết hôn tại Hàn Quốc. Tôi được biết để được công nhận và đảm bảo được các quyền và lợi ích của chính mình cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của chồng của tôi thì cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Vậy thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam gồm những gì? - Chị M.Anh (Nghệ An) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời chị như sau: 1. Điều kiện thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam Theo Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam (tức là ghi chú kết hôn) đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài quy định như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. 2. Thủ tục ghi chú kết hôn theo pháp luật Việt Nam Tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Hộ tịch 2014, gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP - Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; - Ngoài giấy tờ trên, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân). Nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. 3. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn Theo khoản 2 Điều 35, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:  Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình ngày càng tăng cao, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc.  1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: – Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; – Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; – Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; – Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; – Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp. Đối với các trường hợp trên, khi chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động. 2. Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT như sau: - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP): + Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật, công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, một trong các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trừ trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận tại địa điểm ngoài trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng. + Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau: ++ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP); ++ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định;  Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính; ++ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);  Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học thậm chí có nhiều trường hợp bạo lực học đường dẫn đến người bị hại quẫn trí tự tử. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dấy lên mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh vì những kẻ gây ra bạo lực học đường đa số là trẻ nhỏ vậy trường hợp bạo lực học đường thì kẻ gây ra bạo lực học đường bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh qua bài viết dưới đây. 1. Biện pháp xử phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): 1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. ... Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. 2. Bồi thường trách nhiệm dân sự Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, ngoài bồi thường sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được xác định như sau: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong trường hợp người gây ra bạo lực học đường chưa có tài sản để bồi thường thì xử lý theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015: 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. 3. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, cũng có thể phạm Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những quy định mới của Luật Đầu tư ảnh hưởng đến Hợp đồng M&A (Phần III) - Bản chất của hợp đồng M&A là các hành vi đầu tư của các thương nhân, nhắm đến lợi nhuận chung của các chủ thể trong hợp đồng. Luật Đầu tư 2020 thay đổi một số các quy định liên quan đến mở rộng phạm vi tham gia của thương nhân nước ngoài đối với các hợp đồng M&A và bổ sung các căn cứ pháp lý liên quan đến hành vi mua bán, sáp nhập, mua lại. Bài viết này của công ty Luật VietLawyer sẽ làm rõ cho các đọc giả các vấn đề thay đổi của Luật đầu tư ảnh hưởng đến Hợp đồng M&A. (Đọc giả tham khảo Phần II: Những quy định mới của Luật Doanh nghiệp ảnh hưởng đến Hợp đồng M&A tại đây) 1. Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các quy định như sau: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế tiếp cận thị trường Việt Nam nếu họ chưa được tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện. Chính phủ có trách nhiệm quy định rõ Danh mục ngành, nghề chưa tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện. Có 05 loại điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài .  Những thay đổi này đã tạo ra sự rõ ràng và minh bạch hơn trong việc xác định các điều kiện đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với quy định này sẽ tạo thuận lợi hơn trong hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Quy định về việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 điều chỉnh giảm tỷ lệ xác định tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện, thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hình thức đầu tư tại Việt Nam từ 51% vốn điều lệ theo quy định. Luật đầu tư 2014 lên 50% vốn điều lệ, cụ thể: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:  a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.  3. Quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp  Theo Điều 26 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Các trường hợp sau đây nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục này: Có sự thay đổi làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế thực hiện phương thức tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; Trường hợp thay đổi nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 50% vốn điều lệ và trường hợp thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ; Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại hải đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, địa bàn khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Quy định này có một số điểm đáng chú ý như sau: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nhưng không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì không phải làm thủ tục; Bổ sung quy định trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký khi thực hiện góp vốn của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại hải đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, địa bàn khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Quy định này là mới, theo chúng tôi là nhằm kiểm soát, hạn chế các trường hợp đầu tư gây phương hại hoặc có thể gây phương hại đến quốc phòng, an ninh. 4. Quy định cơ sở pháp lý cho việc sáp nhập, chia, tách dự án Tại Điều 41 Luật Đầu tư 2020 đã quy định rõ hơn về căn cứ pháp lý cho việc sáp nhập, chia, tách dự án so với Luật Đầu tư 2014, cụ thể: Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập dự án, chia, tách dự án thành nhiều dự án, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của nhà đầu tư. dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.  Đây là điểm mới cần được Nhà đầu tư quan tâm bởi Luật Đầu tư 2014 không quy định rõ các trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư và cơ quan cấp phép phải xem xét, xin ý kiến ​​các cơ quan liên quan. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết và ảnh hưởng đến việc sáp nhập, chia tách dự án, sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp.  5. Bổ sung quy định về trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt dự án đầu tư Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 bổ sung quy định trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư nếu nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư dựa trên giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của Luật Đầu tư. Luật Dân sự. Quy định này nhằm kiểm soát, hạn chế tình trạng “đầu tư núp bóng”. Tuy nhiên, để áp dụng quy định này, cần phải làm rõ hoặc lưu ý những điều sau: - Tiêu chí xác định thế nào là giao dịch dân sự giả tạo; - Cơ quan chức năng xác định giao dịch dân sự giả tạo; - Rủi ro mà nhà đầu tư và cơ quan cấp phép có thể gặp phải; - Khó khăn trong quá trình làm thủ tục đầu tư do cơ quan cấp phép có thể yêu cầu nhà đầu tư giải trình về tài sản, đất đai, vốn… Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng M&A. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, khá nhiều hộ gia đình có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ao sang đất ở. Vậy thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ao sang đất ở như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Đất ao, đất ở là gì? Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Như vậy đất ở tức là đất được dùng để: - Xây dựng nhà ở; - Công trình phục vụ đời sống; - Đất vườn, ao gắn với nhà ở trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư. Như vậy, về cơ bản, đất ao cũng là một loại đất đai thuộc đất ở, tuy nhiên khi có nhu cầu lấp ao để sử dụng với nhu cầu để ổ, thì cần phải chuyển đổi đất ao sang đất ở 2. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ao sang đất ở  2.1. Chuẩn bị hồ sơ Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau: - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra, nên mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu. 2.2. Trình tự thực hiện Bước 1. Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ - Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 3. Giải quyết - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. - Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. - Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. - Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Khi nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo tại cơ quan thuế và giữ biên lai nộp tiền để xuất trình trước khi nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Bước 4. Trao kết quả Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu. 2.3. Thời hạn giải quyết - Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). - Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
  Những quy định mới của Luật Doanh nghiệp ảnh hưởng đến Hợp đồng M&A - Chủ thể chính trong các Hợp đồng M&A là các doanh nghiệp. Cho nên pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh trực tiếp các vấn đề liên quan đến tư cách của các chủ thể trong Hợp đồng. Luật Doanh nghiệp 2020 thay đổi một số các quy định liên quan đến tổ chức, cơ cấu và quyền lợi của các cổ đông so với quy định cũ, Bài viết này sẽ làm rõ cho các đọc giả các vấn đề thay đổi của Luật Doanh nghiệp ảnh hưởng đến Hợp đồng M&A. (Đọc giả tham khảo Phần I: Hợp đồng M&A là gì ? tại đây) 1. Quy định về thay đổi quyền của nhóm cổ đông trong công ty cổ phần Tại Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 giảm điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông từ 10% xuống 5% và bỏ yêu cầu nhóm cổ đông phải có yêu cầu liên tục ít nhất sáu tháng để thực hiện các quyền quy định tại Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp. Điểm sửa đổi này là phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp nhà đầu tư chủ động, thuận tiện hơn trong việc quản lý, kiểm soát các khoản đầu tư của mình tại Việt Nam. 2. Hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến tổ chức công ty cổ phần Quy định về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần được điều chỉnh để phù hợp với thông lệ chung và minh bạch hơn về vị trí, vai trò của các cơ quan như Ban kiểm soát, Thư ký công ty… Tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền khởi kiện của cổ đông đối với người quản lý cụ thể là bỏ quy định cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục 06 tháng. Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định và nâng cao trách nhiệm của người quản lý công ty. Những thay đổi trên nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và làm cho Luật Doanh nghiệp phù hợp hơn với thông lệ chung. 3. Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết Tại Khoản 6 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 lần đầu tiên quy định loại chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, qua đó giúp tạo lập và đa dạng hóa các công cụ đầu tư của nhà đầu tư. 4. Bổ sung quy định về quyền biểu quyết của cổ đông ưu đãi biểu quyết Tại Khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định về quyền biểu quyết của cổ đông ưu đãi biểu quyết đối với những nội dung làm thay đổi bất lợi đến quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết. Quy định này cũng nhằm bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư sở hữu cổ phần ưu đãi. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng M&A. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666