Tất cả sản phẩm

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) xác định Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ nhưng nắm giữ 91,5% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Từ 1/1/2018 đến 7/10/2022 người này chỉ đạo sử dụng 916 bộ hồ sơ khống rút ruột SCB, đến nay còn nợ trên 545 nghìn tỷ đồng. Số tiền này được nhà chức trách xác định bị chiếm đoạt... Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã dùng ngân hàng SCB để huy động vốn, phục vụ cho nhóm doanh nghịệp thuộc hệ sinh thái sân sau. Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) vừa có "Kết luận điều tra vụ án tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan". TRƯƠNG MỸ LAN SỞ HỮU HƠN 91,5% CỔ PHẦN NGÂN HÀNG SCB THÔNG QUA HÀNG CHỤC CÔNG TY BÌNH PHONG Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), bao gồm một tập hợp các công ty con, công ty liên kết như Công ty Cổ phần Tập đoàn VTP, CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Tập đoàn Sàn Gòn Peninsula, CTCP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, CTCP Đầu tư Times Square… Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tập đoàn và các công ty kể trên, Trương Mỹ Lan là chủ sở hữu 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ); Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Từ đây, bà Lan đã thao túng hoạt động của các ngân hàng này, phục vụ cho các mục đích cá nhân. Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, Trương Mỹ Lan nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông. Sau khi 3 ngân hàng này được hợp nhất vào ngày 10/1/2012, với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB), Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của SCB. Đồng thời, tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần tại Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545% vào ngày 1/1/2018. Tính đến tháng 10/2022, Ngân hàng SCB có vốn điều lệ 15.231,688 tỷ đồng với tổng số 4.129 cổ đông được Ngân hàng Nhà nước công nhận. Trong đó, Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối gần 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp. Trương Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu 4,982% vốn điều lệ. Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối số cổ phần ngân hàng SCB nêu trên, Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân Lan tin trưởng, thân tín vào các vị trí thuộc Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh lớn, Trưởng ban kiểm soát. Họ đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Họ được trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng.  Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Trương Mỹ Lan mặc dù không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB nhưng lại là người có quyền hạn rất lớn tại SCB.  Từ khi sáp nhập (2012) đến nay, Trương Mỹ Lan luôn nắm giữ cổ phần chi phối tại Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% tổng số cổ phần của SCB do chính Trương Mỹ Lan, các cá nhân thân tín và pháp nhân của Lan sở hữu đứng tên sở hữu). Số cổ phần còn lại (dưới 10%) do khoảng hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ. Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã sử dụng ngân hàng SCB với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, ngân hàng SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan. DÙNG NHIỀU CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN “MA” LẬP HỒ SƠ VAY VỐN KHỐNG Kết quả điều tra xác định, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp chỉ đạo hoặc thông qua thân tín chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo thực hiện các thủ đoạn: (1) Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê/nhờ người đứng tên tài sản; (2) Tạo lập hồ sơ vay vốn khống; (3) Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy trình nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” ngân hàng SCB. Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn VTP được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Mặc dù trên hồ sơ thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp nhưng thực tế, việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện. Nếu theo quy trình thông thường thì ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm nhưng thực tế đối với 1.284 khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn VTP còn dư nợ, có 684 khoản vay/tổng số dư nợ 382.879 tỷ đồng (gồm 261.588 tỷ đồng nợ gốc, 121.287 tỷ đồng nợ lãi) chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản. Hơn 1.284 khoản vay nêu trên được đứng tên bởi 875 khách hàng, bao gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân. Hầu hết các pháp nhân vay vốn đều là pháp nhân không có hoạt động thực tế (pháp nhân "ma") do Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng thân cận thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện theo pháp luật, cổ đông thành viên công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tìm địa chỉ đặt trụ sở công ty, chọn ngành nghề kinh doanh… cho phù hợp với yêu cầu rút vốn. Các công ty này thành lập nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Để tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, thuộc cấp của Trương Mỹ Lan đã giao cho một số nhân viên kế toán quản lý, báo cáo thuế, nghe điện thoại theo số đã đăng ký, quản lý con dấu như một công ty đang hoạt động. Danh sách các pháp nhân, cá nhân được giao cho một số nhân viên tại Văn phòng HĐQT Tập đoàn VTP theo dõi, khi cần sử dụng pháp nhân, cá nhân cho các mục đích đứng tên khoản vay/đứng tên tài sản/đứng tên phương án vay vốn/rút tiền của ngân hàng SCB. Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, nhóm Vạn Thịnh Phát đã thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê/sử dụng hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền của ngân hàng SCB.  Thủ đoạn lão luyện ở chỗ, khi “kho” pháp nhân, cá nhân này càng ngày càng phình to vì phải thành lập nhiều pháp nhân, dựng nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC sẽ không có dư nợ tín dụng lớn. Còn nếu sử dụng cá nhân, pháp nhân cũ, khi thực hiện tra soát trên CIC sẽ thấy đứng tên các khoản vay rất lớn, không đủ điều kiện để lập được hồ sơ vay vốn.  Từ đầu năm 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập các đơn vị cho vay thuộc SCB chỉ để phục vụ cho các mục đích giải ngân tiền cho nhóm Trương Mỹ Lan. Những đơn vị này được lãnh đạo Ngân hàng SCB giao giải quyết các khoản vay như các chi nhành, tuy nhiên các đơn vụ đều có đặc điểm khác biệt so với các chi nhánh ngân hàng SCB là: (1) Trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở Ngân hàng SCB; (2) Không có con sấu riêng là sử dụng con dấu của các đơn vị khác khi hoạt động; (3) Không có bộ phận kho quỹ riêng. Theo kết quả điều tra, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Đến nay, các khoản vay này còn nợ hơn 545 ngàn tỷ đồng. Trong đó, hơn 415.666 tỷ đồng là dư nợ gốc và 129.372 tỷ đồng dư nợ lãi. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan. Kết quả điều tra xác định bản chất việc đưa tài sản bảo đảm vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Có nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị gháp lý, không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp nhưng vẫn được định giá, nâng khống giá trị, đưa vào thế chấp tại ngân hàng SCB làm phương án vay. Có 684/1.284 khoản vay chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân. Nhiều khoản vay được giải ngân trước, sau đó mới hợp thức hồ sơ vay và tài sả đảm bảo. Có 201/1.284 khoản vay chưa có phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền. Các bị can tại ngân hàng SCB đều đã khai nhận chỉ ký thủ tục hợp thức, không thực hiện thẩm định, đánh giá lại khoản vay theo quy định pháp luật và quy trình của ngân hàng SCB về việc cho vay. Do vậy, Cơ quan Điều tra cho biết có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền gốc 415.666 tỷ đồng mà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lập hồ sơ vay vốn hợp thức để rút ra khỏi ngân hàng SCB đến nay còn dư nợ không trả được là số tiền mà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của ngân hàng SCB. Nguồn: VnEconomy
Việc thế chấp tài sản là sổ đỏ để vay vốn Ngân hàng hiện nay đang diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Một số khái niệm cơ bản Thứ nhất, về sổ đỏ.  Sổ đỏ là thuật ngữ thông dụng mà người dân sử dụng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến đất, dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không có quy định chính thức về thuật ngữ "sổ đỏ". Thay vào đó, theo quy định của pháp luật đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một văn bản pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu. Thứ hai, về thế chấp sổ đỏ.  Vay thế chấp sổ đỏ là thuật ngữ thông dụng để chỉ hình thức vay tiền mà tài sản được đảm bảo là sổ đỏ đứng tên chính của khách hàng. Điều này có nghĩa là người vay sử dụng quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như một loại tài sản thế chấp để bảo đảm việc trả nợ đối với ngân hàng mà không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng. Ngoài ra, trong trường hợp không thể trả nợ, ngân hàng có quyền tiến hành thu hồi tài sản thế chấp là sổ đỏ để khôi phục số tiền vay. 2. Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không? Tại khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp của bên thế chấp như sau: " Điều 320: Nghĩa vụ của bên thế chấp ... 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này." Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định quyền của bên thế chấp: " Điều 321: Quyền của bên thế chấp ... 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật." Chiếu theo các quy định trên thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sổ đỏ đang được thế chấp tại ngân hàng thì bạn không được phép bán, trường hợp nếu ngân hàng đồng ý để bạn thực hiện giao dịch bán thì bạn mới được phép bán mảnh đất đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng có bán được không?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là như nào? - Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Được biết, 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt có 3 ngân hàng mua bắt buộc (CBBạnk, OceanBank, GPBank và DongA Bank). Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ vấn đề này như sau: 1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt Theo khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định: Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này. 2. 4 trường hợp thực hiện kiểm soát đặc biệt với ngân hàng Trường hợp 1: Ngân hàng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó: - Có nguy cơ mất khả năng chi trả: Là khi ngân hàng thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dung 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục. (Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) - Mất khả năng chi trả: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán. (Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tưu 11/2019/TT-NHNN) - Có nguy cơ mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn cấp 1 của tô chức tín dụng thấp hơn 4%. (Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) - Mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán (Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN) Trường hợp 2: Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiẻm toán gấn nhất. Trường hợp 3: Ngân hàng không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục. Trường hợp 4: Ngân hàng có xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về việc kiểm soát đặc biệt của ngân hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666