Tất cả sản phẩm

Bạn tôi có mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Vừa rồi, tôi có mua lại mảnh đất đó. Nhưng đợt này tôi lại bận đi công tác xa nhà dài ngày. Tôi có thắc mắc là thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng công chứng mua bán đất là bao lâu? Đã ký hợp đồng công chứng mua bán mà chậm sang tên sổ đỏ có bị xử phạt không? - câu hỏi của anh Long (Hà Giang).  Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời bạn như sau: 1.Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất là bao lâu? Theo khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ... 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; ... 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. 7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán đất phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ. 2.Quá thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất có bị xử phạt hành chính không? Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai như sau: Không đăng ký đất đai 1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu. 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Như vậy, nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, riêng đối với tại khu vực đô thị, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì số tiền phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn. 3.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. ... Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là 02 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trại giáo dưỡng là gì? Đối tượng nào thì phải đưa vào trường giáo dưỡng? 1.Trại giáo dưỡng là gì? Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Đưa vào trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng đối với những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. ..." Theo đó, các đối tượng tại quy định trên thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trong thời gian này, người dưới 18 tuổi sẽ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, đọc báo, chơi thể thao, văn nghệ, xem truyền hình… và phải tham gia lao động do trường tổ chức. Khi đó, nhà trường sẽ sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, không bố trí công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho những người này. 3.Các đối tượng nào thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ... 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây: a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? 1.Khi nào thì chứng minh nhân dân hết hạn? Theo tiểu mục 4 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định về số và thời hạn sử dụng của CMND như sau: ĐỐI TƯỢNG CẤP CMND ... 4. Số và thời hạn sử dụng của CMND. CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp. Căn cứ Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. 3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. ….. Theo quy định trên, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết 15 năm kể từ ngày cấp. Và theo quy định, khi chứng minh nhân dân đã hết hạn thì công dân phải đổi sang thẻ Căn cước công dân. 2.Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)…. b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; …. Theo đó, người có chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì đã vi phạm quy định về việc cấp thẻ căn cước công dân. Do đó, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. 3.Thẻ căn cước công dân được cấp mới có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ Luật Căn cước công dân 2014 như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, thẻ căn cước công dân được cấp mới sẽ không có một thời hạn sử dụng cụ thể là bao nhiêu năm phải đổi như chứng minh nhân dân. Mà theo quy định pháp luật thì đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân. Lưu ý rằng: trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xin hỏi là đối với những khiếu nại về quyết định hành chính thì thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định thế nào?  1. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính Tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2014 quy định về trình tự khiếu nại như sau: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì: Người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì: Có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì: Có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 2. Thời hạn giải quyết khiếu nại 2.1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu Tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. 2.2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai Căn cứ Điều 37 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai như sau: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. 3. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. 4. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết Tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2014 quy định khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết: - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; - Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; - Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; - Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; - Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; - Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; - Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; - Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về thời hạn giải quyết khiếu nại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cho mượn xe, người mượn xe gây tai nạn, chủ xe có phải chịu trách nhiệm liên đới không? Trong cuộc sống hàng ngày, thực tế việc cho bạn bè, người thân mượn xe để đi chơi, đi làm,... là chuyện xảy ra khá thường xuyên và phổ biến vậy trong trường hợp người mượn điều khiển xe gây tai nạn thì chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định. Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định cụ thể như sau: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn. 2. Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường. Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường. 3. Cho mượn xe gây tai nạn nghiêm trọng, chủ xe có thể bị đi tù? Nếu cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bản án dân sự khi nào có mới có hiệu lực? Trong trường hợp nào thì bản án dân sự sơ thẩm do Tòa án tuyên có thể được thi hành ngay kể từ thời điểm Tòa tuyên mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại? Trên thực tế có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề  hiệu lực của bản án - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự có hiệu lực khi nào? Đối với bản án dân sự sơ thẩm, căn cứ Khoản 2 Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về kháng cáo, kháng  như sau: 2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, những bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo:  1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Và Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị: 1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Như vậy, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Còn đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Như vậy, tùy vào trường hợp nào thời gian thực hiện kháng cáo, kháng nghị có sự khác nhau theo quy định nêu trên. Kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực ngay ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. 2. Bản án phúc thẩm trong tố tụng dân sự có hiệu lực khi nào? Đối với bản án dân sự giai đoạn phúc thẩm, căn cứ Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015  quy định về bản án phúc  như sau: 6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Theo đó, đối với Bản án phúc thẩm thì bản án sẽ có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. 3. Bản án dân sự sơ thẩm nào được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị? Căn cứ Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những bản, quyết định của tòa án được thi hành: 1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 360 của Bộ luật này; d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công; b) Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Như vậy, bản án dân sự sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị là những bản án về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản như người lao động nữ mang thai hay không? - N.Ngọc (Bắc Kạn) Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời bạn như sau: Người lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản như người lao động nữ mang thai cụ thể: Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng về điều kiện như sau:  1. Điều kiện về đối tượng Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con; 2. Điều kiện về thời gian  Người Lao động nữ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Con trai tôi 16 tuổi, gần 1 tháng trước khi đi chơi cùng với bạn, rồi do xích mích nên đã có xô xát đánh nhau, lại dùng tua vít đâm vào sườn người ta gây thương tích gây ra là 36%. Ban đầu thì bên phía nguời bị hại có làm đơn tố cáo gửi công an. Nhưng sau đó thì bên phía gia đình tôi có đến thăm hỏi, trả tiền viện phí cũng như là đưa một khoản tiền bồi thường thiệt hại thì gia đình họ đã đồng ý rút đơn tố cáo và có trình bày với cơ quan công an tất cả là do hiểu nhầm. Nhưng bên phía công an lại trả lời rằng dù cho phía người bị hại có làm đơn bãi nại thì họ vẫn khởi tố vụ án bình thường. Cho tôi hỏi họ trả lời như thế có đúng quy định của pháp luật không và nếu nạn nhân đã làm đơn bãi nại thì con tôi có bị đi tù không? Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  1.Dùng tua vít đâm vào sườn gây thương tích 36% có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với hình phạt bao nhiêu năm tù? Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc mộ ..." Như vậy, dùng tua vít đâm vào sườn gây thương tích 36% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm. 2.Người mới 16 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích do đánh người gây tỷ lệ thương tích 36% không? Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, do đó em trai anh đủ tuổi đi tù theo quy định pháp luật. 3.Sau khi gia đình đã bồi thường và bên bị hại bãi nại thì phía công an có mang vụ việc cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tích 36% ra khởi tố không? Tại Điều 155 Bộ luật Tố tung hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: - Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. - Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trường hợp này, do tỷ lệ thương tích lên đến 36% rơi vào khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nên cho dù đã bồi thường, và bên bị hại có bãi nại thì vẫn khởi tố bình thường. Việc bồi thường và bãi nại được xem là tình tiết giảm nhẹ. Như vậy, con bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Khắc phục hậu quả rồi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cụ thể là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả (số tiền) thì có bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nhờ Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Luật sư xin chia sẻ tới bạn một vài thông tin sau đây: 1.Căn cứ nào để được miễn trách nhiệm hình sự? Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau: "1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." Người phạm tội được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo một trong những trường hợp nêu trên. 2.Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc đã khắc phục được hậu quả không phải là căn cứ để không truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 3.Người phạm tội đã khắc phục được hậu quả gây ra là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau: Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; ..." Như vậy, theo quy định trên thì việc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt cụ thể. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dùng mạng xã hội để Báo chốt Cảnh sát giao thông khi đang thi hành nhiệm vụ bị xử phạt như thế nào? Hiện nay giới trẻ có rất nhiều hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo,... để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp đã bị công an xử phạt vậy hành vi này bị xử phạt theo tội gì và mức phạt là bao nhiêu - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: ... e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 2. Về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt của hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân: 4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: ... b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì thẩm quyền ban hành xử phạt sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục cấp hộ chiếu trong nước - Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng cho phép người mang nó di chuyển qua nước ngoài. Hộ chiếu có thể được sử dụng để đi du lịch, đi công tác, học tập, kinh doanh, đăng ký kết hôn với người nước ngoài,...v.v. Dưới đây là thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 1. Điều kiện để cá nhân được cấp hộ chiếu trong nước Căn cứ theo Điều 21 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam, những cá nhân thuộc các trường hợp sau không được cấp hộ chiếu trong nước bao gồm: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm bao gồm: + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh + Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài + Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. + Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. + Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. + Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. + Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh cho phép. - Vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trong nước bao gồm: - Hai ảnh mới chụp, không quá 6 tháng, cỡ 4cm x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông nền trắng. - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; - Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu. - 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (mẫu TK01)  3. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2:  Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử trực tiếp nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng) hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có), cụ thể: + Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. + Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Bước 3:  + Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp chưa cấp hộ chiếu phổ thông thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước là 8 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho người cao tuổi đã có giấy tờ cá nhân? Tại việt nam có rất nhiều người cao tuổi vì một lý do nào đó đã có giấy tờ cá nhân nhưng không có giấy khai sinh hoặc gặp vướng mắc về hồ sơ thủ tục, không rõ đâu là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho người cao tuổi - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Điều kiện để người cao tuổi được cấp giấy khai sinh Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch thì 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện sau đây, công dân sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân: - Sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 - Chưa đăng ký khai sinh - Đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân chứng  minh thân nhân Theo đó, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện khai sinh ở Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú khi xuất cảnh. Còn đối với các trường hợp còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Như vậy, người cao tuổi muốn đi đăng ký khai sinh thì phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân gồm những gì? Căn cứ Tiểu mục 17 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký khai sinh lần đầu cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân tại UBND xã gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; Người có yêu cầu đăng ký khai sinh thực hiện việc nộp/xuất trình các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: - Văn bản cam đoan của người yêu cầu về việc chưa được đăng ký khai sinh. - Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân (nếu có). Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến); - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666